Quảng Ngãi di dời hơn 2.500 dân trong đêm, miền núi sạt lở chia cắt
Toàn tỉnh Quảng Ngãi lượng mưa rất to từ 330mm đến 550mm, sạt lở ở miền núi và ngập lụt ở hạ du xảy ra. Trong đêm, chính quyền đang di dời dân.
Huyện Bình Sơn đang khẩn cấp di dời dân trong đêm – Ảnh: T.M.
Tối 23-10, mưa rất lớn từ 330mm đến 550mm khiến Quảng Ngãi ngập sâu và sạt lở diễn biến phức tạp. Chính quyền Quảng Ngãi đang xuyên đêm ứng phó với lũ được cảnh báo sẽ rất lớn.
Đến thời điểm hiện tại, chính quyền Quảng Ngãi đang khẩn trương di dời hơn 2.500 dân. Trong đó người dân dọc hạ lưu sông Trà Bồng chiếm tỉ lệ khoảng 95%. Hiện tại nước sông Trà Bồng đã trên mức báo động 3.
Các sông Trà Khúc, Trà Câu, sông Vệ lũ cũng lên nhanh và đạt trên báo động 3. Đài khí tượng thủy văn Quảng Ngãi phát đi cảnh báo ngập sâu và sạt lở ở mức nguy cơ cao, đề nghị chính quyền Quảng Ngãi chủ động ứng phó.
Đến tối 23-10, nhiều hồ chứa nước lớn nhất ở tỉnh Quảng Ngãi đã đạt dung tích. Chỉ hai hồ chứa lớn nhất Quảng Ngãi là Nước Trong và Đăk Đrinh vẫn chưa đạt cao trình.
Ngoài ra, nhiều quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Ngãi bị ngập lụt. 3 quốc lộ 1, 24 và 24B đang bị nước lũ nhận chìm ở nhiều điểm.
Sạt lở nghiêm trọng tuyến đường đèo Eo Chim đi Trà Nham cô lập hơn 2.200 dân – Ảnh: T.M.
Tỉnh lộ có 6 tuyến ngập sâu gồm Châu Ổ – Sa Kỳ, ĐT.622B; ĐT.622C; ĐT.624 ĐT.627B; Dung Quất – Sa Huỳnh.
Hiện tại nước đang lên nhanh ở thị xã Đức Phổ, TP Quảng Ngãi và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, cô lập nhiều khu dân cư. Mức ngập từ 0,5m đến 1m.
Video đang HOT
Quảng Ngãi đang sơ tán hơn 800 hộ dân với khoảng 2.500 khẩu trong vùng bị ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn. Trong đó huyện Trà Bồng 95 khẩu, huyện Trà Bồng hơn 2.400 khẩu.
Ở khu vực hạ lưu sông Trà Bồng, nước lên rất nhanh, chính quyền địa phương đang huy động lực lượng di tản người dân đến nơi an toàn. Ông Lương Kim Sơn, bí thư huyện Bình Sơn, cho biết: “Hiện lực lượng cứu hộ đang di dời người dân vùng ngập sâu hạ lưu sông Trà Bồng để ứng phó với lũ được dự báo là lớn. Huyện đã lên phương án và sẵn sàng di dời dân khi cần”.
Còn tại miền núi, các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ sạt lở bủa vây khắp nơi. Nặng nhất là tuyến đường từ đèo Eo Chim đi xã Trà Nham (huyện Trà Bồng) sạt lở dài khoảng 200m đường. Hơn 2.200 người bị cô lập.
TP Quảng Ngãi ngập sâu, nhiều xe ôtô chết máy – Ảnh: RÂU CAMERA
Dự án gần 700 tỉ đồng 7 năm chưa hoàn thành, 'đụng đâu sai đó'
Dự án kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng, Quảng Ngãi sau 7 năm vẫn chưa hoàn thành. Kết quả thanh tra cho thấy dự án 'đụng đâu sai đó.
Ông Đặng Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (thứ 2 từ trái qua), kiểm tra dự án Cà Ninh và tính giải pháp tình thế - Ảnh: TRẦN MAI
Chiều 23-10, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết ông Đặng Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh - đã ký ban hành kết luận thanh tra "Dự án kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng phục vụ Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn giai đoạn 1" (dự án Cà Ninh) chỉ rõ nhiều sai phạm.
Chậm tiến độ
Dù đã điều chỉnh thời gian hoàn thành vào năm 2020 nhưng đến nay, nhiều hạng mục của dự án Cà Ninh thuộc Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn còn dở dang.
Dự án được chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt vào tháng 10-2014 với tổng mức đầu tư hơn 695,5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, do Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư.
Quy mô của dự án là xây dựng mới hoàn toàn các hạng mục gồm: tuyến kè chống sạt lở; tuyến đường ven kè; san lấp mặt bằng 60,7ha; đường giao thông với 5 tuyến chính và 45 tuyến nhánh; hạ tầng kỹ thuật và 1.077 lô tái định cư.
