Quảng Ngãi: Hơn 1.000 ha đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang
Mới vào đầu mùa nắng nóng nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bỏ hoang, còn vườn, ao nuôi cá của bà con cũng khô cạn.
Một số hồ nước ở xã Đức Phổ gần khô cạn.
Ông Dương Hiển Bình (83 tuổi), trú xã Phổ Cường than vãn: Nắng nóng kéo dài thời gian qua, khiến 5 sào ruộng của gia đình tôi không có nước để sản xuất vụ lúa Hè-Thu. Nguồn thu nhập còn lại của gia đình là 2 ao nuôi cá với diện tích 4 sào mặt nước cũng đã cạn gần trơ đáy. Gia đình tôi đã cải tạo 2 cái ao này để nuôi trồng thủy sản gần 10 năm qua nhưng chưa thấy năm nào cạn trơ đáy như năm 2020. Nếu có nước để nuôi cá thì mỗi năm tôi gia đình tôi cũng kiếm được khoảng 50 triệu đồng. Ruộng bỏ hoang, hồ cá trơ đáy biết mưu sinh gì đây.
Còn ở thị xã Đức Phổ, chị Phạm Thị Thấm, chủ 7 sào ruộng đã chuyển đổi hoàn toàn sang trồng đậu phộng trong vụ Hè-Thu. Những ngày này, chị Thấm dùng ống dẫn nước từ cống xuống ruộng để tưới đậu. Gặp chúng tôi ngay tại cánh đồng, chị giải bày: “Nếu tình trạng nắng nóng vẫn kéo dài thì 7 sào đậu phộng của gia đình tôi sẽ chết khô, coi như mất trắng vụ này.”
Ông Võ Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Cường cho biết: Tại địa phương có 3 hồ nước để đảm bảo tưới nước cho khoảng 95 ha Vụ lúa Hè-Thu, trong đó có khoảng 50 ha trồng lúa, một số chuyển đổi qua cây hoa màu, còn lại 700ha hoàn toàn phải bỏ hoang. Ông Cường cũng cho rằng, đến thời điểm hiện nay, các sông, suối trên địa bàn xã Phổ Cường gần như đã cạn kiệt, về nguồn nước cho gia súc, gia cầm thì hiện nay từng gia đình phải tự lo, nếu nắng nóng kéo dài hết tháng 5/2020, trời không có mưa thì phải xin nguồn nước từ hồ Liên Sơn xả xuống sông, suối địa phương để gia súc, gia cầm uống. Về nguồn nước sinh hoạt của người dân, xã đã kiến nghị các ngành thẩm quyền hỗ trợ kinh phí để đóng các giếng khoan phục vụ cộng đồng. Năm 2019 xã Phổ Cường đã đóng cho bà con trên địa bàn 2 cái giếng khoan, độ sâu khoảng 80 mét trở lên và người dân tự đóng hơn 10 cái nhưng nguồn nước sinh hoạt nhưng vẫn thiếu.
Video đang HOT
Ông Bình ngồi cắt rau muống ở cái ao trơ đáy của gia đình mình.
Ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng phòng NN&PTNT thị xã Đức Phổ cho biết, địa phương đã xây dựng kế hoạch vụ sản xuất lúa Hè-Thu năm 2020. Theo đó, trên địa bàn thị xã Đức Phổ khoảng 4.800 ha. Thế nhưng qua khảo sát nguồn nước thì các hồ đập trên địa bàn thị xã không đảm bảo do nắng hạn kéo dài. Phòng NN&PTNT huyện đã tham mưu cho UBND thị xã Đức Phổ chỉ đạo cho các xã Phổ Cường, Phổ Vinh, Phổ Minh khảo sát lại nguồn nước để xây dựng kế hoạch lại thì diện tích bị khô hạn có khoảng 1.500 ha (trong đó chuyển đổi cây trồng hoa màu khoảng 300 ha), còn lại hơn 1.000 ha bị bỏ hoang và khoảng 3.500 ha sản xuất vụ lúa vụ này nhưng khả năng sẽ giảm diện tích nữa vì do nắng nóng kéo dài”.
Trước sự việc này, ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Từ đầu năm 2020 đến nay trên địa bàn tỉnh ít có mưa, dung lượng nước hồ chứa trên địa bàn còn khoảng 60%. Do đó, các huyện phía nam của tỉnh Quảng Ngãi như huyện Đức Phổ khả năng lượng nước tưới vụ Hè-Thu sẽ thiếu nhiều. Công ty khai thác công trình thủy lợi của tỉnh đã làm việc cụ thể với các Hợp tác xã ở các huyện để chốt lại diện tích cần sản xuất, gieo trồng”.
