Quảng Nam: Xây dựng đặc sản gà tre đèo Le thành sản phẩm OCOP
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu giống gà tre -đặc sản của vùng đất Quế Sơn dưới dạng nhãn hiệu tập thể.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long cho biết, gà tre đèo Le có nguồn gốc từ loài gà kiến (gà rất nhỏ con) xưa kia được người dân nuôi, thả rông trong vườn. Ban ngày chúng đi tìm các loại thức ăn như côn trùng, mối, lúa…; tối ngủ ở những bụi tre quanh nhà. Lâu ngày như vậy, dân làng đặt tên cho giống gà này là gà tre và thương hiệu gà tre Quế Sơn có từ đó. Gà tre được nuôi nhiều tại các xã miền núi như: Quế Long, Quế Phong, Quế An, Quế Hiệp…
Hiện gà tre đèo Le đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu và sẽ xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của xứ Quảng. Ảnh: Trần Hậu
Hiện toàn xã Quế Long có hơn 90% số hộ nuôi gà, trong đó có 60 hộ chăn nuôi với quy mô lớn, 6 hộ nuôi gà giống để nhân bán. Các hộ chủ yếu nuôi giống gà tre truyền thống và gà kiến thả vườn (gà ta). Những năm qua, nhờ nuôi gà mà nhiều hộ vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống. Điển hình là hộ Nguyễn Văn Công, Lê Văn Minh (ở thôn Lộc Thượng 1), Phan Thị Tiền (ở thôn Xuân Quê 1)… với thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/hộ/năm.
Ông Nguyễn Văn Công (52 tuổi, ở thôn Lộc Thương 1) chia sẻ: “Điểm mạnh của giống gà này là dễ nuôi, sức đề kháng cao, thức ăn cũng dễ mua gồm bột bắp, lúa, phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay gia đình tôi nuôi 1.500 con/lứa, mỗi năm nuôi 3 lứa, cùng với đó là cung cấp giống cho các hộ nuôi trên địa bàn. Mỗi năm, từ việc nuôi gà, tôi lãi trên 200 triệu đồng”. Bà Phan Thị Tiền (thôn Xuân Quê 1) cho biết, gia đình bà nuôi gà tre đã hơn 10 năm. “Hiện gia đình nuôi từ 600-800 con/lứa, năm 3 lứa. Trung bình mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng gần 3.000 con, với giá bán từ 110.000 – 120.000 đồng/kg, cộng với việc bán giống gà tre, tôi lãi hơn 100 triệu đồng” – bà Tiền cho hay.
Video đang HOT
“Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề nuôi gà tre truyền thống này, xây dựng thành sản phẩm tiêu biểu theo chương trình “mỗi xã một sản phẩm” để nâng cao thu nhập cho bà con” – ông Hồ Anh Trung – Chủ tịch UBND xã Quế Long cho hay.
Theo Danviet
Nuôi gà trên đồi, mỗi năm người dân Yên Thế thu tới 1.200 tỷ
Huyện Yên Thế (Bắc Giang) hiện có khoảng 3,3 triệu con gà, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 12 - 14 triệu con, mang lại giá trị sản xuất khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Những năm qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng chú trọng chăn nuôi gà đồi theo hướng bền vững, từ đó phát huy thương hiệu, ngăn chặn gà nhập lậu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhiều thăng trầm
Sau hơn 10 năm phát triển, chăn nuôi gà đồi hiện trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện miền núi Yên Thế. Năm 2011, gà đồi Yên Thế là vật nuôi đầu tiên trong cả nước được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ độc quyền.
Với sự nỗ lực của người chăn nuôi cũng như các cấp chính quyền địa phương, gà Yên Thế được tiêu thụ mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố, góp phần đáng kể ngăn chặn gà nhập lậu. Nông dân Yên Thế đã thực sự hưởng lợi từ thương hiệu do chính họ tạo nên.
Chăn nuôi gà đồi tại xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế. Ảnh: Văn Thư
Ông Thân Minh Sâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: Bên cạnh nâng cao chất lượng giống, sản phẩm, địa phương còn luôn tích cực tuyên truyền, quảng bá thương hiệu "gà đồi Yên Thế".
UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế có sự tham gia của lãnh đạo Bộ NNPTNT, Công Thương, KHCN, các địa phương lân cận và nhiều doanh nghiệp thu mua.
