Quảng Ngãi: “Bóng đen” nợ nần bao phủ làng biển
Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, tàu lớn đóng ồ ạt cùng nhiều nguyên nhân khác đã đẩy ngư dân của xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) vào cảnh khốn khổ, nợ nần. Ngôi làng biển trù phú năm nào giờ đang thấp thỏm hàng ngày vì “bóng đen” vỡ nợ.
Anh Lê Văn Trọng hiện phải đóng cửa cơ sở đan vá lưới và rao bán nhà để trả nợ.
Anh Lê Văn Trọng (thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) được biết đến là người làm kinh tế giỏi khi vừa sở hữu tàu đánh bắt cá trên biển, vừa mở cơ sở đan vá lưới với vài chục lao động trên đất liền. Nhưng sau thời gian tàu cá làm ăn thua lỗ, hiện tại anh Trọng phải rao bán nhà để trả nợ, cơ sở đan vá lưới đóng cửa trong sự ngỡ ngàng của không ít người.
Chị Nguyễn Thị I-Va cho biết: “Anh Trọng trước kia làm ăn được lắm, là Mạnh Thường Quân hào phóng trong các hoạt động xã hội của địa phương. Bây giờ thì thế này đây… Nghĩa An khác xưa lắm, không chỉ riêng anh Trọng đâu, giờ đi đâu cũng nghe người này nợ người kia làm ăn thua lỗ. Nhiều người đã đi khỏi địa phương để chạy trốn chủ nợ, số còn lại cũng đang lao đao”, chị I- Va chua xót.
Còn bà Trần Thị Bé chia sẻ: “2 cha con theo tàu đi từ đầu năm tới giờ, ra tận miền Bắc, giờ về trong tay có vài đồng bạc lẻ. Thằng con còn tiền đi mua đôi dép. Biển mất mùa nên chủ tàu không có để mà trả cho thuyền viên”.
Nhiều tàu cá neo bờ, ngừng hoạt động.
Qua tìm hiểu được, nguyên nhân chính của việc làng chài bị nợ nần chồng chất là do ngư dân ồ ạt vay tiền để đóng tàu công suất lớn, giá xăng dầu liên tục tăng, trong khi đó, lượng cá cạn kiệt, thiếu nhân lực lao động nên làm ăn không hiệu quả, nợ “chồng” nợ. Thêm vào đó, quá nửa số phương tiện đánh bắt hải sản của xã Nghĩa An là nghề giã cào. Khi có chính sách cấm ngành nghề này hoạt động đã làm không ít ngư dân “ngắc ngoải” vì không đủ kinh phí để chuyển đổi sang ngành nghề mới, thủ tục chuyển đổi lại rườm rà. Nhiều người đã rời bỏ địa phương đi nơi khác.
Video đang HOT
Nghĩa An là nơi có đội tàu hùng hậu nhất nhì tỉnh Quảng Ngãi với ngành nghề truyền thống khai thác hải sản có từ lâu đời. Nơi đây khoảng 1.000 phương tiện đánh bắt vói tổng công suất hàng trăm ngàn mã lực. Thời điểm thuận lợi, làng chài làm ăn khấm khá, nhiều ngôi nhà khang trang tiền tỷ cất lên trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, Nghĩa An đã có nhiều biến chuyển theo chiều tiêu cực. Dọc theo trục đường chính trong xã, nhiều ngôi nhà cửa khóa trong thời gian dài. Những chiếc tàu im lìm trong bến không có người thừa nhận. Có con tàu hoàn thành đã 2 năm vẫn chưa một lần xuống nước.
Vào năm 2018, ngư dân Nghĩa An đã có đơn tập thể nhờ can thiệp với ngân hàng để giãn nợ.
Theo bà Võ Thị Lệ Thu – Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, tình trạng ngư dân “vỡ nợ” diễn ra trong khoảng 2 năm trở lại đây. Trước đó, năm 2018, ngư dân đã có đơn gửi cấp chính quyền can thiệp để được giãn nợ.
“Năm nay người dân tiếp tục gửi đơn, xã cũng đã báo cáo UBND TP để có hướng giải quyết cho người dân”, bà Thu nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cũng cho biết: “Năm ngoái lãnh đạo TP đã có trả lời, quan hệ giữa ngân hàng và ngư dân là quan hệ dân sự nên chính quyền rất khó can thiệp. Hiện tại đời sống của nhiều ngư dân đang rất khó khăn và cũng chưa được nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào”.
Theo ước tính, Nghĩa An có khoảng 400 gia đình sẽ mất nhà vì thế chấp ngân hàng và vay nóng.
