Quảng Ngãi: Ham nuôi loài nhìn ghê, bán giống 5-7 triệu/con
Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi), đang làm việc tại Văn phòng Huyện ủy Minh Long ( Quảng Ngãi) vốn học chuyên ngành công nghệ thông tin, nhưng lại rất yêu thiên nhiên và các loài động vật, nên Tuấn đã đầu tư trang trại nuôi chồn trong vườn nhà.
Năm 2013, anh Tuấn đầu tư khoảng 40 triệu đồng để vào TP.Hồ Chí Minh mua một cặp chồn cây ( chồn mốc) sắp bước vào thời kỳ sinh sản để về làm giống. Sau một năm chăm sóc, cặp chồn giống đẻ ra được 2 con (1 đực, 1 cái), đến năm thứ 3 tiếp tục đẻ được 9 con, anh giữ hết để nuôi giống và mua thêm con giống đực đủ để nhân thành đàn chồn 15 con.
Anh Nguyễn Văn Tuấn chăm sóc chồn nuôi.
Cách làm chuồng nuôi chồn của anh Tuấn khá đơn giản, anh xây một dãy chuồng hình chữ L, rộng 4m, dài 24m, chia thành 36 ngăn. Mỗi ngăn rộng 1,2m, cao 1,5m, bên trong có “gác” lửng và 2 mặt dùng lưới sắt ô mắt cáo, sân rộng khoảng 1,2m, dài 24m để chồn chạy nhảy.
Anh Tuấn cho biết, hiện tại anh đang nuôi 2 loại chồn (chồn cây và chồn hương). Thức ăn chính cho đàn chồn cây, chồn hương là cháo cá tươi tổng hợp (kể cả cá biển và cá đồng), cho chồn ăn vào buổi tối. Bữa phụ có thể cho ăn nhiều lần trong ngày, bằng các loại trái cây (chủ yếu là chuối chín, ổi…) và cho ăn thêm một số loại lá cây, cỏ mềm để chữa bệnh đường ruột và giun sán.
Theo kinh nghiệm nuôi chồn của anh Tuấn, thông thường, chồn hương, chồn mốc nuôi từ 6-8 tháng sẽ đạt trọng lượng khoảng 3kg. Sau 2 năm tuổi, chồn bắt đầu sinh sản, cứ 6 tháng đẻ một lứa, bình quân mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 con. Giá thịt chồn thương phẩm hiện nay khoảng 1,5 triệu đồng/kg; còn con giống thì giá cao hơn nhiều, khoảng 5-7 triệu đồng/con.
Video đang HOT
Sau 3 năm nuôi, đàn chồn của anh Tuấn phát triển lên 15 con và đang nuôi làm giống, trị giá hơn 150 triệu đồng. Với những thành công đó, năm 2016, khi HTX Nông Lâm nghiệp Đoàn Kết (Minh Long) được thành lập, anh đã tự nguyện gia nhập vào HTX với tư cách là một thành viên và đóng góp tất cả đàn chồn và chuồng trại, để lập thành một trang trại chăn nuôi chồn của HTX, do chính anh phụ trách.
Nhờ được HTX đầu tư vốn, mở rộng trang trại, nên đến nay trang trại đã phát triển lên tới 30 con chồn giống trên 2 năm tuổi và đang bước vào thời kỳ sinh sản, trong đó có 18 con chồn hương. Dự kiến năm 2019, đàn chồn sẽ phát triển lên tới 70-80 con và đến năm 2020 sẽ lên tới 200 con. Khi đó, HTX mới bắt đầu bán chồn thương phẩm và chồn giống ra thị trường.
Theo Nguyễn Khâm (Báo Quảng Ngãi)
Về hưu nuôi chồn hương cho ăn chuối chín, bán giá 5 triệu đồng/cặp
Nuôi chồn hương đem lại lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/năm cho gia đình bà Nguyễn Thị Cậy (62 tuổi; ngụ phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Bà Cậy cho biết lúc trước bà làm việc cho một công ty thủy sản ở Cần Thơ. Sau khi nghỉ hưu, bà cải tạo lại mảnh đất sau nhà để nuôi cá nhưng hiệu quả không cao vì giá cá trên thị trường bấp bênh.
Bài Cậy chăm sóc những con chồn hương của mình.
Trước đó, bà được con trai gợi ý nên chuyển sang nuôi chồn hương vì nhu cầu của thị trường lớn và giá chồn cao. Bà Cậy tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, cách chăm sóc chồn qua báo, đài và một người quen. Vào năm 2015, bà mạnh dạn bỏ ra 70 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại rồi mua 18 con chồn giống trưởng thành từ Bình Dương về nuôi.
Chồn giống 2 tháng tuổi được bà bán ra thị trường với giá 5 triệu đồng/cặp.
Trừ năm đầu lợi nhuận không nhiều do chi phí đầu tư ban đầu, những năm sau gia đình bà Cậy có nguồn thu nhập vài trăm triệu/năm. "Trải qua những thăng trầm trong chăn nuôi nên tôi thấu hiểu chồn hương rất có tiềm năng để phát triển kinh tế, qua đó giúp ổn định cuộc sống gia đình", bà Cậy tâm sự.
Hiện, gia đình bà Cậy có 42 con chồn hương lớn nhỏ các loại, trong đó có 24 con chồn bố mẹ. Chồn giống 2 tháng tuổi được bà bán ra thị trường với giá 5 triệu đồng/cặp. Nhu cầu mua con giống là rất lớn nên bà Cậy không đủ chồn con để cung ứng ra thị trường.
Chuối chín là thức ăn khoái khẩu của chồn.
Thông thường, thời gian mang thai của chồn hương thường kéo dài từ 60 - 65 ngày và mỗi năm chồn mẹ chỉ sinh sản được 2-3 lần, mỗi lần sinh từ 1-4 con. Thức ăn của chồn chủ yếu là chuối chín, phổi heo, thịt heo, đầu gà, chuột... làm sạch rồi sau đó luộc chín để làm thức ăn cho chồn.
"Tuy nuôi thuần nhưng chồn vẫn mang bản tính hoang dã, tôi tách chồn ra từng chuồng để hạn chế cắn nhau", bà Cậy chi sẻ.
Chồn dễ nuôi, ít công chăm sóc, sức đề kháng tốt... Bà Cậy còn tận dụng việc bẫy chuộc quanh nhà để làm thức ăn cho chồn nên chi phí đầu tư thấp. Chỉ với 24 con chồn hương bố mẹ nhưng giúp bà Cậy thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Bà Cậy hồ hởi nói: "Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi chồn hương tích lũy được trong quá trình nuôi cho mọi người khi có nhu cầu học cách nuôi. Dự định trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích và tăng dần số lượng chồn bố mẹ để có nhiều chồn con bán ra thị trường".
Theo Vân Du (nld)
Trừ lương giáo viên để mở rộng nghĩa trang liệt sĩ: Xã nói có, huyện bác bỏ (?) Về thông tin trừ lương giáo viên để mở rộng nghĩa trang liệt sĩ, Chủ tịch xã nói đã báo cáo chủ trương với lãnh đạo huyện Đức Phổ. tuy nhiên khi làm việc với PV Dân Việt, Chủ tịch UBND huyện này lập tức bốc máy gọi điện "chấn chỉnh" cấp dưới và cho biết "không xin lỗi sẽ kỷ luật nặng"....