Quảng Nam xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường
Ngày 18/8, tại Quảng Nam diễn ra Hội thảo “ Xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường” Hội thảo là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ sự kiện “Những ngày văn hoá Nhật Bản tại Quảng Nam và Giao lưu văn hoá Hội An – Nhật Bản” diễn ra từ ngày 17/8-19/8.
Hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường” vừa diễn ra tại Hội An, Quảng Nam trong ngày 18/8
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Phạm Hồng Quảng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam nhấn mạnh: Hiện nay, các đô thị trên thế giới đang hướng đến phát triển bền vững. Do đó, phát triển đô thị xanh – đô thị thông minh sẽ là xu hướng chung và trở thành mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia.
Tại Việt Nam, nhiều thành phố lớn ở Việt Nam như TPHCM, Đà Nẵng đã sớm có đề án xây dựng thành phố thông minh, trong đó, chú trọng tiêu chí giải quyết các vấn đề “ nóng” về môi trường trong quá trình phát triển đô thị.
Đây cũng là vấn đề được chính quyền tỉnh Quảng Nam quan tâm từ rất sớm với quan điểm “phát triển đô thị thông minh là xu thế tất yếu với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phương tiện khác có liên quan”. Và TP Tam Kỳ được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho phép nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm đô thị thông minh tại Quảng Nam.
Hội thảo lần này là một dịp để lãnh đạo chính quyền và các sở, ngành chức năng của tỉnh muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu… góp phần định hướng kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình đô thị thông minh theo hướng sinh thái, môi trường xanh, tiết kiệm năng lượng phù hợp nhất tại thành phố Tam Kỳ – tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm thảo luận từ các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị xanh – đô thị thông minh ở Nhật Bản cùng đại diện chính quyền và các cơ quan chức năng quản lý lĩnh vực liên quan tại Quảng Nam và các địa phương lân cận.
Video đang HOT
Đa số các ý kiến đóng góp đều có điểm chung ở quan điểm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương để xây dựng đô thị xanh – đô thị.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Đa số ý kiến chuyên gia cho rằng cần có một khung pháp lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong xây dựng đô thị xanh – đô thị thông minh
Ông Tomoaki Tosuka – Phó Giám đốc nghiên cứu Quỹ FMMC chia sẻ, tại Nhật Bản, chính quyền trung ương là đưa ra những chính sách chung để chính quyền địa phương lên kế hoạch xây dựng thành phố thông minh phù hợp với bối cảnh của từng chính quyền địa phương, tuỳ vào năng lực của địa phương, với sự hỗ trợ về mặt tài chính và nhân sự từ chính quyền trung ương.
Ông Tomoaki Tosuka cũng đưa ra mô hình thành phố thông minh gắn với nâng cao năng lực quản trị năng lượng, bảo vệ môi trường tại hai thành phố của Nhật là Fujisawa và TP Takamatsu.
Trong đó, tại Fujisawa, trong cộng đồng có nhiều nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời chứa trong nhữn bình acqui lớn . Mỗi nhà có một hệ thống kiểm soát hệ thống nguồn điện riêng, hiển thị thông số điện năng tiêu thụ trong từng nhà.
Tại Takamatsu, có dịch vụ công kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với chính quyền thành phố trong mục tiêu chung xây dựng đô thị xanh – đô thị thông minh.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, ông Trần Quốc Thái – Phó Cục trưởng cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cũng nhấn mạnh tăng trưởng xanh là chìa khoá để phát triển bền vững. Cần loại bỏ lối mòn phát triển đô thị trước rồi mới làm sạch sau. Đồng thời, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cần nghiên cứu các giải pháp khác trong xây dựng và phát triển thị xanh.
