Quảng Ngãi: Bần thần với làng chài tỷ phú chìm trong “biển nợ”
“Chắc xuống đất mới hết nổi nợ, cả làng nợ, mỗi người vài tỷ tới chục tỷ”, một người dân Nghĩa An, TP Quảng Ngãi nói không ra hơi và cho biết, nhiều ngư dân đã rời bỏ nhà cửa. Làng chài tỷ phú nổi tiếng nhất nước đang chìm đắm trong nợ, ước tính có khoảng 400 gia đình sẽ mất nhà vì thế chấp ngân hàng và vay nóng.
Nhà hoang
Trưa hè nắng cháy, làng chài Nghĩa An và Nghĩa Phú ở bên sông Cổ Lũy Cửa Đại rơi vào cảnh hiu hắt và buồn hơn bao giờ hết. Trên đường thôn thỉnh thoảng lại xuất hiện cán bộ thi hành án; cán bộ ngân hàng tới xem nhà, nhìn tàu để phát mãi tài sản. Nợ nần nặng nề đến mức khiến nhiều gia đình giàu có tại xã rơi vào cảnh tê liệt.
Ngư dân Lê Hoài Phong cho biết “Nhiều nhà dọc lối này đóng cửa bỏ đi, cắt điện thoại, giao cho cụ già ở nhà hầu chuyện. Nghĩa An rất thảm bại, thê thảm hơn bao giờ hết, chờ 2 năm rồi nhưng chưa thấy nhà nước có chính sách quan tâm giúp bà con ngư dân”.
Ngư dân khóa cửa tàu, bỏ vào Nam làm thuê.
Đánh cá không đạt năng suất, vay quá nhiều, đóng tàu ồ ạt, sử dụng máy tàu Trung Quốc, cạnh tranh ngư trường…là những chiếc cùm lôi cả đoàn tàu và hàng ngàn ngư dân chìm trong biển nợ.
Bà Trần Thị Bé, ở thôn Phổ Trường nói không ra hơi “hai cha con đi bạn từ đầu năm tới giờ ở miền Bắc, về phủi tay nói không có gì hết, thằng con nói chỉ còn mấy ngàn lẻ, cho tiền con đi mua đôi dép”. Một phụ nữ khác tên Hải thì cho biết, “tàu đánh cá ở Vịnh Bắc Bộ, nếu cập vô bờ là bạn nhảy hết, vì không có tiền chia cho bạn”.
Hiện nay nhiều tàu cá tiền tỷ của bà con ngư dân Nghĩa An bỏ chìm, vô chủ tại cửa biển các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Bạch Long Vĩ, Nam Định…
Dọc theo đường xóm ở các thôn Phổ Trường, Phổ An của xã Nghĩa An, có nhiều ngôi nhà của những thuyền trưởng danh tiếng nhất nhưng lâm cảnh đóng cửa, chủ nhà im hơi lặng tiếng và mỗi ngày đếm tiền lẻ bằng nghề nhặt ớt.
Nhiều chị em phụ nữ xì xào chuyện ông H, ông T “hồi kia tiền trăm triệu cũng nói là ít, bây giờ cứ 5 giờ sáng lên xã Nghĩa Giõng ngửa tay nhận vài bao ớt của nông dân mang về để phân loại, mỗi ngày thu nhập khoảng 200 ngàn đồng, thê thảm chưa từng có, nhưng không làm thì tiền đâu mà mua gạo”.
Cửa biển Cửa Đại Cổ Lũy có đội tàu hơn 1000 chiếc làm nghề lưới giã cào, bên cạnh đó là một số tàu làm nghề lưới chuồn, câu bủa. Nghề giã cào đều chết, nghề lưới thì vẫn giữ được ổn định. Tôi đã 2 lần gặp bà Võ Thị Lệ Thu, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An để nắm bắt tình hình. Cách đây gần 1 năm thì bà Thu nói chuyện chờ, hy vọng tình hình xoay chuyển. Nhưng lần này thì bà Thu lắc đầu nói: “Khoảng 70-80% tàu cá làm nghề giã cào gặp khó khăn, bà con vay tín dụng ngân hàng, địa phương thì không có vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nên không biết phải xoay sở giúp đỡ bà con như thế nào…”.
Một ngôi nhà đóng kín cửa ở xã Nghĩa An.
Video đang HOT
Câu chuyện của bà Thu cho thấy, sau gần 2 năm làng chài lún trong đầm lầy nợ và mỗi ngày một ngập sâu thì tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có một giải pháp gì để cứu làng chài trong cơn tuyệt vọng.
Bóng hào quang
Quay lại khung cảnh cửa biển Cửa Đại Cổ Lũy 3 năm về trước, đây là cửa biển tỷ phú, vì cứ vài ngày thì làng chài nhận được thông tin về tiền, tiền về dồn dập. Ví dụ như tàu cá của ngư dân Trần Thanh Vương đi biển 5 chuyến ở Vịnh Bắc Bộ, thu về 5 tỷ.