Về biện pháp trước mắt, ông Văn cho hay: “Nhanh chóng duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, chống thất thoát nước phục vụ vụ Hè-Thu sắp tới. Còn những vùng không có nước tuyệt đối không sản xuất, vùng có nước mà thiếu sẽ chuyển đổi qua trồng hoa màu. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản trình xin Trung ương vào giữa tháng 4/2020 về phân bổ nguồn kinh phí 100 tỷ đồng để lo phòng, chống hạn”.
Không thể "xóa sổ" muối Sa Huỳnh
Nghề muối là nghề truyền thống của địa phương, hạt muối Sa Huỳnh gắn với nhiều yếu tố về lịch sử, văn hóa, do đó không thể "xóa sổ".
Làng muối Sa Huỳnh nằm ở cực Nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, cách thị trung tâm TP Quảng Ngãi chừng 60km. Muối Sa Huỳnh được xếp vào loại quy mô và nổi tiếng bậc nhất ở dải đất miền Trung. Thế nhưng nhiều năm qua, hạt muối ở vùng đất này vẫn long đong, không có đầu ra ổn định.
Năm 2020, giá muối tiếp tục tụt dốc thê thảm khiến bà con diêm dân "quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" ở vựa muối Sa Huỳnh nặng trĩu âu lo.
"Làm muối rất vất vả, tuy nhiên với giá bán 600 đồng/kg như hiện nay thì quá bèo bọt. Nhiều người đã phải bỏ nghề hoặc tạm ngưng làm muối", bà Nguyễn Thị Lệ thở dài.
Ông Giã Tấn Tàu - Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho hay, phường hiện có hơn 300 hộ dân đang sống nhờ nghề làm muối với sản lượng hằng năm dao động từ 8 - 9 nghìn tấn. 2 năm nay, giá muối giảm mạnh khiến diêm dân lao đao, không ít hộ đã chuyển sang làm nghề khác.
Theo ông Tàu, những năm trước, giá muối có thời điểm chạm ngưỡng 1.000 đồng/kg. Nhờ vậy, diêm dân rất phấn khởi và yên tâm bám trụ với nghề. Đặc biệt, năm 2006, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhà máy tiêu thụ muối nằm bên rìa cánh đồng muối Sa Huỳnh nên bà con rất kỳ vọng không phải lo đầu ra.
"Tuy nhiên, cách đây 10 năm, nhà máy này đóng cửa do hoạt động không hiệu quả. Từ đó đến nay, diêm dân vẫn tự bán muối cho tư thương. UBND phường đã đề nghị các cấp tìm hướng giải quyết đầu ra cho diêm dân, đồng thời tìm kiếm các công ty thu mua muối nhưng hiện vẫn không có đơn vị nào đứng ra làm đầu mối tiêu thụ", ông Tàu nói.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ thẳng thắn: "Nghề muối là nghề truyền thống của địa phương, hạt muối Sa Huỳnh gắn với nhiều yếu tố về lịch sử, văn hóa, do đó dù thế nào cũng không thể xóa sổ.Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay, có đến gần 50% diện tích làm muối bị bỏ không, số người làm nghề cũng còn rất ít, chủ yếu là người lớn tuổi, do đó cần phải có sự thay đổi cho phù hợp, không thể để lãng phí quỹ đất, trong khi đó nông dân lại không có thu nhập".
Làm muối là nghề truyền thống của địa phương.
Theo ông Vương, ngành chuyên môn đã tính đến việc quy hoạch lại vùng muối, vùng nào tiếp tục làm muối, vùng nào dùng làm việc khác.
"Vùng nào không có hạ tầng đồng bộ, xa đường, chất đất không còn hiệu quả thì sẽ nghỉ làm muối. Sẽ quy hoạch vùng muối còn khoảng 40 - 50ha, sau đó đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để phục vụ việc làm muối như đường sá, sân phơi...", ông Vương nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, khi quy hoạch lại vùng muối cũng tính đến phương án ngoài việc sản xuất muối phục vụ tiêu dùng, công nghiệp thì còn kết hợp du lịch trải nghiệm. Trong định hướng sẽ kết nối đồng muối với làng Gò Cỏ, từ đó duy trì và phát huy truyền thống văn hóa Sa Huỳnh.
"Hiện đang xin chủ trương về việc này, chắc chắn phải làm cho đồng muối phát triển hơn", ông Vương khẳng định.
Mưa tầm tã buổi sáng sớm, dân TP.HCM đỡ ngột ngạt Cơn mưa trắng trời khắp nhiều quận, huyện sáng sớm nay (16-5) khiến người dân thành phố cảm thấy mát mẻ, đỡ ngột ngạt hơn sau nhiều ngày nắng nóng kéo dài. Mưa khắp nhiều quận, huyện tại TP.HCM như: Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 8, quận 4... Mưa trắng trời tại quận Bình Thạnh sáng sớm nay. Ảnh: NGUYỄN TRÀ Sấm bắt...