Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và 1 trường hợp tử vong: Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H’ding, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua.
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhi Đinh Văn N. (7 tuổi, ngụ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) mắc bệnh bạch hầu. Từ đầu năm 2019 đến nay, Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và một trường hợp tử vong.
Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H’ding, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua. Đáng chú ý là sau đó, có 11 người lên cơn sốt phải nhập viện điều trị sau khi đến dự đám tang của bé.
Đến ngày 1/9, cơ quan chức năng phát hiện thêm 3 trường hợp khác cũng nhiễm bệnh bạch hầu. Sau đó, lo sợ ổ dịch bùng phát ảnh hưởng đến tính mạng, nhiều người dân tại địa phương xuất hiện bệnh cuống cuồng tìm mua thuốc phòng bạch hầu.
Vậy, bệnh bạch hầu là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Bệnh lây truyền qua con đường nào?
Bệnh bạch hầu là gì mà nguy hiểm đến thế?
Bệnh bạch hầu (tiếng Anh: diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheria – gây ra.
Bệnh được Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Một số tài liệu cũng gợi ý đến sự hoành hành của bệnh bạch hầu ở Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884, và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.
Video đang HOT
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên (Corynebacterium diphtheria).
Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường:
- Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
- Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…
- Dùng chung đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.
Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần – ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Theo Helino
Vụ em bé tử vong do bệnh bạch hầu: Nhập khẩn 10.000 cơ số thuốc
Sau khi em bé tử vong phát hiện do bệnh bạch hầu, ngành y tế đã tổ chức cách ly ổ dịch, nhập khẩn 10.000 cơ số thuốc để phòng ngừa, điều trị bệnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Nguời Lao Động sáng 1-9, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết ngành y tế vẫn đang khẩn trương dập ổ dịch bạch hầu tại buôn H'Ring, xã Ea H'Đing, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk. "Tôi đang tiếp tục xuống ổ dịch để chỉ đạo cấp phát thuốc cho người dân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không cho lây lan" - bác sĩ Nay Phi La cho biết thêm.
Lực lượng chức năng vào vùng có ổ dịch
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, ổ dịch xuất phát từ buôn H'Ring - nơi người đồng bào dân tộc Xê Đăng sinh sống, xưa giờ người dân ở đây không thực hiện việc tiêm chủng. Chính quyền địa phương và ngành y tế đã cắm bảng cảnh báo ổ dịch, hạn chế người đi vào để bao vây ổ dịch. Đồng thời, động viên những người có uy tín trong buôn đề nghị tuyên truyền cho người dân hiểu để uống thuốc phòng bệnh và tiêm chủng đầy đủ. "Ngành y tế cũng đã nhập gấp 10.000 cơ số thuốc để phát cho người dân uống phòng chống dịch" - ông Nay Phi La nói.
Ổ dịch xuất phát từ buôn H'Ring, nơi người dân không tiêm chủng
Cũng theo ông Nay Phi La, đối với 11 người trong buôn được đưa tới Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hiện có 3 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Ngành y tế đã cách ly tuyệt đối, chăm lo hết toàn bộ từ vật dụng sinh hoạt đến việc ăn uống.
Trước đó, trưa 29-8, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân H'Si Yan (SN 2013, ngụ buôn H'Ring) trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thở khò khè, họng có nhiều giả hạc trắng, bóc ra thì máu chảy. Đến 14 giờ 30 phút cùng ngày, bệnh nhân chuyển nặng, tiên lượng xấu, theo dõi bạch hầu. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, bệnh nhân lên cơn khó thở, phản xạ kém, chẩn đoán bạch hầu thanh quản, suy hô hấp cấp độ 4. Đến rạng sáng 30-8, bệnh nhân tử vong.
Khu vực cách ly ổ dịch
Như đã phản ánh, sau khi bệnh nhân được đưa về nhà lo hậu sự, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã xuống thực hiện việc cách ly, sát trùng khu vực xung quanh và khoanh vùng ổ dịch. Đồng thời, đưa xe chở tổng cộng 11 người lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để kiểm tra thì phát hiện thêm 3 người dương tính với bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc với các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Tỉ lệ tử vong của loại bệnh này khoảng 5% - 10%.
Cao Nguyên
Theo nguoilaodong
Một em bé tử vong do bệnh bạch hầu, nhiều người bị lây bệnh Sau khi em bé 5 tuổi tử vong do bệnh bạch hầu, nhiều người dân đã được đưa lên bệnh viện điều trị. Trao đổi với phóng viên Báo Nguời Lao Động chiều 31-8, ông Trần Mình Đạo, Phó chủ tịch UBND xã Ea Hding, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ 1 em bé...