Quảng Ngãi: Đem loài cây rừng gai đâm tua tủa về nhà trồng, tưởng dở ngờ đâu thu nhập cực ổn
Thay vì chỉ tìm và khai thác trong tự nhiên như trước đó, thời gian gần đây nhiều gia đình thiểu số người Hre ở các huyện miền núi Minh Long, Ba Tơ…còn đưa cây mây rừng về trồng trong vườn nhà, nương rẫy để tăng thu nhập cho gia đình.
Dọc theo trục đường đi vào bản làng xã Long Môn, huyện Minh Long; Ba Điền, Ba Vinh…huyện Ba Tơ, không khó để nhìn thấy những bụi mây rừng được các gia đình nơi đây mang về trồng ở vườn nhà, nương rẫy.
Cũng như việc khai thác nhiều loại sản vật mọc hoang dã khác, từ nhiều năm qua khai thác mây rừng đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho không ít hộ gia đình người Hre ở các huyện này.
Một bụi cây mây rừng
Khai thác mây rừng mang lại nguồn thu không nhỏ cho các gia đình thiểu số người Hre.
Mây được người dân khai thác mang về nhà để bán.
Ngày trước mây rừng mọc nhiều lắm, chỉ cần ra ven đồi núi gần nhà cũng có thể chặt thu hoạch được. Nhưng mấy năm gần đây do người khai thác đông, hàng loạt diện tích rừng ở gần bị đốt, san ủi để lấy đất trồng bạch đàn, keo nên mây ít dần.
Vì vậy theo nhiều người dân ở huyện Ba Tơ, để khai thác được mây trong tự nhiên phải đi bộ 3-5 giờ, vào tận trong rừng sâu mới tìm thấy và chặt mang về bán. Hôm nào gặp chỗ mây mọc nhiều thì được 40-50 kg/người, ít thì 20-30 kg/người.
Video đang HOT
Mây rừng được đem về trồng, nằm xen lẫn với cau và những loại cây khác trong vườn, rẫy.
Giá mây được các tiểu thương thu mua dao động từ 5.000-6000 đồng/kg, nguồn thu từ mây tuy chưa đến mức để làm giàu nhưng mang lại một khoản tiền khá cho nhiều hộ dân trong vùng.
Tuy nhiên trước tình trạng nguồn mây mọc trong tự nhiên ngày càng hiếm, nên nhiều hộ dân đã đưa mây về trồng ở ven vườn nhà, nương rẫy.
Một góc vườn trồng mây.
Sau khi đốn chặt, phần vỏ bên ngoài được lột bỏ.
Rồi được cột lại thành từng bó .
Anh Đinh Văn Đê (37 tuổi), ở xã Ba Vinh cho biết: Cây mây từ khi trồng đến lần thu hoạch đầu khoảng 4-5 năm. Nhưng thời gian của lần thu hoạch kế tiếp chỉ còn lại 2-3 năm. Do đặc tính mây rừng sinh trưởng và phát triển mạnh cho nên ngoài phát quang bụi cây dại xung quanh sau mỗi lần thu hoạch, không phải tốn công chăm sóc, hay bón phân gì cả.
Chở mây đến địa điểm để bán.
Một điểm thu mua mây của người dân.
Sau khi mua, mây sẽ được các tiểu thương chở về bán cho các cơ sở chế biến ở miền xuôi.
Tùy diện tích trồng mà nguồn thu nhập từ loại cây trồng này của các hộ gia đình nhiều hay ít. Trong đó không ít gia đình có số tiền bán mây sau mỗi lần thu hoạch tính bằng con số nhiều chục triệu đồng/vụ.
Mang tiếng 'có ngải' suốt 10 năm trước khi bị giết
Trước khi bị Phạm Văn Soi dùng rựa chém chết, đẩy xác xuống sông Liên, ông Phạm Văn Lối, 55 tuổi, bị người làng nghi "có ngải độc" suốt 10 năm.
Phạm Văn Soi và chiếc rựa dùng để gây án. Ảnh: Thạch Thảo.
Chiều 9/7, ngồi trong căn nhà sàn bên bờ sông Liên ở thôn Làng Tốt, cách trung tâm xã Ba Lế (huyện Ba Tơ) khoảng 20 km, gương mặt bà Phạm Thị Xâm buồn rượi. Chồng bà - ông Phạm Văn Lối, bị Phạm Văn Soi (23 tuổi); Phạm Văn Cua (25 tuổi) và Phạm Văn Nghề (33 tuổi) sát hại vì cho là "cầm đồ thuốc độc" (chế thuốc độc để sát hại người khác) rồi thả xác trôi sông.
"Chồng tôi trước giờ không hại ai cả, nhưng nhiều người cho rằng ông ấy có độc hại chết người. Thôn nhiều lần hòa giải nhưng họ vẫn không tin, giờ thì họ giết ông ấy rồi", bà Xâm khóc.
Đúng một tuần trước, chiều 2/7, ông Lối mang giấy tờ thùy thân đến nhà trưởng thôn họp để đo lại đất rừng, sau đó mọi người cùng tổ chức nhậu. Tàn cuộc, Soi và Nghề cùng một số người khác đến nhà Cua ở gần đó để uống "tăng hai". Sau đó, ông Lối không về nhà, mất liên lạc.
Hai ngày sau, một xác người được phát hiện trên sông Liên chảy qua làng Tốt, trên người có nhiều vết thương. Người làng nhận ra là ông Lối.
Công an huyện Ba Tơ và Công an tỉnh Quảng Ngãi khám nghiệm hiện trường, xác định nạn nhân có 16 vết thương ở vùng đầu, cổ, mặt... trong đó có 10 vết sắc ngọn.
Trong hai ngày, các trinh sát đến từng nhà dân xác minh, sàng lọc nghi can. Một số người tiết lộ, ông Lối bị nhiều người nghi kỵ là "cầm đồ thuốc độc". 10 năm qua, mỗi khi nhà ai có người chết hay bị đau ốm đều nghi cho ông.
Làng Tốt cách trung tâm xã Ba Lế, huyện Ba Tơ, 20 km, vẫn còn hủ tục nghi kỵ "cầm đồ thuốc độc". Ảnh: Thạch Thảo.
Bà Phạm Thị Lang, Bí thư Đảng ủy xã Ba Lế cho biết, ông Soi là người làm ăn lương thiện như bao người làng khác, không có chuyện ông này có đồ độc để hại người.
Theo ông Phạm Văn Nú, trưởng thôn Làng Tốt, ông Lối bị nghi ngờ do mỗi khi uống rượu thường nói "có đồ độc" để dọa người khác. Có lần, ông bị người dân trói, đánh đập, khiến chính quyền phải hòa giải. Đến đầu năm nay, khi cha của Phạm Văn Soi qua đời vì ung thư, anh ta và một số người khác lại nghi ông Lối bỏ ngải.
Cảnh sát sau đó bắt Soi, Cua và Nghề. Kết quả điều tra ban đầu xác định, trong cuộc nhậu ở nhà Cua vào chiều 2/7, Soi và ông Lối cãi nhau. Bị Soi nghi ngờ từng dùng độc để hại chết cha mình, ông Lối tức giận, đấm vào mặt anh này.
Khi ông Lối bỏ về đến đoạn bờ sông Liên, bị Cua và Nghề đuổi theo giữ lại, còn Soi lấy dao rựa và đá tấn công khiến nạn nhân tử vong. Thi thể ông bị nhóm hung thủ thả trôi theo dòng nước.
Sông Liên chảy qua Làng Tốt, nơi ông Lối bị ba thanh niên sát hại. Ảnh: Thảo Anh.
"Cầm đồ thuốc độc" là hủ tục mê tín dị đoan của đồng bào miền núi Quảng Ngãi hàng trăm năm qua. Họ cho rằng, một số người bào chế thuốc độc từ các loại phân chim, rễ cây, xương, lông gia súc, gia cầm.. để hạ độc người khác.
Hủ tục này đã gây ra nhiều vụ án đánh đập, sát hại hàng xóm, thậm chí người thân trong gia đình... ở các huyện Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ. Nhiều năm qua, chính quyền các địa phương đã khẳng định việc nghi kỵ "cầm đồ thuốc độc" là không có cơ sở khoa học, tuyên truyền cho người dân xóa bỏ hủ tục này, nhưng nỗi nghi ngờ vẫn còn âm ỉ ở nhiều xóm làng vùng cao.