Theo Kinhtedothi
Nông dân Lý Sơn đang lao đao chờ giải cứu vì giá hành, tỏi "rớt thảm"
Đang vào mùa cao điểm tiêu thụ tỏi, nhưng giá hành, tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang lao đao vì giá 2 loại đặc sản này bất ngờ lao dốc. Hiện nay, các Mạnh Thường Quân cùng các cơ quan truyền thông đang chung tay "giải cứu" hành tỏi .
Tỏi Lý Sơn
Trên facebook cá nhân, anh Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng VPĐD Báo Lao Động tại miền Trung thông tin tới bạn bè, cộng đồng mạng xã hội:
"Chiều nay tôi đã trực tiếp làm việc với chị Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch huyện đảo Lý Sơn. Nghe được tin hiện nay người dân và quý Mạnh Thường Quân từ TPHCM, Phú Yên, Đà Nẵng..., ủng hộ mạnh mẽ nông dân Lý Sơn bằng cách mua hàng tấn hành tỏi thông qua anh Phạm Thắm- người con Lý Sơn, trực tiếp đưa thổ sản hành tỏi Lý Sơn từ đảo vào đất liền, chính quyền huyện Lý Sơn vô cùng vui mừng và cảm kích.
Anh Nguyễn Trung Hiếu kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ hành, tỏi cho nông dân Lý Sơn trên facebook. (Ảnh chụp từ fb)
Chị Hương cho biết, do bị hành tỏi Trung Quốc và trồng tại một số tỉnh trong đất liền mạo danh, hiện, giá tỏi, hành Lý Sơn bị ép giá chỉ còn 1/2 so với giá vốn, nhưng vẫn bị tồn đọng với số lượng rất lớn.
Theo chị Hương, nếu không giải toả được tồn kho vụ trước, sản phẩm thu hoạch vào tháng 2 sắp tới sẽ tiếp tục nâng khối lượng tồn kho lên cao ngất, thì loại thổ sản giá trị này sẽ có nguy cơ mai một, vì cung không cân đối được cầu. Trước mắt cuộc sống trong những ngày Tết đến, xuân về của người nông dân trồng hành, tỏi của đảo tiền tiêu Tổ quốc sẽ rất bi đát.
Tôi và chị Hương đã thống nhất kế hoạch, Hội Nông dân, phối hợp với huyện đoàn địa phương, sẽ tổ chức mua hành tỏi của bà con; anh Phạm Thắm sẽ tổ chức đưa sản phẩm từ đảo vào đất liền, và tôi cùng các bạn lâu nay cộng tác trong hoạt động thiện nguyện sẽ thu xếp điểm bán...".
Được biết, hiện tại giá tỏi chỉ khoảng từ 25.000 - 30.000 đồng/1kg. Nghịch lý là giá tỏi thấp nhưng lại không thể tiêu thụ được. Hiện cả huyện Lý Sơn còn tồn đọng khoảng 100 tấn tỏi củ ở trong dân. Nếu không giải toả được lượng tỏi tồn kho vụ trước, sản phẩm thu hoạch vào tháng 2 sắp tới sẽ tiếp tục nâng khối lượng tồn kho lên cao.
Anh Phạm Thắm nhận thu mua và tiêu thụ giúp bà con nông dân 10 tấn tỏi Lý Sơn. (Ảnh chụp từ FB)
Bà Phạm Thị Hương cho biết: Trước mắt, 1 doanh nghiệp đã đồng ý mua 4 tấn tỏi với giá 40.000 đồng/kg tiêu thụ giúp cho người dân. Các báo cũng hỗ trợ tổ chức bán giúp cho bà con có tiền tiêu Tết.
Ông Phạm Thắm - Giám đốc Cty TNHH Du lịch Đảo Cát vàng ở tỉnh Quảng Ngãi, một người con Lý Sơn cho biết, để giúp bà con tiêu thụ tỏi, ông đã trực tiếp đăng ký mua khoảng 10 tấn với giá 40.000 đồng/1kg, cao hơn giá hiện tại từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Sau đó, đơn vị sẽ đưa vào đất liền kết nối với các trường đại học ở miền Trung để kêu gọi mọi người tiêu thụ giúp bà con, cố gắng từ nay đến Tết nguyên đán tiêu thụ hết 10 tấn tỏi.
KH.V
Theo Laodong
Vứt lợn chết dịch ra sông: Mùi hôi thối nồng nặc, dân phập phồng lo sợ Dù ngành chức năng và các cấp chính quyền thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo không vứt xác lợn nhiễm dịch tả châu Phi ra môi trường, nhưng nhiều kênh mương, sông hồ ở tỉnh Quảng Ngãi, vẫn thấy la liệt xác lợn. Lợn đang phân hủy vì nhiễm dịch bệnh bị vứt xuống sông Thoa . Ảnh: K.Trần Trên tuyến kênh Thạch...