Quảng Nam ứng phó khô hạn
Nhiều diện tích lúa được chuyển qua cây trồng khác hoặc chấp nhận bỏ hoang là giải pháp được tỉnh Quảng Nam thực hiện để đảm bảo đủ nước tưới cho vụ Hè Thu (HT).
Hiện nay các địa phương của tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu bước vào vụ sản xuất Hè Thu. Ảnh: Lê Khánh.
Thiếu nước, xâm nhập mặn là thực trạng mà nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam thường xuyên đối mặt trong mỗi vụ lúa HT trong những năm qua.
Để ứng phó với tình trạng này, vụ HT năm nay các ngành chức năng đã tính đến nhiều phương án để đảm bảo hiệu quả và năng suất cho diện tích lúa dự kiến sản xuất trên địa bàn.
Huyện Duy Xuyên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn về vấn đề hạn, mặn của tỉnh Quảng Nam. Vụ HT 2020, toàn huyện dự kiến sản xuất 3.570ha lúa.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên, từ tháng 5 đến tháng 8, cường độ nắng nóng khá gay gắt và kéo dài, nhận định nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1 độ C.
Bên cạnh đó, lượng mưa trong tháng 5 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 25%. Lưu lượng dòng chảy từ tháng 5 đến tháng 9 trên sông Thu Bồn sẽ thiếu hụt. Sau khi kết thúc vụ ĐX, cao trình các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn đều thấp hơn so với cùng kỳ.
Nhiều khả năng, nguy cơ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn diễn ra phức tạp. Dự báo, diện tích hạn, mặn trong năm vụ HT của toàn huyện khoảng 1.550ha.
Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên cho biết, trước mắt huyện sẽ cố gắng sản xuất hết diện tích dự kiến. Đồng thời đã chuẩn bị kinh phí chống hạn mặn về nhiên liệu và máy móc cần thiết khác cho các trạm bơm trên địa bàn hơn 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Nếu trong thời gian tới không có mưa thì các hồ chứa trên địa bàn sẽ không cung cấp đủ nước. Do đó phải huy động các trạm bơm để bơm nước từ sông Thu Bồn. Trong trường hợp nước không đủ thì vào thời điểm gieo sạ sẽ chấp nhận cắt một số diện tích cuối kênh để bảo vệ diện tích còn lại”, ông Tường nói.
Các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam đang tìm mọi biện pháp để đảm bảo nước tưới trước nguy cơ hạn, mặn. Ảnh: Lê Khánh.
Tại TX. Điện Bàn, vụ HT năm nay, toàn TX dự kiến sản xuất khoảng 5.400ha lúa. Theo ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Nông nghiệp TX Điện Bàn, đến thời điểm hiện tại thì địa phương đã chủ động các phương án phòng chống hạn, mặn để sản xuất hết diện tích dự kiến.
“Hiện nay, độ nhiễm mặn trên các con sông cung cấp cho diện tích lúa của địa phương có thời điểm đã lên rất cao, ảnh hưởng đến cây trồng. Do đó, để đảm bảo sản xuất, TX. Điện Bàn đã tiến hành đắp 2 đập ngăn mặn, 1 đập ở phường Điện Ngọc và 1 đập ở trạm bơm Tiên Nam, thuộc cánh ở cầu Câu Lâu”, ông Chơi nói.
Liên quan đến vấn đề đảm bảo nước tưới cho vụ HT, ông Đỗ Văn Tường, Giám đốc Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam cho biết, cuối năm 2019, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là các hồ chứa lớn mà Cty quản lý có một số hồ không được đầy nước vì mùa mưa lũ năm 2019 mưa ít.
Kết thúc mùa mưa lũ, một số hồ chứa không về được mực nước dâng bình thường nên trong quá trình tưới vụ ĐX thì đảm bảo còn vụ HT thì có 5 hồ thiếu nước. Nếu trong thời gian tới không có mưa, thì chắc chắn lượng nước các hồ này cung cấp cho diện tích lúa sẽ không đủ.
Do đó, Cty đã dự tính kỹ và sẽ phải cắt giảm diện tích, tổng diện tích cắt giảm là khoảng 460ha. Những diện tích này sẽ chuyển đổi qua cây trồng khác, có một số nơi không có nguồn nước luôn thì phải bỏ”, ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, về hệ thống trạm bơm lấy nước trên các sông Vu Gia, Thu Bồn và Vĩnh Điện thì hiện nay các hồ chứa thủy điện cơ bản đảm bảo mực nước theo quy trình. Cho nên việc cung cấp nước vừa phát điện vừa xả về hạ du thì hệ thống Vu Gia cơ bản đảm bảo. Hệ thống Thu Bồn còn phụ thuộc vào thủy điện Sông Tranh và thủy điện Đăk Mi.
Trước vấn đề này, đại diện Cty thủy điện Sông Tranh 2 thông tin thêm, lưu lượng trung bình mà Cty cấp nước hạ du từ đầu năm 2020 đến nay là 38,54m3/s, gấp 1,37 lần lưu lượng về hồ. Theo đó, tổng lượng nước cấp cho hạ du tương ứng trong thời gian qua khoảng 433 triệu m3. Hiện nay, hồ chứa vẫn tích trữ được nguồn nước phục vụ nhu cầu sử dụng của địa phương vào cao điểm mùa khô mùa khô năm 2020, đặc biệt là giai đoạn cấp nước tăng cường đổ ải vụ HT.
