Quảng Ngãi: Hãi hùng lợn chết nổi lềnh bềnh trên sông, kênh mương
Thay vì chôn lấp và sử dụng các hình thức tiêu hủy khác, tại nhiều nơi khi lợn (heo) nuôi chết, người dân lại chờ đêm tối để lén mang ra vứt xuống sông, kênh mương… Tình trạng này không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mà còn khiến nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lây lan khắp nơi.
Qua quan sát trên đoạn sông Thoa đi qua khu dân cư số 1, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, phóng viên nhận thấy có vô số xác lợn chết được vứt bỏ khắp nơi. Ngoài một số xác lợn chết đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lợn chết còn được bỏ vào bao vứt ở bờ cát, bụi cỏ dại… Nhiều xác lợn đang trong giai đoạn phân hủy bốc mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bu kín…
Lợn chết vứt bừa bãi ở nhiều nơi…
Trò chuyện với PV, ông Nguyễn Văn Nga, người dân ở gần khu vực bức xúc nói: “Tình trạng vứt xác lợn chết trên sông Thoa xuất hiện đã hơn một tuần nay. Thay vì chôn lấp và sử dụng các hình thức tiêu hủy khác, một số hộ có lợn chết thiếu ý thức lại chờ đến khi trời tối rồi mang vứt ra sông, bờ cát”.
Tương tự trên tuyến kênh Thạch Nham N8, đoạn giáp ranh giữa xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành và xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức cũng xuất hiện tình trạng này. Xác lợn chết bị dòng nước đẩy vào mắc kẹt ven bờ kênh, bốc mùi hôi thối khủng khiếp.
Sự vô ý thức trên của một số người dân không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mà còn làm nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành tại 8 huyện, thành của tỉnh Quảng Ngãi bùng phát mạnh hơn.
Video đang HOT
Nhiều xác lợn đang trong giai đoạn phân hủy bốc mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bu kín…
Ông Ngô Hữu Hạ – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y – Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Mặc dù thời gian qua cơ quan thú y và các ngành địa phương liên tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuyệt đối không vứt xác lợn chết ra môi trường, đặc biệt là trong thời điểm dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát, lây lan rộng như hiện nay. Tuy nhiên, một số người dân thiếu ý thức vẫn vứt xác lợn chết ra kênh, sông”.
Tình trạng vứt lợn chết bừa bãi ra môi trường đẩy nguy cơ dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành trong tỉnh bùng phát mạnh hơn.
Ông Hạ cho biết, ngoài việc phối hợp với chính quyền huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức để xử lý tình trạng trên, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền cho người dân…, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã chỉ đạo nhân viên thú y trực thuộc ở các địa phương thu gom xác lợn chết, sử dụng hóa chất xử lý và chôn lấp tại chỗ, không di chuyển đi xa để giảm thiểu nguy cơ phát tán dịch bệnh ra khu vực xung quanh.
Lực lượng thú y đang xử lý số lợn bị dịch bệnh
Được biết tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 73 thôn/ 8 huyện, thành phố với 3.045 con/140 tấn bị nhiễm bệnh và đã được tiêu hủy. Theo đó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã xuất ứng 13.000 lít hóa chất để xử lý vệ sinh và môi trường vùng dịch.
Theo Danviet
Gái má hồng nuôi loài chết sớm trong hồ xi măng, thu 15 triệu/tháng
Chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn đầu tư thâm canh giống vật nuôi dân dã, chị Đào Thị Xuân Hương, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã thành công với mô hình nuôi dế than đặc sản tại nhà đem lại nguồn thu nhập cao. Dế là loài côn trùng có vòng đời ngắn, chỉ sống được không quá 3 tháng.
Những chiếc hồ xi măng nuôi hế than tại nhà của chị Hương được xây theo hình hộp chữ nhật có chiều dài 2 mét, rộng 1 mét, cao 0,8 mét, dưới đáy đặt từ 2 đến 3 lớp xốp có hình dạng tổ ong để cho dế có nơi trú ngụ.
Nguồn thức ăn cho dế than chủ yếu là các loại thực vật có sẵn ở vùng nông thôn như lá mì, cỏ voi, rau muống và phụ thêm một ít cám tổng hợp lúc dế còn nhỏ.
Chị Hương (phải) giới thiệu về mô hình nuôi dế than tại gia đình.
Thời gian thả nuôi dế trong vòng 1,5 tháng, bình quân mỗi hồ cho thu hoạch 15 kg, sau khi sơ chế được chị Hương bán với giá 200 đồng/kg thành phẩm.
Cùng với nuôi dế thịt, chị Hương còn chịu khó tìm hiểu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tạo môi trường phù hợp cho dế sinh sản, nhằm chủ động nguồn con giống, chuẩn bị cho việc đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi và nhân đàn, thay vì phải đặt mua con giống ở các tỉnh phía Bắc như trước đây.
Chị Hương chia sẻ: Tôi lựa chọn đầu tư mô hình nuôi dế than cách đây một năm.Thời gian đầu, tôi phải liên hệ đặt mua con giống của một trang trại ở tận Hà Nội, giá khá cao. Sau khi nuôi được một thời gian, hiểu được tập tính, chu kỳ sinh sản của dế và tìm tòi thêm qua mạng Internet, tôi lựa chọn những con dế to, khỏe tách riêng để cho chúng sinh sản. Nhờ vậy mà tôi chủ động hoàn toàn về con giống, chi phí đầu tư cũng giảm so với trước.
Hiện tại với 26 hồ thả nuôi dế than theo hình thức gối đầu, chị Hương thu về từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Trong đó khoản lợi nhuận chiếm đến 80%.
Ngoài ra ở thời điểm thu hoạch, trại nuôi dế than của chị Hương còn giúp cho một số chị em phụ nữ trong vùng có thêm việc làm, với mức thu nhập bình quân 150 nghìn đồng/người/ngày.
Năng động, nhạy bén tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình bằng mô hình nuôi dế than tại nhà, chị Đào Thị Xuân Hương, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" và được Hội LHPN huyện Nghĩa Hành vinh danh "Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2019".
Theo Danviet
Người mẹ nặng vỏn vẹn 20kg sinh bé Kỳ Tích nặng 1,9kg giờ ra sao? Dẫu chuẩn bị sẵn tâm lý Cẩm sẽ ra đi nhưng vợ chồng bà Thu vẫn không thể chấp nhận hiện thực. Thời gian đầu bà giống như người mất hồn, lúc nào cũng nghĩ đến con gái bạc mệnh. Cách đây gần 1 năm, câu chuyện người mẹ nặng vỏn vẹn 20 kg vượt "cửa tử", giành giật sự sống cho con...