Cửa Đại Cổ Lũy trở thành làng chài nổi tiếng khắp cả nước, vì thu nhập của mỗi thuyền trưởng dưới 30 tuổi mỗi năm từ 1 đến 2 tỷ đồng. Có chủ tàu mỗi năm thu về tương đương gần nửa triệu đô la. Những chiếc tàu mới đóng có chiều dài 25 mét thì không cần mời mọc, bạn chài cũng xuống xin theo.
Câu chuyện đi 5 phiên kiếm 5 tỷ từ tàu giã cào cao tốc đã cuốn nhiều người vào cuộc đua mới – bán tàu giã cào có chiều dài 19-21m trị giá 6 tỷ đồng để đóng tàu dài 25-26m với giá từ 10 đến 12 tỷ đồng.
Nhiều ngư dân đi bốc nóng tiền lãi suất 10% để đóng một chiếc tàu, sau đó thế chấp chính con tàu này cho ngân hàng để vay đóng tiếp 1 tàu nữa cho đủ cặp tàu kéo lưới giã cào.
Các ngân hàng Vietcombank chi nhánh Dung Quất, Ngân hàng Nông Nghiệp, Sacombank đều mở hầu bao cho ngư dân.
Giữa làng chài tỉnh thoảng treo một tấm băng rôn “ngân hàng đồng hành ngư dân bám biển”.
Giữa lúc say sưa thắng lợi đó, không ai đoán được rằng, thời hoàng kim sẽ diễn ra rất ngắn. Bước sang nửa năm 2017, đoàn tàu giã cào bắt đầu “đi có, về không”. Khi đánh bắt không đạt thì ngư dân mới điểm lại những sai lầm.
Trước tiên đó là hàng trăm tàu cá thi nhau gác máy Nhật Bản, bỏ máy Trung Quốc mới và công suất lớn xuống để chạy cho lẹ, nhưng gắn với phương châm “xài 3 năm rồi bỏ bờ”.
Ông Lê Hoài Phong, là chủ của 2 chiếc tàu cho biết, “máy mới của Trung Quốc giá ngang hoặc rẻ hơn máy cũ của Nhật Bản, sức kéo mạnh nên người dân họ ưa”. Nhưng máy Trung Quốc thì chi phí tiền dầu luôn gấp đôi máy Nhật Bản đã qua sử dụng; tiêu hao dầu nhờn thì khinh khủng.
Ngư dân Lê Hoài Phong với lá đơn hàng trăm người ký cầu cứu ngân hàng và chính quyền.
Theo bài toán phân tích của ông Phong thì có chiếc máy Trung Quốc hao nhớt thậm chi gấp 15 lần máy Nhật Bản, mỗi phiên tiêu mất vài chục thùng nhớt, mỗi thùng có giá 12 triệu đồng.
Thứ 2 nữa là tình hình cạnh tranh trên biển ngày một gay gắt. Ông Nguyễn Văn Dũng, chủ một đôi tàu cá cho biết, “ra Vịnh Bắc Bộ, đánh cá mới nửa thời gian là vội vàng kéo lên đổ cá.
Đánh cá mà ngày đêm tim gan rối bời bởi tàu cá Trung Quốc đông quá, họ càn qua là dứt luôn lưới, mất cả cá.
Ngư trường đông tàu như vậy nên đánh hoài cũng chỉ đủ tiền dầu, không đủ chi phí sửa chữa và bạn thì cũng không có tiền chia”.
Tôi rời cửa biển Cửa Đại Cổ Lũy trong lúc người dân chuyền tay nhau lá đơn đồng loạt ký, xin ngân hàng khóa lãi suất. Nhiều người chia sẻ “tàu thì cứ xuống thu, chứ hiện nay bỏ chìm ở các cửa biển khắp nơi, Nghĩa An chết dở sống dở”.
Tại cảng Tịnh Hòa cách đó không xa, nhiều chiếc tàu của ngư dân xã Nghĩa An đang trong cảnh neo tàu, đóng cửa đã hơn 2 năm, chỉ chờ đến ngày rã ván, chìm tàu.
Theo Danviet
Trong quá trình tiếp xúc với ngư dân, phóng viên đã gặp cỗ máy kinh khủng nhất, đó là chiếc máy hiệu Weichai, seri X6170ZC550-4 của ngư dân Nguyễn Văn Thanh ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, mỗi ngày tiêu tốn 12 lít nhớt, giá thành là 12 triệu đồng.
Theo Lê Văn Chương (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Nghệ An: Trai 9X biến vùng đất cằn thành vườn dưa lưới trĩu quả
Sau khi tốt nghiệp trung học, với niềm đam mê làm nông nghiệp, Võ Mạnh Hậu, xóm 3, xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã vào Nam tìm kiếm việc làm và học hỏi cách trồng dưa lưới.
Sau khi trồng thử nghiệm thành công mô hình dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP, với hơn 500m2 ban đầu, đến nay gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng hơn 2.500m2 diện tích theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...
Đến thăm gia đình anh Hậu vào những ngày cận kề của vụ thu hoạch dưa lưới thứ 2, mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng niềm vui vẫn hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt của anh. Vì nông sản làm ra đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP.
