Quảng Nam tuyên truyền đến người dân vùng cao không đốt rừng làm rẫy
Tại Quảng Nam, thói quen đốt thực bì, phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương đã gây ra nhiều vụ cháy rừng quy mô lớn.
Nắng nóng gay gắt ở vùng cao tỉnh Quảng Nam tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Thói quen đốt thực bì, phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương đã gây ra nhiều vụ cháy rừng quy mô lớn. Mới đây nhất là vụ cháy hơn 32 héc ta rừng phòng hộ tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam. Chính quyền và ngành chức năng các địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
Các trường hợp đốt rừng làm rẫy ở Quảng Nam đều không tuân thủ quy định về sử dụng lửa.
Dọc Quốc lộ 14G từ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đến huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, 2 bên đường thi thoảng lại xuất hiện đám cháy. Lửa bùng phát từ rẫy keo lá tràm vừa thu hoạch của người dân địa phương, sau đó lan rộng, trùm cả quả đồi. Nơi đây, người dân vẫn duy trì thói quen đốt rẫy lấy tro gieo trỉa lúa trên phần đất đã thu hoạch cây keo. Đốt xong, người dân không trỉa lúa ngay mà 3 năm sau mới trỉa lúa. Tuy nhiên, cũng có hộ dân luân canh theo kiểu vừa trồng keo vừa trỉa lúa, tức là trồng lúa rồi trồng xen cây keo vào. Sau khi thu hoạch lúa thì cây keo phát triển tự nhiên.
Anh ARất Đây ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ở gần khu vực vừa xảy ra vụ cháy 32,5 ha rừng phòng hộ cho biết, gia đình anh có 30 ha keo, mỗi lần thu hoạch, gia đình anh đều phát dọn, đốt rẫy sạch sẽ để trồng lúa ba trăng.
Hơn 32ha rừng phòng hộ ở xã Mà Cooi, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bị thiêu rụi do đốt rẫy.
Video đang HOT
Mấy năm trở lại đây, người dân các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam không đốt rừng tự nhiên để lấy đất canh tác lúa nữa mà chủ yếu đốt rẫy ở phần diện tích đất trồng keo, đợi mưa xuống thì trỉa lúa. Rễ keo nhanh mục tạo thành phân bón cho lúa. Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, việc đốt rẫy gây ra một số vụ cháy rừng quy mô lớn trong thời điểm nắng nóng này.
Mới đây nhất là vụ cháy 32,5 ha rừng phòng hộ tại Tiểu khu 160 của xã Mà Cooih. Sau khi xảy ra vụ cháy, lãnh đạo huyện đã họp với các ngành, địa phương và ra văn bản nghiêm cấm việc đốt rẫy. Tuy vậy, một số địa phương vẫn còn xảy ra cháy rừng do tập tục sản xuất luân canh của người dân địa phương. Ông Minh cũng cho biết, khoảng 80% dân số của huyện sống bằng nghề phát nương làm rẫy. Diện tích lúa rẫy trên địa bàn khoảng 800 ha. Mặc dù năng suất lúa rẫy rất thấp, chưa đến 20 tạ/ha, nhưng đó là cuộc sống của đồng bào Cơ Tu từ xưa đến nay.
Lửa bao phủ quả đồi do người dân đốt rẫy.
“Đa số diện tích nương rẫy của người dân là trồng keo, còn lại một số ít người dân đốt luân canh. Việc cấm thì rất khó nhưng phải quản lý chặt. Khi đốt phải phát đường ranh cho rõ ràng. Bên cạnh đó, báo cho chính quyền địa phương cũng như lực lượng quản lý, bảo vệ rừng cùng phối hợp để dập tắt, còn nếu cấm hẳn thì ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân”- ông Minh cho biết.
Theo quy định, trước khi đốt rẫy phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy; phải báo cho lực lượng kiểm lâm và chính quyền sở tại về thời gian, địa điểm phát, đốt rẫy; Người dân chỉ được đốt rẫy vào sáng sớm hoặc chiều tối khi có gió nhẹ và phải đốt ngược hướng gió. Tuy vậy, hiếm có nơi nào thực hiện đúng quy định này.
Ông Từ Văn Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, mặc dù đã triển khai ký cam kết đến từng hộ dân về quản lý, sử dụng lửa, đồng thời cảnh báo cháy rừng trong thời điểm nắng nóng ở cấp 4 là cấp nguy hiểm và cấp 5 là cấp cực kỳ nguy hiểm, yêu cầu dừng ngay việc đốt thực bì… nhưng do tiến độ sản xuất của người dân nên một số nơi vẫn diễn ra việc đốt, xử lý thực bì nên dẫn đến cháy rừng:
“Các nguyên nhân cháy ở địa bàn tỉnh chủ yếu là việc sử dụng lửa bất cẩn. Người dân cần phải chấp hành nghiêm túc việc đăng ký để cùng giám sát, dồn thực bì lại ở giữa lô rừng để có khoảng cách rồi đốt. Thời gian đốt là đầu buổi sáng, gần trưa hoặc gần tối mà cháy qua đêm là không chữa cháy được”- ông Khánh cho biết./.
Không lơ là trong nhiệm vụ bảo vệ rừng
Dù đã xuất hiện những cơn mưa "vàng" vào giữa tháng 4, nhưng mùa khô năm nay vẫn diễn biến phức tạp. Do đó, ngành chuyên môn và các địa phương vẫn đang tập trung nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là ở khu vực đồng bằng.
