Quảng Ngãi: Bệnh nhân Covid-19 tiếp xúc với nhiều người khi đi chợ
Trong những lần đi chợ, bệnh nhân thứ 3 mắc Covid-19 ở Quảng Ngãi tiếp xúc với nhiều người nhưng không nhớ rõ. Ngành y tế Quảng Ngãi đang tích cực điều tra khoanh vùng F1, F2 của bệnh nhân này.
Sáng 3/8, Bộ Y tế đã công bố thêm trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Theo đó, bệnh nhân 621 là nữ, 60 tuổi, trú tại thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là ca bệnh thứ 3 được ghi nhận trong cộng đồng tại Quảng Ngãi.
Bệnh nhân 621 đang được cách ly, điều trị tại cơ sở 2 Trung tâm y tế huyện Bình Sơn
Theo điều tra dịch tễ, từ 18/7 đến 23/7, bệnh nhân 621 chăm cháu tại Khoa Nội – Thần kinh (Bệnh viện Đà Nẵng). Đến 10h ngày 23/7, bệnh nhân đi xe ôm đến bãi đậu xe và di chuyển bằng xe Văn Hường về lại Quảng Ngãi. Trên xe khách Văn Hường có 7 – 8 hành khách.
Từ 23/7 đến 29/7, phần lớn thời gian bệnh nhân ở nhà và chỉ tiếp xúc với người trong gia đình gồm chồng, con gái, con rể, cháu 16 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân 621 có đi chợ 2 lần để mua đồ ăn.
Theo đó, khoảng 9h đến 10h các ngày 24/7 và 25/7, bệnh nhân đi chợ Bình Dương mua thức ăn và có tiếp xúc với một số người trong xã. Tuy nhiên bệnh nhân không nhớ rõ người tiếp xúc.
Video đang HOT
Ngày 29/7, bệnh nhân đến trạm Y tế Bình Dương khai báo và được hướng dẫn tự cách ly tại nhà. Tối 31/7 đến 1/8, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho và sử dụng thuốc hạ sốt có sẵn ở nhà. Bệnh nhân hết sốt nhưng còn ho và được trạm Y tế xã Bình Dương hướng dẫn đến trung tâm Y tế huyện Bình Sơn khám và điều trị.
Chiều 1/8, bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán nguy cơ nhiễm vi rút SAR-CoV-2. trung tâm Y tế huyện Bình Sơn đã chuyển bệnh nhân vào khu cách ly y tế cơ sở 2 để lấy mẫu xét nghiệm.
Ngày 2/8, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SAR-CoV-2.
Một mắt xích, một ốc vít lỏng có thể gây hậu quả lớn
Ngày 28/7, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có cuộc họp trực tuyến với các bệnh viện về công tác điều trị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp trực tuyến với các bệnh viện về công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh VGP/Đình Nam
Cuộc họp được kết nối với các điểm cầu: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển, Bệnh viện Đồng Nai, Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng đã báo cáo tình hình điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Sơ bộ có 3 ca nặng: BN416 chạy ECMO sau 3 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng cai ECMO trong những ngày tới; BN418 tiền sử mắc nhiều bệnh nền, trường hợp này tiếp tục được theo dõi, chưa có chỉ định ECMO, cả hai trường hợp này đã hết sốt. Trường hợp thứ 3 mắc nhiều bệnh nền như suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim... hiện các thông số tạm ổn định, chưa phải chạy ECMO.
Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành phân luồng điều trị, giải toả bệnh nhân, đảm bảo điều kiện về cách ly, điều trị cho các ca bệnh COVID-19. Các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đà Nẵng đã được cách ly, phân luồng chạy thận. Hiện Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy đang tích cực hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực cho các bệnh nhân nặng. Bên cạnh các bác sĩ giỏi, Bệnh viện Đà Nẵng còn nhận được sự hỗ trợ về máy móc, thiết bị y tế hiện đại như máy chạy ECMO, máy thở...
Để đảm bảo năng lực điều trị, TP. Đà Nẵng đã khẩn trương thiết lập trung tâm điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và vừa.
Để giảm tải cho Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế đã chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng tại Đà Nẵng, đặc biệt là những người có nhiều bệnh nền, phải chạy thận nhân tạo.
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiển trao đổi đề xuất của chuyên gia, bác sĩ ở các điểm cầu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý trong công tác điều trị phải hết sức tập trung bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là diễn biến xấu rất nhanh. Phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong.
Chia sẻ khó khăn, vất vả của các cán bộ y tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta không bất ngờ trước tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng nhưng trong chống dịch bao giờ cũng phải lường đến tình huống xấu, tính đến cả tình huống xấu nhất để tình huống đấy không bao giờ xảy ra.
Đến thời điểm hiện nay, mặc dù các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, đặc biệt Hà Nội, TPHCM... không phải không có nguy cơ có những người liên quan đến ổ dịch ở Đà Nẵng, nhưng hiện nay Đà Nẵng vẫn đang là ổ dịch. Cả hệ thống, trước hết là hệ thống y tế phải "chia lửa" với Đà Nẵng, không phân biệt giữa địa phương với Trung ương, giữa địa phương với địa phương.
Trước hết, Bệnh viện Trung ương Huế phải sẵn sàng đón nhận những bệnh nhân dương tính có bệnh nền. Bộ Y tế tăng cường các đội cơ động của các bệnh viện đầu ngành hỗ trợ cho Bệnh viện Trung ương Quảng Nam để sẵn sàng công tác cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế điều động các lực lượng, sử dụng các công nghệ xét nghiệm để tìm ra nguồn bệnh nhanh nhất có thể.
Đối với tất cả các bệnh viện trên toàn quốc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch đã có đầy đủ, chi tiết, chúng ta phải siết lại. Tất cả các bệnh viện trên toàn quốc phải sẵn sàng phòng, chống dịch trên địa bàn; chi viện cho các địa phương khác khi cần thiết.
Phó Thủ tướng yêu cầu toàn bộ hệ thống bệnh viện phải nâng cao cảnh giác, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định khi tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh: Sàng lọc, phân luồng, phân tuyến.
"Tất cả các biện pháp chống dịch phải làm rất đồng bộ, không chỉ y tế mà các lực lượng khác và toàn xã hội. Chúng ta phải hiệp đồng chặt chẽ, vận hành nhịp nhàng như một cỗ máy, từ khâu quản lý xuất nhập cảnh, rà soát các đối tượng có nguy cơ cho đến tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp bảo hộ, hướng dẫn khi có các triệu chức, tổ chức xét nghiệm, cách ly... Chỉ cần một mắt xích, một con ốc vít bị lỏng, thì cả cỗ máy sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
* Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc điều trị, trang thiết bị... tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để công dân Việt Nam từ Guine Xích đạo về nước, với dự kiến khoảng 120 ca nhiễm.
7 bệnh nhân mắc Covid-19 cùng khám một bệnh viện Bảy ca mắc nCoV từng khám, điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng, hai trong số đó nằm cùng phòng với mẹ của "bệnh nhân 416". Bảy bệnh nhân từ 422 đến 431, có sáu người Đà Nẵng, một ở Quảng Nam, hiện cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân 422, nam 63 tuổi, trú phường Hoà Minh, quận...