Quảng Ngãi: Đầu tư 250 tỉ đồng xây đê chắn sóng ở đảo Lý Sơn
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình đê chắn sóng ở cảng Bến Đình, huyện đảo Lý Sơn, với tổng kinh phí 250 tỉ đồng.
Ngày 30.12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đê chắn sóng ở cảng Bến Đình, huyện đảo Lý Sơn.
Việc xây đê nhằm bảo vệ ổn định khu vực cảng Bến Đình, góp phần che chắn làm giảm sóng, hạn chế bồi lấp, giảm thiểu rủi ro thiên tai ở khu vực cảng, đảm bảo việc khai thác hiệu quả cảng Bến Đình.
Video đang HOT
Cảng Bến Đình, H.Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh HẢI PHONG
Theo đó, dự án có các hạng mục, gồm: thân đê với tổng chiều dài 450 m, đoạn gốc đê có chiều dài 150 m, đoạn thân đê nối tiếp gốc đê có chiều dài 155 m, đoạn thân đê có chiều dài 105 m và đoạn đầu đê có chiều dài 40 m, cùng hệ thống quan trắc sóng biển tại khu vực cảng Bến Đình.
Công trình được xây dựng trên diện tích 6,5 ha, là công trình giao thông cấp đặc biệt, nhóm B, thời hạn sử dụng 50 năm, tổng mức đầu tư 250 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 175 tỉ đồng, phần còn lại cân đối từ ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện công trình từ 2022 – 2025. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi.
Tàu chở khách cập cảng Bến Đình, H.Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh HẢI PHONG
Trước đó, vào năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng cảng Bến Đình với tổng vốn đầu tư hơn 250 tỉ đồng, do Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, sau đó chuyển sang cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11.2016 và đến tháng 7.2020 được nghiệm thu hoàn thành.
Cảng Bến Đình (H.Lý Sơn, Quảng Ngãi) được kỳ vọng sẽ trở thành khu trung tâm vận tải hành khách và hàng hóa, có thể tiếp nhận cùng lúc 1 tàu có trọng tải 2.000 tấn, 1 tàu trọng tải 1.000 tấn và 1 tàu khách công suất 400 ghế, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cùng du khách trong nước và quốc tế.
Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn có gió Đông Bắc mạnh cấp 5
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 17/10, huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động.
Dự báo ngày và đêm 18/10, vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 2-5m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão cấp 11-13, giật cấp 15; sóng biển cao 6-8m, vùng gần tâm bão 8-10m. Biển động dữ dội.
Khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. Sóng cao từ 3-5m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 3. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Để chủ động ứng phó với bão số 6, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành chỉ đạo thực hiện việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão, để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống. Các tỉnh, thành phố miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ và triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão số 6.
Dự báo, sáng 18/10, lũ trên các sông ở Thừa Thiên - Huế tiếp tục xuống và ở mức báo động 1-báo động 2. Tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra cục bộ tại các khu đô thị, vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Cụ thể là các huyện: Hải Lăng, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong (Quảng Trị); thành phố Huế, Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thủy, Quảng Điền, Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế, cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 1. Cụ thể là các huyện: Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị); Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế).
Đêm nay bão Sơn Ca (bão số 5) đi vào vùng biển miền Trung Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trưa 14-10, áp thấp nhiệt đới ở trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 5). Ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 - Ảnh: NCHMF Lúc...