Vườn dưa lưới được áp dụng đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo. Vì vậy, vườn dưa cho năng suất cao, đảm bảo an toàn về chất lượng và không lo đầu ra. Chỉ sau 75 ngày sau khi xuống giống cứ 1.200 gốc/500m2, anh Hậu thu hoạch được trên 1,6 - 1,8 tấn dưa.
Anh Hậu chăm sóc tỉ mỉ và để ý tới từng quả dưa, dồn hết tâm huyết để mang lại một sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt tới tay người dùng. Ảnh: Mỹ Hà.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, anh Hậu cho biết: "Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu là ở trong huyện và thành phố Vinh.Số lượng sản phẩm làm ra chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Dưa lưới trồng không khó, không tốn nhiều công chăm sóc như dưa hấu, mỗi dây cho một quả, từ 1,2- 2,2kg, với giá bán hiện nay 45 nghìn đồng/kg...."
Theo anh Hậu, với khí hậu như ở Nghệ An, mỗi năm có thể sản xuất được 2- 3 vụ dưa lưới, đến mùa lạnh có thể chuyển sang trồng cà chua và hoa ly bán vào dịp tết, trung bình 1000m2 cho lợi nhuận trên 50 - 60 triệu đồng.
"Mặc dù chi phí đầu tư nhà lưới, màng, giống, hệ thống tưới,...ban đầu tốn khoảng hơn 200 triệu đồng/500 m2, nhưng tuổi thọ của nhà lưới có thể sử dụng từ 8 đến 10 năm. Việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất (do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại)...", anh Hậu cho hay.
Theo anh Hậu, dù vốn đầu tư ban đầu theo mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tương đối cao nhưng bù lại dưa cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, bán được giá, lợi nhuận thu tốt nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh.
Tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP, đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo nên vườn dưa cho năng suất cao. Ảnh: Mỹ Hà
Anh Hậu áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Đây là hệ thống tưới nước tự động với phân bón được hòa sẵn vào trong nước giúp giảm thiểu chi phí nhân công, đặc biệt quản lý được dư lượng phân bón. Cách tưới này cũng giúp cho chất dinh dưỡng từ phân bón và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Đam mê với nông nghiệp, anh Hậu đã tự tìm tòi học hỏi, biến mảnh đất khô cằn sỏi đá thành một vườn dưa lưới trĩu quả. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Đặng Thế Sinh - Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: "Những năm qua ở Nghĩa An đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, nhưng mô hình trồng dưa lưới của anh Hậu là một trong những mô hình điển hình. Mô hình này tiết kiệm được nguồn nước, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm sạch được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, chúng tôi cũng đã tuyên truyền cho các hộ dân có điều kiện nên học tập mô hình này."
Từ mảnh đất cằn cỗi, anh Hậu đã biến thành một vườn dưa lưới trĩu quả, xanh mướt và cho năng suất cao. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Phan Thế Phương- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn ( Nghệ An) cho biết: "Tuy chi phí ban đầu để xây dựng nhà màng tương đối lớn, nhưng đây là hướng đi bền vững đang được Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân huyện cũng như UBND huyện Nghĩa Đàn khuyến khích, góp phần tạo mọi điều kiện cho người nông dân tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng."
Dù vốn đầu tư ban đầu cho mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tương đối cao nhưng bù lại dưa cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, bán được giá, lợi nhuận thu được tốt nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh. Ảnh: Mỹ Hà
Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn ( Nghệ An) là xã thuần nông, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Thành công của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo công nghệ cao này đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ KHKT, từ đó nâng cao nhận thức hơn trong việc sản xuất sản phẩm an toàn, cam kết chịu trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP...
Theo Danviet
Ô tô chở cát mất thắng tông vào nhiều mô tô, xe máy Khoảng 16h30 chiều ngày 21-6, một ô tô chở cát chạy trong nội thành phố Quảng Ngãi đã mất thắng tông vào nhiều mô tô, xe máy. Ô tô chở cát biển số 76C - 09697, chưa rõ người điều khiển lưu thông theo đường Lê Lợi từ hướng Tây - Đông. Khi đến đoạn ngã tư đường Lê Lợi - Võ Thị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
Có thể bạn quan tâm

Chồng vay người yêu cũ 700 triệu, cô ta chuyển thêm cho anh 300 triệu kèm theo một câu "nhớ giữ lời hứa" khiến vợ lao đao
Góc tâm tình
21:51:21 06/05/2025
Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi
Sao châu á
21:47:28 06/05/2025
Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF
Thế giới
21:43:35 06/05/2025
Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!
Phong cách sao
21:40:51 06/05/2025
Jack: Sao nam tai tiếng, scandal nhiều hơn cả hit, vừa "tẩy trắng" thành công?
Sao việt
21:32:49 06/05/2025
Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?
Netizen
21:32:11 06/05/2025
Hậu vệ Việt kiều Pháp mở toang cánh cửa lên ĐT Việt Nam
Sao thể thao
21:31:32 06/05/2025
Bình Phước: Đánh chết bạn nhậu vì mâu thuẫn lúc hát karaoke với loa kẹo kéo
Pháp luật
21:28:05 06/05/2025