Quảng Nam xin chuyển đổi 25ha rừng làm đường vùng sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam xin chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với diện tích khoảng 25ha sang mục đích khác, để triển khai thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh.
Núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, nơi có vùng trồng sâm Ngọc Linh – Ảnh: LÊ TRUNG
Ngày 23-6, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay vừa có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải trình các nội dung liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng – Đăk Lây (huyện Nam Trà My).
Theo báo cáo được ông Hồ Quang Bửu – phó chủ tịch UBND tỉnh – ký, dự án này nằm trong đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ( sâm Việt Nam) đến năm 2030 được Văn phòng Chính phủ thống nhất vào năm 2015, được thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư.
Qua kiểm tra đối chiếu ranh giới dự án với quy hoạch phân khu của khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, diện tích bị ảnh hưởng là 26,5ha, nằm trong các phân khu như: phân khu vùng phục hồi sinh thái 9,52ha có hiện trạng là rừng tự nhiên, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có hiện trạng rừng tự nhiên là 15,65ha.
Video đang HOT
Việc đề xuất dự án này được triển khai và phê duyệt trước thời điểm quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, dự án trước đây đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất, có công văn trình Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác để thực hiện dự án, bộ chưa nhận được phản hồi.
Việc phê duyệt đầu tư dự án và thời điểm trình hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (trong đó có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15,65ha) từ tháng 3-2020, trước thời điểm tỉnh ban hành quyết định về phê duyệt thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh.
Theo tỉnh này, dự án phù hợp với nghị quyết số 83 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Nam, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng năm huyện Nam Trà My.
Trước đây dự án này được cấp có thẩm quyền phê duyệt với quy mô công trình giao thông cấp IV, tổng chiều dài tuyến 10,4km, diện tích sử dụng đất 17ha, trong đó diện tích quy hoạch rừng đặc dụng bị ảnh hưởng là hơn 14ha. UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Hiện nay dự án có sự thay đổi về quy mô, với tổng diện tích là 26,5ha, gồm quy hoạch rừng đặc dụng 24,11ha và ngoài quy hoạch lâm nghiệp 2,39ha, thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Huyện Nam Trà My cũng có tờ trình về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 07 (đánh giá tác động môi trường) công trình này cho phù hợp với quy mô thực tế hiện nay (tăng 11,82ha so với diện tích ban đầu).
Tỉnh đã thống nhất gia hạn thời gian thực hiện dự án và phê duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu đánh giá tác động môi trường. Huyện Nam Trà My đang triển khai thực hiện các thủ tục.
Phát triển Sâm Việt Nam mang thương hiệu sản phẩm quốc gia
Chiều 15/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo xây dựng chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng năm 2045.
Sâm Ngọc Linh được xem như "Quốc bảo" của Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết: Xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng thu nhập cho người làm rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc phát triển thương hiệu Sâm Việt Nam phải bám sát yêu cầu là thương hiệu quốc gia, có giá trị vượt trội, ưu việt; tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm tham gia trồng, chế biến Sâm; khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết, trong đó có liên kết, hợp tác với nông dân, bảo đảm sinh kế cho người dân.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sâm Việt Nam là loại dược liệu quý, hiếm, với những công dụng đặc biệt mà ít loài cây dược liệu có được. Hiện nay, một số địa phương đã nuôi trồng, phát triển Sâm, trong đó chủ yếu là sâm Ngọc Linh được trồng ở tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, với hơn 6.000 ha. Một số địa phương đã tập trung chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường tiêu thụ trong nước. Hoạt động gây trồng, phát triển sâm bước đầu đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; đồng thời cải thiện hạ tầng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc tiêu thụ, chế biến Sâm còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như: Thiếu quy hoạch phát triển nguồn nhiên liệu, thiếu nguồn giống đảm bảo chất lượng; thiếu cơ sở chế biến sâu, công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu còn hạn chế... Hội thảo được tổ chức nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, loài cây đặc hữu có giá trị kinh tế cao.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Liên, Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Sâm Ngọc Linh cho rằng: Từ khi được gọi là Quốc bảo, cây Sâm Ngọc Linh không chỉ là đối tượng cây trồng đơn thuần trong danh mục trồng trọt của nông nghiệp Việt Nam, mà đã trở thành đối tượng đặc biệt, được bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, hiện cây Sâm Ngọc Linh mới chỉ được khai thác như một đối tượng kinh tế chứ chưa được nhìn nhận như một Quốc bảo.
Bà Nguyễn Thị Thu Liên kiến nghị, nguồn gen giống gốc Sâm Ngọc Linh bản địa cần phải được bảo tồn để không bị lai tạp; nhanh chóng xây dựng một chiến lược thương hiệu quốc gia cho Sâm Ngọc Linh, khuyến khích và đầu tư nguồn lực Nhà nước cho việc ra đời những siêu phẩm chiết xuất, chế biến từ Sâm Ngọc Linh có giá trị và công dụng vượt trội; có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng... Đồng thời, trước khi mở rộng vùng trồng cây sâm Ngọc Linh cần phải xây dựng hồ sơ lý lịch tư pháp và sinh học đặc biệt được số hóa và mã hóa cho loại cây này.
Tại Quảng Nam, sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương và cơ chế chính sách để bảo tồn, phát triển cây Sâm Ngọc Linh. Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp sản xuất. Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh được xác định là 15.567 ha. Đến nay, 20 doanh nghiệp và người dân đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh với trên 1.600 ha. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh chưa có chương trình, định hướng cụ thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy, việc đề xuất xây dựng "Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) tại Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến 2045" là rất cần thiết.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Cần phát triển cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) thành ngành công nghiệp sản xuất đạt thương hiệu sản phẩm quốc gia và đưa ngành sản xuất, chế biến sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Quảng Nam phấn đấu đến năm 2045 trở thành trung tâm cung ứng Sâm Ngọc Linh trên toàn quốc; sản xuất, cung ứng cây giống Sâm Ngọc Linh, sâm nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ Sâm, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc.
Tỉnh Quảng Nam đề xuất các bộ, ngành tham mưu Chính phủ sớm ban hành Chương trình phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam); đồng thời có những cơ chế hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ Sâm núi Ngọc Linh; hỗ trợ xây dựng Bộ tiêu chuẩn sản xuất giống, trồng, thu hoạch... phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho Sâm Ngọc Linh tiếp cận với thị trường thế giới.
Đồng thời, có cơ chế chính sách riêng đủ mạnh về tín dụng đối với việc đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh nói riêng và các loại dược liệu khác nói chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, cơ sở pháp lý để xác nhận cây Sâm Ngọc Linh hiện trồng ở Quảng Nam là Sâm nuôi trồng nhân tạo (không phải là sâm tự nhiên trong phụ lục của CITES); định hướng về chủ trương trồng Sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng.
Vĩnh Phúc: Tập trung triển khai dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO) đang tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các địa phương trong tỉnh bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc các đơn vị thi công... triển khai Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc đảm bảo hoàn thành đúng tiến...