Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay ở đảo Lý Sơn
Quảng Ngãi đề xuất Thủ tướng cho phép xây dựng sân bay ở đảo Lý Sơn, phục vụ hoạt động bay dân dụng.
Ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký văn bản gửi Thủ tướng về việc đề xuất xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng xem xét, đồng ý chủ trương cho tỉnh này xây dựng sân bay quốc tế ở huyện đảo Lý Sơn. Đây là sân bay cấp 4C, có chiều dài đường cất hạ cánh là 2.400 m; phục vụ hoạt động bay dân dụng với năng lực khai thác từ 3 triệu đến 3,5 triệu hành khách/năm. Đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, 321 và tương đương.
Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay ở đảo Lý Sơn.
“Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương cho phép Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo hình thức BOT và Bộ GTVT cập nhật, bổ sung Cảng hàng không quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2050, UBND tỉnh Quảng Ngãi cam kết tập trung mọi nguồn lực, tổ chức triển khai các bước tiếp theo theo quy định pháp luật hiện hành” , văn bản nêu rõ.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và được thiên nhiên ưu ái nhiều điểm độc đáo. Đây là nơi có giá trị du lịch cao, ngoài ra quá trình kiến tạo thiên nhiên làm cho nền địa chất Lý Sơn trở nên phong phú và đa dạng sinh học cùng nét văn hóa địa phương đặc sắc hứa hẹn là một điểm du lịch nổi tiếng thế giới nếu được đầu tư bài bản, chiến lược.
Tuy nhiên, thực tế một trong những trở ngại lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi nói chung cũng như đảo Lý Sơn nói riêng đối với việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược quan tâm, đầu tư xây dựng du lịch theo hướng bền vững và lâu dài tại lý Sơn, đó là kết nối hạ tầng giao thông. Hiện tại, để đến được đảo Lý Sơn, chỉ có thể đi được bằng đường thủy nên rất bất tiện đối với du khách, đây là cản trở lớn nhất tới việc phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của đảo Lý Sơn nói chung.
Video đang HOT
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và những dấu ấn nơi đất Mỏ
Thời kỳ ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, với cách làm sáng tạo, quyết liệt, địa phương đã thực sự bứt phá và tăng tốc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng ông Phạm Minh Chính chiều 5/4, sau khi ông được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026
Bước ngoặt từ "nâu" sang "xanh"...
Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc vẫn nhớ, thời điểm ông Phạm Minh Chính bắt đầu về làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, kinh tế Quảng Ninh nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo dài từ cuối năm 2008.
Ở giai đoạn này, thu ngân sách của Quảng Ninh có tới 70% từ than, 20% từ sản xuất kinh doanh từ đất. Do vậy, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh" (từ khai thác khoáng sản sang phát triển du lịch, công nghiệp) có thể coi là bước ngoặt lịch sử đối với vùng đất Mỏ. Bởi lẽ, từ lâu, vùng đất này phát triển chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản.
Bằng tinh thần quyết liệt, quyết tâm cao, ông Phạm Minh Chính và tập thể lãnh đạo tỉnh đã nhận diện được 5 giá trị khác biệt của Quảng Ninh mà không tỉnh nào có được, từ đó đưa ra các giải pháp để không chỉ thu hút đầu tư mà còn nhằm thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế, không dựa vào than mà phải dựa vào yếu tố tự nhiên khác.
Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh được tổ chức đầu năm 2012 với tiêu đề "Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa" được coi là cuộc xúc tiến thương mại lịch sử của Quảng Ninh, vì đó là hoạt động đầu tiên của lãnh đạo tỉnh này sau khi Bộ Chính trị chính thức phê duyệt đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế "từ nâu sang xanh".
Cuộc tiếp xúc thương mại đã thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược về với Quảng Ninh. Để tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp đến đầu tư, Quảng Ninh đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm giám đốc; thành lập mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công từ tỉnh đến cơ sở.
"Có thể nói, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển, nhưng nó thực sự bứt phá và tăng tốc từ giai đoạn 2010-2015, thời kỳ ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. Với cách làm sáng tạo, quyết liệt trong việc thực hiện 3 đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và cải cách hành chính, kinh tế địa phương có sự tăng trưởng và bứt phá mạnh mẽ", ông Đọc nhìn nhận.
Đến huy động vốn tư làm đường giao thông
Giai đoạn này, trong khi các địa phương khác đều loay hoay tìm nguồn vốn trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đã chủ động, mạnh dạn huy động nguồn lực đầu tư tư nhân. Với phương châm "lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, huy động vốn theo hình thức đối tác công - tư (PPP)", Quảng Ninh đã thực hiện thành công mô hình vốn cứ 1 đồng ngân sách bỏ ra huy động được 8 - 9 đồng vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư giao thông.
