Quảng Nam yêu cầu thủy điện xả nước để đón lũ
Mùa mưa lũ sắp đến, nhưng các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam vượt quy định hàng trăm triệu mét khối nước.
Sáng 24.8, tại cuộc họp phòng chống thiên tai năm 2017, ông Trương Xuân Tý, Chi cục trưởng Thủy lợi Quảng Nam cho biết, bốn nhà máy thủy điện có mực nước rất cao so với quy định.
Mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 hiện là 159m, vượt mức cho phép 19m, tương đương 242 triệu mét khối nước. Thủy điện A Vương mực nước lòng hồ 372m, trong khi quy định trước mùa mưa lũ là 340m, vượt 200 triệu mét khối.
Thủy điện Sông Tranh 2 phải xả 242 triệu mét khối nước để đảm bảo dung tích đón lũ. Ảnh: Đắc Thành.
Thủy điện Đăk Mi 4, mực nước cao hơn ngưỡng cho phép tối thiểu sáu mét, lượng nước buộc phải xả 50 triệu mét khối. Hồ thủy điện Sông Bung 4 mực nước cao hơn ngưỡng cho phép một mét, sẽ phải xả 11 triệu mét khối.
“Đề nghị các chủ đầu tư có kế hoạch điều tiết nước trong lòng hồ trước mùa mưa lũ năm nay nhằm tăng dung tích cắt lũ” – ông Tý nói.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch Quảng Nam đánh giá, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương rất cao. “Chủ đầu tư cần xả tối đa để đón lũ sớm. Nước hồ phải đảm bảo gần mực nước quy định” – ông Thanh đề nghị và yêu cầu trong quá trình xả phải đảm bảo không ảnh hướng đến vùng sản xuất của hạ du.
Video đang HOT
Lý giải hiện tượng hồ đầy nước, ông Nguyễn Văn Lân, Phó giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 cho rằng, năm nay mưa nhiều, nước đổ về lòng hồ lớn. “Hiện hai tổ máy phát điện với lượng nước 225 mét khối trên giây, hoạt động hết ông suất thì mực nước trong lòng hồ sẽ đúng với quy định để đón lũ” – ông Lân khẳng định.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các huyện nêu ý kiến việc người dân chưa tiếp cận nhanh chóng thông tin về lũ lụt, nhất là thủy điện xả lũ xuống hạ du. Do đó, cần có kênh thông báo nhanh chóng đến bà con để phòng chống.
Trước đề xuất này, tỉnh Quảng Nam thống nhất phương án áp dụng tin nhắn cảnh báo lũ; thủy điện xả lũ đến các số thuê bao nằm trong vùng bị ảnh hưởng.
Vào mùa mưa, các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây lụt cho hạ du. Ảnh: Đắc Thành.
Tỉnh Quảng Nam có 42 dự án thủy điện bậc thang trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, trong đó 10 dự án lớn do Bộ Công Thương phê duyệt với tổng công suất 1.156 MW; điện lượng bình quân mỗi năm 4.444 triệu kWh. Đến nay bảy công trình đã phát điện tổng công suất 895MW và ba công trình đang xây dựng.
Ngoài ra, tỉnh có 32 dự án thủy điện nhỏ và vừa, tổng công suất trên 450 MW; điện lượng bình quân mỗi năm 1.755 triệu kWh. Hiện 11 công trình đã phát điện với công suất thiết kế 140 MW; 4 công trình đang đầu tư xây dựng với công suất trên 147 MW và 14 dự án triển khai trong năm 2017 với công suất khoảng 141 MW.
Theo Đắc Thành (VnExpress)
Thủy điện Hòa Bình bất ngờ xả lũ sau nhiều năm, có gì bất thường?
Việc thủy điện Hòa Bình bất ngờ xả lũ sau nhiều năm khiến nhiều người tò mò và hoài nghi về sự bất thường của lần xả này.
Thủy điện Hòa Bình đang xả lũ, hàng ngàn m3 nước tung bọt trắng xóa.
Mới đây, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã yêu cầu Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Cụ thể, 18 giờ chiều 18/7, hồ thủy điện Hòa Bình đã mở cửa xả thứ nhất và đến 6 giờ sáng nay (19.7) mở thêm cửa xả đáy thứ 2. Trong thời gian xả, công ty thủy điện phải liên tục duy trì phát điện tối đa 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400 m3/giây.
Đây là lần đầu tiên sau 3 năm, hồ Hòa Bình mới mở cửa xả lũ. Sự việc thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân. Nhiều người tò mò, đặt nghi vấn, việc thủy điện Hòa Bình xả lũ sau nhiều năm có gì bất thường?
Về vấn đề này, chiều 19.7, ông Đặng Trần Công - Chánh Văn phòng công ty thủy điện Hòa Bình khẳng định: "Việc xả lũ là hoàn toàn bình thường chứ không có gì là bất thường".
Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua thuỷ điện Hoà Bình mở cửa xả lũ.
Theo ông Công, việc xả lũ của hồ thủy điện Hòa Bình xuất phát từ việc mưa lớn kéo dài hơn tháng qua ở miền Bắc và lại sắp đến thời gian lũ chính vụ (sau 20.7). Hiện mực nước tại hồ Hòa Bình cao hơn giới hạn cho phép 4,8 m nên việc xả lũ là cần thiết.
Ông Công cho biết thêm, trước kia khi chưa có hồ chứa của Thủy điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Hòa Bình thường xuyên mở cửa xả lũ mỗi năm khi mùa mưa bão đến. Tuy nhiên, từ khi có 2 hồ thủy điện này, đây lần thứ 2 Thủy điện Hòa Bình xả lũ (lần cuối xả vào tháng 8.2014).
Khi được hỏi về ngày đóng cửa xả, ông Công cho biết: "Chúng tôi chỉ nhận lệnh xả lũ chứ chưa ấn định ngày đóng cửa xả để tích nước, bởi phải căn cứ theo mực nước từ thượng nguồn đổ về và sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương".
Chánh Văn phòng công ty thủy điện Hòa Bình cho hay, lệnh mở cửa xả đã được thông báo đến Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ nay đến ngày 22.7, Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa, nhất là từ 20 đến 22.7 lượng mưa phổ biến 30-50 mm, có nơi lên 70-80 mm. Vì vậy thời gian tới, tùy vào tình hình mưa lũ, hồ Sơn La và Hòa Bình có thể tiếp tục phải xả lũ.
Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất lớn nhất Đông Nam Á, được khởi công từ năm 1979 đến 1994, cung cấp khoảng 1/3 sản lượng điện Việt Nam. Nó có bốn nhiệm vụ chủ yếu: Cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy. Dung tích hồ chứa là 9 tỷ m3, chiều dài đập 734 m, chiều cao 128 m. Công suất thiết kế của công trình là 1.920 MW, mực nước dâng tối đa là 120 mét.
Clip: Cận cảnh xả lũ ở đập Thủy điện Hòa Bình
Theo Danviet
Người dân bất chấp nguy hiểm xem thuỷ điện Hoà Bình xả lũ Nhiều người dân địa phương đứng xem hồ Hòa Bình xả lũ, bất chấp cột nước cuộn ra có thể gây nguy hiểm. Sáng 19/7, hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình đều xả đáy. Trong đó hồ Hòa Bình mở cửa xả thứ hai lúc 6h. Cửa xả đáy thứ nhất được mở lúc 18h hôm qua. Hồ sẽ liên tục...