Quảng Nam yêu cầu thủy điện xả lũ để đón lũ mới
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động phòng tránh đợt mưa lũ mới được dự báo có thể tiếp tục xuất hiện, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn yêu cầu các thủy điện vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ.
Hiện các hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Sông Bung 4 và Đăk Mi 4 đều đạt cao trình mực nước dâng bình thường. Để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ mới dự báo xảy ra trong thời gian đến, nhằm giảm lũ tối đa cho vùng hạ du Vu Gia – Thu Bồn, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu các thủy điện này tổ chức vận hành đưa mực nước hồ về cao trình mực nước cao nhất trước lũ.
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ. Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu các thủy điện xả lũ để đón lũ mới
Thời điểm bắt đầu vận hành kể từ 19h ngày 8/11, lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng nước về hồ, thời gian vận hành trong vòng 48 tiếng đồng hồ. UBND tỉnh yêu cầu các thủy điện đưa mực nước hồ đạt cao trình mực nước cao nhất trước lũ trước 19h ngày 10/11.
“Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa và Câu Lâu đạt mức báo động II thì các thủy điện phải vận hành giảm lưu lượng bằng lưu lượng nước về hồ và báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo việc điều tiết”, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu.
Video đang HOT
Nước lũ vẫn chảy xiết ở cầu Quảng Huế trong sáng 9/11
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các thủy điện được yêu cầu xã lũ triển khai kịp thời, báo cáo kết quả thực hiện về văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để theo dõi.
Theo quan sát của PV, do các thủy điện đồng loạt xả lũ nên sáng nay 9/11, nước lũ một số địa bàn Quảng Nam như Đại Lộc, Hội An, Duy Xuyên… đã lên trở lại ở mức báo động 2; một số tuyến đường đã bị chia trở lại. Tại thị trấn Ái Nghĩa, nước lũ cũng làm chia cắt một tuyến đường đi vào thị trấn, tại Hội An, nước vẫn còn dâng cao ngập đường Bạch Đằng…
Công Bính
Theo Dantri
Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân "chìm" trong nước
Đại Lộc, Quảng Nam là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất khi hàng loạt thủy điện ồ ạt xả lũ kèm với mưa lớn đổ về khiến hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ.
Trưa nay (5.11), ông Trần Văn Mai - Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam thông tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12, trên địa bàn huyện Đại Lộc tính đến ngày 5.11 đã có mưa to đến rất to, kết hợp với việc xả lũ của Hồ Thủy điện sông Tranh, sông Bung 4, Đăk Mi 4 làm cho mực nước các sông Vu Gia tại Ái Nghĩa dâng cao, lên mức 9.54m, trên mức báo động 3 là 0,54 m và sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 8,69m, dưới báo động 3 là 0.09 m, gây ngập nhà dân và thiệt hại một số diện tích vùng đất màu ven sông của nhân dân đã và đang xuống giống sản xuất vụ Đông 2017.
Trung tâm huyện Đại Lộc đã bị nước lũ bao vây.
"Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 24.000 hộ dân bị ngập lụt, trong đó có nhiều nơi bị ngập sâu, nước lũ cô lập. Có ông Đinh Văn Dưỡng (SN 1973, trú thôn Đại Phú, xã Đại Nghĩa), bị điện giật trong lúc dọn nhà và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Quảng Nam. Để hỗ trợ người dân vùng lũ, huyện đã chuẩn bị 400 thùng mỳ tôm, 5 tấn gạo, 200 thùng nước lọc..." - ông Mai thông tin.
Nhiều nơi ở huyện Đại Lộc bị lũ trời kèm thủy điện nhấn "chìm"
Trao đổi với ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Hiện mưa trên địa bàn còn rất lớn, các vùng trên địa bàn như huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Ban và TP Hội An đang bị ngập sâu trong nước, báo động 3. Hiện tỉnh đã chỉ đạo di dời dân cư vùng trũng bị ngập, tiếp tục cảnh báo thông tin thường xuyên cho dân biết về tình hình mưa tăng, đồng thời lũ đang về.
"Còn các thủy điện đang ở mức dâng bình thường, lưu lượng về rất là lớn. Việc điều hành vận hành liên hồ chứa song song với thời tiết mưa lũ, đây là vấn đề hết sức được quan tâm, có thể nói rằng sự phối hợp tốt nhất giữa Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh với các huyện và phối hợp với các chủ hồ rất tốt. Có thể nói rằng mục tiêu chính là không tăng lũ ở hạ lưu, trước khi mưa lũ, việc vận hành điều tiết, giảm nước ở các hồ chứa thủy điện đã được UBND tỉnh tính trước một bước, đến bây giờ ở hạ lưu đang ở báo động 3 thì các thủy điện đã tham gia cắt giảm lũ ngay. Nhất là hai hồ lớn Đắc Mi 4, Sông Tranh 2, hiện nay lưu lượng về đến 3.000m3/s nhưng điều tiết xuống hạ du chỉ 600m3/s, như vậy đang điều tiết ở 1/4 nước về hồ chứa. Việc này đã giúp cho vùng hạ lưu dù đang ở mức báo động 3 nhưng sẽ không tăng lũ thêm.
Sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống thì sẽ điều tiết cao hơn để các hồ đảm bảo cân bằng nước. Việc vận hành liên hồ chứa ở Quảng Nam mấy năm nay được triển khai tốt hơn rất nhiều, từ đó nhằm giảm lũ cho hạ lưu..." - ông Thu nói.
Theo Danviet
3 ngày sau bão, Nha Trang vẫn ngổn ngang Sau 3 ngày bão quét qua, TP.Nha Trang vẫn ngổn ngang rác. Nhiều nơi chưa có điện, cuộc sống người dân vẫn chưa trở lại bình thường. Sau cơn bão số 12 (Damrey - Con voi), nhiều nơi của TP.Nha Trang, Khánh Hòa, trở nên tan hoang, đổ nát. Trường học bị tốc mái, cây bị đổ, tàu thuyền ở nơi neo đậu...