Nhờ cách làm đột phá, sáng tạo này, Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất về phát triển hạ tầng giao thông với hơn 100km đường cao tốc, trở thành địa phương sở hữu đường cao tốc dài nhất Việt Nam (bằng 1/10 tổng số đường cao tốc toàn quốc). Quảng Ninh cũng là địa phương duy nhất trong cả nước huy động tư nhân đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai...
Ông Phạm Minh Chính thời điểm là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cùng Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra vị trí quy hoạch xây dựng Sân bay Quốc tế Vân Đồn (ảnh: Báo Quảng Ninh)
Ông Đoàn Văn Chỉnh, nguyên Bí thư Huyện Vân Đồn khẳng định, đối với người dân huyện Vân Đồn nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung, những chỉ đạo cũng như kết quả đạt được của ông Phạm Minh Chính khi làm Bí thư Tỉnh uỷ được coi là bước ngoặt lịch sử. Bởi qua đó, kết cấu hạ tầng đồng bộ được kết nối chặt chẽ giữa khu vực thành thị với nông thôn, đồng bằng với miền núi, hải đảo và các địa phương khu vực phía Bắc
"Ấn tượng nhất đối với tôi là hình ảnh Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính ngày ấy không quản nắng mưa, ngày đêm tổ chức kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng thi công sân bay Vân Đồn. Nhờ vậy, cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đã nhanh chóng trở thành hiện thực. Cùng với sân bay, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn được đưa vào sử dụng đã tạo thế và lực cho Vân Đồn "cất cánh" và phát triển mạnh mẽ như hiện nay", ông Chỉnh nói.
Tinh giản bộ máy, cải cách hành chính
Dấu ấn đặc biệt của ông Phạm Minh Chính thời kỳ làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh chính là đã sáng tạo trong việc thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế từ cuối năm 2013. Trong đề án này, Quảng Ninh đã xác định đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản tổ chức, biên chế với phương châm: Một đơn vị thực hiện nhiều chức năng, một người làm nhiều nhiệm vụ; một chức năng, nhiệm vụ chỉ có một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm đến cùng; trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm nhiệm vụ chỉ có một đơn vị thực hiện, đặc biệt những chức năng, nhiệm vụ nào có thể tích hợp thì đổi mới tổ chức.
Đến nay, địa phương đã tinh giản 5 cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh; 179 phòng, 3 chi cục, 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan, đơn vị tổ chức cấp tỉnh, phòng, ban cấp huyện; 44 phòng thuộc chi cục và tương đương
Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đổi mới quy trình công tác cán bộ, thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, từ các vị trí lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến cấp ủy huyện, sở, ban, ngành quản lý đều có thể tổ chức thi tuyển.
"Nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, tiên phong của tỉnh Quảng Ninh đã được Trung ương Đảng, Chính phủ đánh giá cao, ghi nhận về "tư duy đổi mới và ý chí quyết tâm cải cách của cả hệ thống chính trị ở địa phương, đặc biệt là người đứng đầu mỗi tổ chức...", ông Nguyễn Văn Đọc đánh giá.
Ông Lê Hồng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô chia sẻ: "Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy đã cơ bản khắc phục được những hạn chế, tồn tại đã được nhận diện; giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Bộ máy hành chính dưới thời Bí thư Phạm Minh Chính từ cấp xã cho tới tỉnh đều hoạt động hết công suất và đến nay vẫn vậy".
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng, cái dễ dàng nhận thấy nhất và để lại dấu ấn sâu đậm nhất chính là thời kỳ ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Quảng Ninh. Thời kỳ đó, ông Chính đã cùng với tập thể lãnh đạo Quảng Ninh đã đề ra những chủ trương rất sát, rất đúng, thực hiện rất thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh ở Quảng Ninh, góp phần xây dựng xây dựng khu Đông Bắc trở thành quần thể kinh tế vững vàng.
ĐBQH Phạm Văn Hòa cũng đánh giá, trong thời gian còn làm lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấn ấn, giúp tỉnh Quảng Ninh trở thành địa phương năng động trong phát triển kinh tế.
"Với kinh nghiệm đã có ở địa phương, Trung ương, tôi tin tưởng tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chỉ đạo điều hành Chính phủ đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong nhiệm kỳ sắp tới", đại biểu Hòa nói.
Sau Ninh Bình, Sơn La, tỉnh Hà Giang cũng muốn xây dựng sân bay Trong đề nghị gửi Bộ GTVT, các tỉnh Ninh Bình, Sơn La và Hà Giang đều nhấn mạnh việc xây dựng sân bay sẽ tạo đột phá về hạ tầng giao thông, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. UBND tỉnh Hà Giang vừa đề nghị Bộ GTVT bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh này vào...