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

NÓNG: Người dân TP HCM xôn xao bởi rung lắc

Lạ lùng nhóm người chặn con hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông đánh đu ngoài lan can chung cư ở Hà Nội, khoảnh khắc sau đó khiến nhiều người sợ hãi
Netizen
18:06:43 29/03/2025
5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ rau diếp
Sức khỏe
18:03:32 29/03/2025
Tự làm mặt nạ từ 2 nguyên liệu dễ tìm trong bếp
Làm đẹp
18:03:09 29/03/2025
Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!
Nhạc việt
17:44:16 29/03/2025
3 con giáp may mắn nhất tháng 3 âm: Cát tinh hỗ trợ, giàu có sung túc, cuộc sống viên mãn
Trắc nghiệm
17:41:51 29/03/2025
Nữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biết
Sao việt
17:40:41 29/03/2025
Triệu Lộ Tư không nhận cát-xê trong show mới nhưng vẫn hứng chỉ trích
Sao châu á
17:33:06 29/03/2025
Quang Hải chỉ bằng 3 chữ đã đập tan tin đồn ly hôn với Chu Thanh Huyền, netizen khen: Bản lĩnh hơn khi ghi bàn!
Sao thể thao
17:15:01 29/03/2025
Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng
Ẩm thực
17:12:55 29/03/2025
Bệnh viện đổ sập trước mắt, Myanmar quay cuồng sau động đất
Thế giới
17:09:23 29/03/2025