Sau 7 năm, khu tái định cư với hơn 1.000 lô vẫn chưa hoàn thành, các hạng mục hoàn thành đã xuống cấp, hư hỏng - Ảnh: TRẦN MAI
Đến nay, đã bố trí 583 tỉ đồng/695 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất hạng mục kè chống sạt lở và tuyến đường ven kè đã hoàn thành, các hạng mục còn lại thi công dở dang, chậm tiến độ.
Ngoài ra, khi lập dự án, thiết kế cơ sở, đơn vị thiết kế đưa ra các giải pháp xử lý nền đất yếu, kết cấu áo đường, hệ thống thoát nước, hướng tuyến đường số 1 chưa phù hợp; khái toán chi phí giải phóng mặt bằng tái định cư còn thiếu cơ sở, không thực hiện khảo sát nhu cầu tái định cư của các hộ dân trong các vùng ảnh hưởng dự án, dẫn đến phải điều chỉnh tim tuyến, thiết kế, dự toán, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư...
Nhiều hố ga trong khu tái định cư không còn nắp và trơ trọi như một cái bẫy - Ảnh: TRẦN MAI
Phóng viên có mặt tại khu tái định cư của dự án này rất ít người dân vào ở. Để lâu ngày, những hư hỏng vỉa hè, hố ga... ở khắp nơi. Thậm chí, điện, nước vẫn chưa được đấu nối.
Sau 7 năm, khu tái định cư được kỳ vọng sẽ di dân cho khu kinh tế thay vì đáp ứng gần 1.100 lô, nay phải sửa chữa, tạm thời sử dụng được 400 lô thực hiện tái định cư vốn là vấn đề bức thiết tại Khu kinh tế Dung Quất thời gian qua.
Tài chính dự án "có vấn đề"
Năm 2017 và 2018, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành kiểm toán, thanh tra hầu hết các nội dung thuộc dự án Cà Ninh và đề nghị xuất toán và thu hồi hơn 16,4 tỉ đồng.
Trong đợt thanh tra này, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi phát hiện thêm nhiều sai phạm như lập dự toán tính toán sai khối lượng dẫn đến làm tăng giá trị dự toán với số tiền hơn 5,1 tỉ đồng; công tác thi công, nghiệm thu giá trị xây lắp còn có các sai sót làm tăng giá trị hợp đồng gần 470 triệu đồng.
Đối với việc tạm ứng giá trị xây lắp, Ban quản lý dự án chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá việc tạm ứng cho các công việc cần thiết để triển khai tạm ứng đợt 3 vào ngày 1-11-2016, trong khi nhà thầu xây lắp chưa hoàn thành đúng cam kết và dư nợ tạm ứng đợt 2 trước đó còn lớn.
Sau tạm ứng đợt 3, nhà thầu chỉ thi công cầm chừng dẫn đến dư nợ tạm ứng đến nay chưa thu hồi với số tiền hơn 59,4 tỉ đồng. Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc còn hơn 40,3 tỉ đồng và Công ty cổ phần Thương mại và xây lắp Lê Phan còn hơn 19,1 tỉ đồng.
Đến nay chỉ có vài hộ dân vào xây dựng nhà cửa, phần lớn khu tái định cư Cà Ninh bỏ hoang phế, thiếu điện, nước - Ảnh: TRẦN MAI
Kết quả thanh tra cho thấy, 34 phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được UBND huyện Bình Sơn phê duyệt đã vượt so với dự toán được UBND tỉnh phê duyệt là 50,4 tỉ đồng nhưng chưa làm thủ tục điều chỉnh cơ cấu dự toán.
Xác định trách nhiệm, giải pháp tình thế
Căn cứ các nội dung thiếu sót, sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo xác định trách nhiệm cá nhân (qua từng thời kỳ) được phân công phụ trách, tổ chức kiểm điểm trong tập thể lãnh đạo, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh xem xét xử lý theo quy định.
Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân công chức, viên chức được giao nhiệm vụ có liên quan.
Dự án 7 năm trước được phê duyệt với số vốn gần 700 tỉ đồng, được kỳ vọng sẽ giải quyết nhiều vấn đề của KKT Dung Quất, nhưng cho đến nay chỉ để lại những sai phạm - Ảnh: TRẦN MAI
Ngày 22-10, ông Đặng Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đi kiểm tra hiện trường dự án. Ông Minh cho rằng việc triển khai dự án quá chậm làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu giải quyết tái định cư cho người dân trong Khu kinh tế Dung Quất.
"Trước mắt, trong thời gian chưa hoàn thành toàn bộ hạ tầng khu dân cư, tỉnh thống nhất chủ trương cho phép bố trí khoảng 400 lô để giao tạm đất tái định cư cho người dân. Sau khi hoàn thành toàn bộ dự án và đầy đủ thủ tục thì làm thủ tục quyết toán dự án, làm thủ tục giao đất tái định cư cho người dân theo đúng quy định của pháp luật", ông Minh nói.
Quảng Ngãi tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 11/9 Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương tiếp tục giãn cách xã hội theo từng mức độ nguy cơ đến ngày 11/9. Chiều 6/9, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ký quyết định bổ sung, điều chỉnh biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19 trên địa...