Nhưng cần biết rằng, đã có lúc, con gà cũng khiến nhiều gia đình nơi vùng cao này "tán gia, bại sản". Do có thời điểm bà con tăng quy mô đàn ồ ạt, thiếu định hướng khiến gà Yên Thế luôn phải đối mặt với sức ép về thị trường tiêu thụ.
Mặt khác, người nuôi thiếu sự chọn lựa giống, chỉ chú trọng vào loại gà lớn nhanh, mã đẹp... làm cho chất lượng thịt kém, người mua quay lưng. Trong khi đó, vấn đề kiểm soát nguồn thức ăn, thuốc thú y khiến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm luôn đặt ra nhiều dấu hỏi.
Đó là chưa kể dịch bệnh luôn đe dọa người chăn nuôi, vào các năm 2008 - 2010, hàng triệu con gà chết vì dịch bệnh, phải tiêu hủy. Hay như việc thiếu thông tin trong chăn nuôi vào năm 2014 khiến hàng nghìn gia đình rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần do tăng đàn đột xuất, trong khi giá gà "lao dốc" không phanh...
Những vấn đề trên đặt ra cho chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế nhiệm vụ phát triển gà đồi theo hướng bền vững. Cụ thể, phải xây dựng được các mô hình chăn nuôi vừa giữ vững, phát huy được thương hiệu sẵn có, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao và được thị trường đón nhận...
Xây dựng chuỗi liên kết
Từ năm 2012 đến nay, địa phương rất chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm gà đồi, thực hiện hiệu quả đề án sản xuất, cung ứng gà; chú trọng xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh liên kết chăn nuôi - tiêu thụ... Trong đó, tỉnh Bắc Giang dành nhiều tỷ đồng hỗ trợ công tác lai tạo, thuần hóa các giống gà phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương. Các giống gà hiện được bà con nuôi chủ yếu gồm: Gà ri lai chiếm khoảng 55%, Mía lai 35%, còn lại là lai chọi, lai Hồ, lai Đông Tảo...
Ngoài ra, UBND huyện Yên Thế phối hợp Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nghiên cứu, lai tạo thành công giống gà VP34, mang những đặc trưng riêng như: Khỏe, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon... Hiện, giống gà này bước đầu được giao cho một số hộ nuôi thí điểm, cho hiệu quả tích cực và đang hoàn thành các thủ tục liên quan để đưa vào chăn nuôi đại trà.
Bên cạnh việc chuẩn hóa con giống, các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn đã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp, HTX hoặc hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác... Thời gian chăm sóc được ghi chép đầy đủ, theo dõi chặt chẽ theo quy trình VietGAP, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sản xuất sạch, giá trị cao...
Đơn cử như Công ty TNHH Giang Sơn đã liên kết với 80 hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn huyện; HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế ký hợp đồng cam kết tiêu thụ hơn 60.000 con gà, tạo ra các chuỗi từ chăn nuôi đến chế biến, tiêu thụ...
Bà Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Giang Sơn cho biết: Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi ; sản phẩm được kiểm soát về chất lượng, gắn tem, kẹp chì truy xuất nguồn gốc, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá thu mua được ấn định ở mức ổn định 68.000 - 70.000 đồng/kg tùy loại, cao hơn từ 10.000 - 12.000 đồng/kg so với thị trường, bảo đảm các hộ có lãi. Đổi lại, các hộ cam kết nhập giống, chăn nuôi theo quy trình hướng dẫn, chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng của doanh nghiệp.
Chính quyền tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, HTX xây dựng các điểm thu mua, gắn tem, logo thương hiệu đã được bảo hộ. Mặt khác, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong vùng thu giữ, xử lý sản phẩm nhái thương hiệu "gà đồi Yên Thế"; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra thú y, kiểm soát tốt vật nuôi ra, vào huyện; chú trọng quản lý thương hiệu, gắn trách nhiệm đến từng hộ chăn nuôi...
Theo Danviet
Sản xuất tiêu sạch không lo đầu ra, giá bán cao hơn tới 5 triệu/tấn Chính việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới giúp cây tiêu sinh trưởng khỏe hơn, giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, mỗi tấn tiêu sạch có giá bán cao hơn từ 2,5-5 triệu đồng so với tiêu bình thường. Giá bán tiêu cao hơn bình thường từ 2,5-5 triệu đồng/tấn Về thăm hợp tác xã (HTX) nông dân Nguyên Tiêu ở...