Ông Trương Xuân Tý, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, trong vụ HT năm 2020 toàn tỉnh sẽ sản xuất 42.000ha lúa. Nếu trong thời gian tới không có mưa bổ sung, mặn xâm nhập sâu thì diện tích cần phải thực hiện các biện pháp chống hạn, xâm nhập mặn khoảng 9.000 – 10.000ha.
Chi tiền hỗ trợ cho dân rồi thu lại: Cán bộ xã trần tình
Trưởng thú y xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) khẳng định, việc tổ thú y xã thu lại toàn bộ tiền hỗ trợ mà các hộ chăn nuôi nhận được là đúng.
Trả lời VTC News về việc hàng trăm hộ chăn nuôi ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhận tiền hỗ trợ tại UBND xã rồi ngay sau đó bị tổ thú y thu lại toàn bộ, bà Nguyễn Thị Đó - Trưởng thú y xã khẳng định, việc này hoàn toàn đúng theo nội dung cam kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thú y.
UBND xã Duy Sơn.
Theo bà Đó, đầu năm 2019, Duy Sơn là một trong 2 xã của huyện Duy Xuyên được nhận gói hỗ trợ dành cho các hộ chăn nuôi. Ngay khi tiếp nhận đề án của tỉnh, UBND xã Duy Sơn ra quyết định thành lập tổ thú y và phân công bà Đó làm tổ trưởng.
"Ngoài tôi ra thì tổ thú y xã còn có 4 thú y viên. Mỗi thú y viên phụ trách 2 thôn, có trách nhiệm khảo sát các hộ chăn nuôi và lên thống kê số lượng trâu, bò, lợn. Sau đó, tổ thú y soạn hợp đồng cam kết với chủ hộ chăn nuôi về việc tiêm vaccine trọn gói", bà Đó nói và giải thích thêm, trong năm 2019, tổ thú y tiêm 2 đợt vaccine lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho gia súc của 516 hộ trong xã.
Toàn bộ chi phí đều do tổ thú y ứng ra để triển khai, dự kiến sẽ thu hồi khi các hộ chăn nuôi nhận được hỗ trợ từ tỉnh.
Theo bà Đó, chính nội dung không đầy đủ của giấy mời là nguyên do khiến các hộ chăn nuôi hiểu lầm.
Về nguyên do khiến người dân không đồng tình nộp lại toàn bộ số tiền sau khi ký nhận hỗ trợ, bà Đó lý giải: "Nội dung giấy mời mà UBND xã gửi đến các hộ chăn nuôi chỉ đề cập tới việc bà con được nhận hỗ trợ, tuyệt nhiên không có yêu cầu người chăn nuôi hoàn trả toàn bộ số tiền đó cho tổ thú y. Hiện tổ thú y chỉ mới thu hồi hơn 7 triệu đồng từ 44 hộ, nhiều hộ hôm trước ký nhận hỗ trợ từ kế toán xã nhưng nhất quyết không bàn giao. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức họp dân để giải thích mọi việc rõ ràng".
Như VTC News phản ánh, ngày 12/5 vừa qua, UBND xã Duy Sơn gửi giấy mời các hộ chăn nuôi đến nhận tiền hỗ trợ khi tham gia dịch vụ thú y trọn gói năm 2019. Sau khi đặt bút ký và cầm tiền, người dân ngỡ ngàng khi bị yêu cầu trả lại.
Chị Phan Thị Hoa (thôn Trà Kiệu Tây) kể: "Năm ngoái, gia đình tôi nuôi 4 con lợn nên xã chi hỗ trợ 80 nghìn đồng (20 nghìn đồng/con). Thế nhưng, ngay khi nhận tiền xong ở bàn kế toán xã thì tôi được yêu cầu bàn giao toàn bộ số tiền cho tổ thú y".
Ông Hòa vẫn giữ 40 nghìn đồng và nhất quyết không chịu bàn giao cho tổ thú y.
Cũng nhận được yêu cầu tương tự nhưng ông Trần Hòa (thôn Trà Kiệu Tây) nhất quyết không trả.
Ông Hòa nói: "Khi chúng tôi thắc mắc hà cớ gì Nhà nước hỗ trợ dân mà bị thu lại thì bên thú y bảo rằng đó là tiền dân phải trả chi phí suốt 1 năm tổ thú y phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho gia súc. Điều hết sức vô lý là giữa dân và đội ngũ thú y không hề có giao kèo nào cả. Thậm chí, lực lượng thú y đi làm những công việc trên đều được mỗi hộ bồi dưỡng 5-10 nghìn đồng".
Ngoài nỗi bức xúc vì bị thu hồi toàn bộ số tiền vừa nhận, hàng trăm hộ chăn nuôi khác ở xã Duy Sơn còn bày tỏ sự hoài nghi về việc chi hỗ trợ chậm trễ của UBND xã. Theo họ, cũng thuộc diện được hỗ trợ như xã Duy Sơn nhưng các hộ chăn nuôi ở xã Duy Trung nhận tiền từ cuối năm 2019.
Về vấn đề này, ông Trần Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn - giải thích, do dịch bệnh COVID-19 nên xã không thể triển khai sớm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên - xác nhận, huyện có nắm bắt sự việc và Phòng Tài chính huyện sẽ rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan đến hỗ trợ hộ chăn nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại xã Duy Sơn.
Vừa nhận tiền hỗ trợ từ xã, dân chưng hửng vì bị thu lại không sót đồng nào Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam vừa phấn khởi nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi từ xã chi trả thì ngay lập tức họ chưng hửng vì bị tổ thú y thu hồi. Xã mời dân tới nhận, tổ thú y lập tức thu hồi Những ngày gần đây, người dân xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam bàn tán...