Đại diện Cục phát triển đô thị cũng chia sẻ về việc xây dựng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh với các bước: Rà soát, xây dựng khung pháp lý chung; Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng và triển khai thí điểm áp dụng khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị…
Ông Trần Quốc Thái cũng lưu ý một thực tế là nhiều thành phố đầu tư xây dựng hệ thống dữ liệu chung ban đầu rất tốt, và cũng cho thấy hiệu quả rõ ràng. Nhưng về sau, lại thiếu nguồn đầu tư duy trì, cập nhật, phát triển hệ thống dữ liệu, dẫn đến dữ liệu chung ban đầu bị lạc hậu.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Thâm canh gối vụ vừa tiết kiệm nước vừa có thêm 30 triệu mối năm
Trước những tác động của biến đổi khí hậu, thời gian qua ngành nông nghiệp Duy Xuyên (Quảng Nam) đã hỗ trợ nông dân chuyển một số đất lúa bấp bênh nước tưới sang sản xuất nhiều loại cây trồng cạn, giúp nhà nông nâng cao giá trị kinh tế
Ông Lê Trung Ba - Phó ban Nông nghiệp xã Duy Phước (Duy Xuyên) cho biết, mỗi vụ nông dân địa phương gieo sạ khoảng 500ha lúa. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng ngày càng xuất hiện gay gắt và kéo dài trên diện rộng khiến một số diện tích lúa trên địa bàn xã hay bị thiếu hụt nguồn nước tưới, nhất là trong vụ hè thu.
Người dân xã Duy Phước thu hoạch đậu phụng trồng trên những chân đất lúa chuyển đổi trong vụ đông xuân vừa qua. Ảnh: N.P
Trước tình trạng đó, 3 năm qua xã Duy Phước cùng các đơn vị liên quan tích cực vận động nông dân chuyển đổi 20ha đất lúa nằm ở những khu vực cuối kênh thường khó khăn nước tưới sang gieo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu nhằm nâng cao thu nhập.
Ông Ba nói: "Số diện tích đất lúa chuyển đổi nêu trên chủ yếu ở các thôn Hà Nhuận, Triều Châu, Hà Bình, Câu Lâu Đông, Câu Lâu Tây, Lang Châu Bắc, Lang Châu Nam. Để giúp nhà nông có điều kiện phát triển sản xuất theo phương thức hàng hóa tập trung, từ nguồn vốn do cấp trên hỗ trợ và linh hoạt huy động, lồng ghép các kênh vốn khác, xã Duy Phước đã đầu tư xây dựng nhiều công trình điện thủy lợi hóa nhằm đảm bảo cung ứng nước tưới".
Thực tế cho thấy, nhờ chủ động nước tưới nên người dân dễ dàng luân canh, xen canh, gối vụ nhiều loại cây trồng cạn chủ lực như bí đao, bắp lai, đậu phụng, bắp nếp, đậu xanh và rau ăn lá. Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm 1ha đất chuyển đổi này mang lại cho nông dân mức thu nhập khoảng 100 - 110 triệu đồng, tăng 20 - 30 triệu đồng/năm.
Ông Văn Bá Năm - Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết thêm, trước những diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, trong vòng 5 năm trở lại đây bình quân mỗi vụ ngành nông nghiệp huyện cùng chính quyền cơ sở hỗ trợ và hướng dẫn người dân chuyển khoảng 110 - 160ha đất lúa bấp bênh nước tưới sang sản xuất nhiều mô hình khác nhau.
"Trong số diện tích đất lúa chuyển đổi nêu trên, phần lớn nông dân trồng các loại cây như đậu xanh, bắp, đậu phụng và cỏ voi nguyên liệu phục vụ chăn nuôi bò thâm canh, còn lại một phần thì đầu tư cải tạo mặt ruộng để thả sen kết hợp với nuôi một số loại cá nước ngọt. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết mô hình chuyển đổi đều cho giá trị kinh tế cao gấp 1,5 - 3 lần so với gieo sạ lúa. Đây được xem là phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp" - ông Năm nói.
Theo Nhã Phương (Báo Quảng Nam)
Đô thị thông minh phải dự báo được kẹt xe, ngập nước "Bây giờ mà người dân có hỏi khi nào, chỗ nào kẹt xe, ngập nước thì chúng ta trả lời được không? Không thể trả lời. Đô thị thông minh là phải trả lời trước được vấn đề đó, phải giải quyết được những vấn đề bức xúc đang tồn tại bằng các phần mềm mô phỏng và dữ liệu phân tích để...