Quảng Nam yêu cầu kiểm tra an toàn hồ chứa thủy điện, thủy lợi
Để ứng phó với bão số 8, tỉnh Quảng Nam yêu cầu rà soát, sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm, kiểm tra, đánh giá an toàn hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện trước bão số 8 – Ảnh: LÊ TRUNG
Ngày 13-10, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn tăng cường ứng phó bão số 8 và mưa lớn. Theo đó, tỉnh này yêu cầu sở ngành, các địa phương phải triển khai công tác ứng phó, đảm bảo an toàn cho phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, cửa sông và tại các khu neo đậu, bảo đảm an toàn cho người trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản.
Chủ động kiểm tra, rà soát, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nguy hiểm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, đặc biệt đối với các hồ chứa thủy lợi đã tích đầy nước, các hồ đập xung yếu, công trình đang thi công. Sẵn sàng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp để chủ động triển khai thực hiện khi có sự cố.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn để kịp thời triển khai ứng phó.
EVN sẵn sàng ứng phó bão số 8
Để chủ động ứng phó với bão số 8 và mưa lũ lớn do bão gây ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc gấp rút chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, vật tư, phương tiện để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do cơn bão có thể gây ra đối với hệ thống lưới điện.
Cán bộ kỹ thuật Điện lực Lai Châu kiểm tra thiết bị, hoàn thiện một số kỹ thuật tại trạm biến áp Ca Sin Chải, xã Tà Ngảo. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h sáng nay 12/10, bão số 8 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850 km về phía Đông-Đông Bắc. Dự báo đến 7h ngày 14/10, bão ở trên vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch COVID-19, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn EVN yêu cầu các đơn vị theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch bệnh COVID-19 để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời. Các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, vật tư, phương tiện để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất; thực hiện tốt phương châm phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh "4 tại chỗ 5K vaccine".
EVN cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát, hiệu chỉnh phương án ứng phó thiên tai phù hợp với tình hình dịch bệnh; tăng cường, chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ kiểm tra, diễn tập, chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó, khắc phục và xử lý kịp thời sự cố lưới điện sau bão. Đồng thời, yêu cầu tạm dừng các hoạt động chưa cần thiết; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, triển khai các nội dung công việc liên quan đến ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Đối với các công ty thủy điện trực thuộc, các tổng công ty phát điện, công ty thuỷ điện, EVN yêu cầu phải thường xuyên tiến hành quan trắc, thu thập thông tin về khí tượng thủy văn, chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tuyên truyền, vận hành các hồ thủy điện bảo đảm an toàn, hiệu quả; tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Các đơn vị triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình hồ đập, vùng hạ du hồ chứa, đặc biệt là các điểm xung yếu; bố trí lực lượng để chủ động xử lý kịp thời các tình huống mất an toàn có thể xảy ra, đặc biệt là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Công ty nhiệt điện trực thuộc, các tổng công ty phát điện, công ty nhiệt điện tăng cường kiểm tra hệ thống mái che, hệ thống thoát nước mặt, kho nhiên liệu, bãi thải xỉ bảo đảm vận hành an toàn, tin cậy, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Các đơn vị lưu ý dự phòng nhiên liệu cho sản xuất điện khi các địa phương thực hiện lệnh cấm biển.
Đối với Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và Công ty Truyền tải điện tăng cường kiểm tra, sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, đường dây, trạm điện và có phương án xử lý kịp thời. Đối với các trạm điện có nguy cơ bị ngập úng cần có phương án trực vận hành và phòng chống phù hợp, bảo đảm vận hành an toàn, liên tục. Các đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng tổ chức tái lập ca trực đối với trạm biến áp không người trực vận hành tại chỗ; khẩn trương gia cố các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở của các đợt mưa bão trước; khắc phục những tồn tại khiếm khuyết của lưới điện tại khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Các Tổng công ty điện lực tiếp tục tập trung chỉ đạo củng cố lưới điện, xử lý các tồn tại, gia cố các điểm xung yếu có nguy cơ bị sự cố. Đối với các trạm điện có nguy cơ bị ngập úng cần có phương án trực vận hành và phòng chống phù hợp, bảo đảm an toàn, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra.
Khi có ảnh hưởng của thiên tai gây sự cố mất điện cần nhanh chóng tổ chức xử lý, khắc phục, sớm khôi phục điện, bảo đảm an toàn cho các khách hàng đặc biệt là các phụ tải quan trọng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn; khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, tổ chức cắt tỉa cây xanh, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Trung tâm điều độ miền theo dõi sát diễn biến của thiên tai; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện, nhanh chóng chỉ huy khắc phục khi sự cố xảy ra.
Bão số 8 tiến gần Hoàng Sa, tiếp tục hướng vào miền Trung Cuối giờ chiều 12/10, bão số 8 cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 530 km về phía Đông Đông Bắc, với cường độ mạnh cấp 10-11. Dự báo, vài ngày tới, bão tiếp tục di chuyển hướng vào miền Trung. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16h ngày 12/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,7 độ...