Quảng Ngãi: Ăn cá “tử thần”, 6 người cấp cứu vì ngộ độc
Sau khi sử dụng cá nóc bắt được từ chuyến đi biển trở về và chế biến làm thức ăn, ông Đồng Trinh Hoa, thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn và 5 người khác đã bị ngộ độc, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Sáng 26/12, ông Ngô Văn Vương – Chủ tịch UBND xã Bình thuận cho biết: “Tối 25/12, sau khi đi biển về, ông Hoa đã sử dụng cá nóc bắt được để chế biến làm thức ăn cùng với 5 người thân khác. Không lâu sau, cả 6 người có hiện tượng ngộ độc nên được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam”.
6 người bị ngộ độc gồm: Nguyễn Văn Giờ, Nguyễn Minh Tòng (sinh năm 1989), ông Đồng Trinh Hoa (sinh năm 1972), ông Lê Quang Thọ (sinh năm 1976), bà Nguyễn Thị Suốt (sinh năm 1972) và cháu Lê Văn Độ (sinh năm2002). Trong số này, ông Thọ và Hoa đang trong tình trạng nguy kịch.
Video đang HOT
Dù được ví là cá “tử thần”, nhưng cá nóc vẫn được người dân đánh bắt, mua bán.
Cá nóc còn được gọi là cá cóc, cá bống hoa, cá đùi gà,…sống ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới. Cá nóc có thân dài 4 đến 40cm, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Chất độc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất là trứng. Đây là loại độc tố thần kinh (Tetrodotoxin), độc gấp 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá nóc đủ giết chết 30 người nên được ví là cá “tử thần”.
Mặc dù các cơ quan chức năng luôn cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc để làm thức ăn, tuy nhiên cho rằng thịt cá này rất ngon nên nhiều người dân vẫn bất chấp bắt, đánh bắt mang về bán, chế biến và ăn, dẫn đến hàng loạt trường hợp bị ngộ độc suýt, hoặc đã bỏ mạng.
Theo danviet.vn
Con của lãnh đạo ở Quảng Ngãi không về địa phương sau khi du học
Con của Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính, du học nhưng không về tỉnh làm việc và bị buộc hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách
Ảnh minh họa
Ngày 9/12, lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi xác nhận 4 trường hợp du học nước ngoài nhưng không về làm việc tại tỉnh và bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền khoảng 9 tỷ đồng.
Bốn người này là con của nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (vừa nghỉ hưu), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh và Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi.
Lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho hay theo quy định, du học sinh sau khi tốt nghiệp 12 tháng nếu không về trình diện và làm việc tại tỉnh mới bị xử lý.
Qua kiểm tra, đối chiếu thì bốn trường hợp này đã vượt quá thời hạn không về tỉnh công tác nên bị buộc phải hoàn trả gấp đôi tiền ngân sách đã chi trả. Trong số này có con của Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi đang làm việc ở TP.HCM, ba trường hợp khác vẫn ở nước ngoài.
Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi nói con trai có học bổng nên Nhà nước chỉ chi trả khoảng 700 triệu đồng. "Sau khi tốt nghiệp về nước, cháu vào TP.HCM tìm việc. Do vậy, tôi chấp nhận bồi hoàn lại tiền ngân sách cho tỉnh", Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi nói.
Theo Zing
Bãi tắm ở Quảng Ngãi nhuốm đen bất thường Người dân huyện Bình Sơn hoang mang vì nước biển đột nhiên chuyển màu nâu đen bất thường, kèm theo đó là nổi nhiều bọt và nhớt như có dầu. Khoảng 5 ngày qua, nước và cát ở bãi biển Khe Hai (thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chuyển sang màu nâu đen kèm nhiều bọt trắng. Nhiều...