Quảng Ngãi: Hiệu quả từ đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Sáng 29.11, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Qua 4 năm triển khai Đề án 1956, toàn tỉnh có 21.290 lao động được đào tạo. Trong đó có 80% lao động sau đào tạo được nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm, có việc làm mới và tham gia xuất khẩu lao động.
ảnh minh họa
Riêng trong năm 2013, Sở đã tổ chức nhân rộng các mô hình thí điểm dạy nghề cho 1.124 lao động nông thôn với các nghề: Thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư, trồng rau an toàn, trồng lúa năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm và may công nghiệp…
Năm 2014, Sở có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về Đề án 1956 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Video đang HOT
Theo Laodong
Lớp học nghề giống như đối phó, chỉ để giải ngân
"Đào tạo nghề xong, người lao động không biết dùng để làm gì", trong khi "nhiều nơi người ta cử thanh niên nông thôn đi học nghề cốt là để nhận tiền ăn rồi về, bởi vậy hiệu quả kém" - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục TNTN và nhi đồng của QH Đào Trọng Thi trao đổi về Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Lao động nông thôn cần được đào tạo các ngành nghề là thế mạnh địa phương.
- Sau một năm thực hiện, liệu đã có thể đánh giá ban đầu về "Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", thưa ông?
- Mục tiêu của chương trình rất rõ ràng là đào tạo trực tiếp cho thanh niên ở nông thôn và để họ lao động trực tiếp tại địa phương, tức là phải khai thác chính các ngành nghề địa phương và cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ phát triển lao động và tạo ra những sản phẩm liên quan đến thế mạnh của làng quê.
Mục tiêu thì rất rõ ràng, cụ thể và thực tế, nhưng chúng ta có những khó khăn. Nhiều khi chúng ta cung cấp chương trình các lớp tập huấn nghề hoàn toàn không bám sát vào thực tiễn với ngành nghề địa phương, cho nên khi đào tạo nghề xong, người lao động không biết dùng để làm gì. Các chương trình nội dung trong đào tạo nghề cũng không được chuẩn bị kỹ, tổ chức lớp học đôi khi còn mang tính chất đối phó, hình thức và mang tính chất để giải ngân mà không được kiểm soát, giám sát và tổ chức một cách nghiêm túc. Nhiều nơi, người ta cử thanh niên nông thôn đi học nghề cốt là để nhận tiền ăn rồi về, bởi vậy hiệu quả kém.
Tôi cho rằng có sự lãng phí, cả tiền của Nhà nước, cả thời gian của người lao động và không khéo tạo ra một môi trường xấu, một cái gọi là cái nền nếp kỷ cương không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.
- Ông nhìn nhận thế nào về mục tiêu sẽ có 40% lao động nông thôn có nghề năm 2015 và 50% vào năm 2020?
- Mục tiêu như vậy tôi cho rằng kỳ vọng hơi cao. Tại sao cứ cố đặt một mục tiêu hình thức khi có những khiếm khuyết lớn của chương trình. Hơn nữa, khó nói là lấy tiêu chí gì để đánh giá. Chương trình này khác với chuyện đào tạo một người lao động có một nghề để đi làm việc, vì đây là tập huấn để lao động thành thạo chính cái nghề họ đã có. Câu hỏi đặt ra là tiêu chí nào thể hiện họ được đào tạo nghề và để chứng nhận họ đã qua một chương trình đào tạo?
Hơn nữa, có cách gì để đánh giá một cách nghiêm túc là có bao nhiêu người tìm được việc làm, có khi họ lại làm chính cái việc trước đó họ đã có, thì làm sao có thể biết được là tác động của lớp học này có hay là không. Đặt ra chỉ tiêu nhưng tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức nói tóm lại là không rõ ràng, chỉ tiêu ấy muốn bao nhiêu cũng có thể lý giải được, bởi vậy rất khó đánh giá kết quả thực hiện.
- Theo ông, cần làm phải làm thế nào để việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn - đặc biệt là thanh niên nông thôn cũng như đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số - được hiệu quả và họ có thể tìm được việc làm sau khi được đào tạo nghề?
- Tôi nghĩ cần phải tính thật kỹ và không nên chạy theo các chỉ tiêu mang tính số lượng và hình thức, mà phải làm một cách nghiêm túc, hiệu quả. Có thể chậm về thời gian ban đầu, nhưng khi vào nền nếp rồi, khi triển khai sẽ đạt được hiệu quả và quy mô của dự án có thể được nâng lên. Theo tôi, cách đầu tiên là đi chậm nhưng chắc, làm một cách chắc chắn, có hiệu quả thực sự và nghiêm túc.
Đối với việc đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số thì thể hiện rõ nét hơn vì quy mô hẹp hơn, địa bàn cũng vậy, số nghề phù hợp với đời sống của bà con dân tộc thiểu số lại càng ít hơn nữa. Nhưng tôi phải nói thật là khi trình độ phát triển của bà con đang ở mức thấp thì thực ra việc đào tạo nghề là không có nhu cầu, khi người ta còn đang làm theo những kinh nghiệm và thói quen của họ.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Laodong
Hà Nội: Mức phạt hành chính sẽ cao gấp 2 lần nơi khác " Bắt đầu từ đầu tháng 7, cá nhân, tổ chức bị xử phạt, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Mức phạt hành chính ở Thủ đô sẽ cao gấp 2 lần các nơi khác; Tăng thời gian đào tạo...