Trong 2 ngày 13 và 14-4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa trái mùa với lượng mưa khá lớn đã làm giảm nguy cơ cháy rừng từ cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) xuống còn cấp II (cấp cháy trung bình). Tuy nhiên, vì thời tiết tiếp tục nắng nóng, không mưa nên đến ngày 19-4, mức dự báo cháy rừng đã trở lại cấp cháy V, tức có khả năng cháy lớn và lan nhanh trên các loại rừng.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang Trần Phú Hòa thông tin: "Đối với rừng đồng bằng thì sau những cơn mưa đầu mùa sẽ làm bùn đất, phèn trên lớp lá cây, cành khô, rễ cây, cỏ khô... dưới tán rừng được rửa sạch. Khi đó, khả năng bén lửa dễ dàng hơn nên nguy cơ cháy rừng đồng bằng sẽ tăng cao so với trước khi mưa. Vì vậy, công tác PCCCR cần được chính quyền địa phương, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và các ngành liên quan tiếp tục quan tâm thực hiện cho đến hết mùa khô năm 2020".
Toàn tỉnh hiện có 7 khu rừng tràm ở đồng bằng, với tổng diện tích 4.070ha. Trong đó, 3 khu rừng có diện tích lớn là rừng tràm Lâm trường Tỉnh đội (hơn 1.671ha), rừng tràm Bình Minh (963ha), rừng tràm Trà Sư (845ha).
Hiện nay, những khu rừng này vẫn đang có mức cảnh báo cháy rất cao nên ngành kiểm lâm đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp cùng địa phương thực hiện tốt công tác PCCCR. Trong đó, luôn đảm bảo công tác ứng trực của lực lượng bảo vệ rừng, tham mưu chính quyền địa phương ngưng các hoạt động trong rừng tại các vùng trọng điểm cháy song song với việc thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng vào các giờ cao điểm nắng nóng.
Theo đó, ngành kiểm lâm đã xác định vùng trọng điểm cháy hơn 7.286ha trong tổng số 16.868ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh, để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trước "giặc lửa" qua giai đoạn khốc liệt của mùa khô năm nay.
Lực lượng bảo vệ rừng đã phát dọn, đốt cỏ cục bộ làm giảm vật liệu cháy trong rừng; đốt dọn các tuyến băng trắng, vùng đệm chống cháy lan từ ngoài vào tại các khu vực giáp diện tích sản xuất nông nghiệp. Với các khu rừng đồng bằng, lực lượng bảo vệ rừng tập trung duy trì nước dưới kênh, đốt dọn gốc rạ giáp rừng, đốt dọn cỏ trên các tuyến kênh và thực hiện vệ sinh rừng.
Hiện nay, tình hình thời tiết vẫn còn khá bất lợi, dễ gây ra hiện tượng cháy ở hầu hết diện tích rừng trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, việc huy động lực lượng, phương tiện gặp nhiều khó khăn do đã tập trung bố trí ở các khu vực trọng điểm cháy. Vì vậy, việc tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để nắm tình hình sẽ giúp lực lượng bảo vệ rừng đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ rừng đang là biện pháp đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm còn kết hợp các đoàn thể, các xã có rừng thực hiện lồng ghép trong các buổi họp dân để tuyên truyền các nội dung PCCCR, chống chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, mua bán vận chuyển gỗ, lâm sản và động vật hoang dã trái phép...
Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ và Đặc dụng tỉnh Thái Văn Nhân cho biết, đơn vị đã phối hợp ngành kiểm lâm cùng các địa phương tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Với khu vực rừng tràm Trà Sư, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, chốt chặn các khu vực trọng điểm và bố trí 2 tổ thay phiên tuần tra đêm trong rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm.
Ngoài ra, đơn vị thường xuyên kiểm tra dụng cụ, phương tiện PCCCR, phát dọn cỏ và đốt chủ động các đường băng cản lửa, thực hiện khảo sát các hồ đập chứa nước và bổ sung nước vào các bồn phục vụ PCCCR khu vực đồi núi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư khi khảo sát công tác PCCCR tại 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã khẳng định, tuy mùa khô năm nay đi qua 2/3 chặng đường nhưng lực lượng bảo vệ rừng không vì thế lơ là nhiệm vụ. Các đơn vị phải đảm bảo 100% quân số trong công tác trực nhật, đồng thời cho rà soát lại trang thiết bị, vật tư, nhiên liệu, điều kiện kinh phí phục vụ công tác PCCCR nhằm đảm bảo tốt phương châm "4 tại chỗ" khi có tình huống xảy ra.
Đối với rừng tràm Trà Sư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị quản lý cho đóng cửa rừng, bổ sung thêm lực lượng chốt chặn, kiểm soát người ra vào để đảm bảo an toàn. Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh, Cảnh sát PCCC tỉnh tích cực tuần tra, kiểm tra tình hình các diện tích rừng có nguy cơ cao nhằm đưa ra phương án phòng cháy, chữa cháy phù hợp. Với tinh thần nỗ lực, tỉnh phấn đấu sẽ bảo vệ hiệu quả diện tích rừng qua mùa khô năm 2020.
Từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy rừng. Trong đó có 13 vụ cháy xảy ra trong phạm vi đất quy hoạch lâm nghiệp với tổng diện tích 10,77ha. Các vụ cháy đều được những địa phương có rừng huy động lực lượng tham gia cứu chữa, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng.
THANH TIẾN
Đỉnh điểm mùa khô, Tây Ninh cảnh giác trước nguy cơ cháy rừng Tây Ninh đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô, nắng nóng gay gắt. Thời điểm này, hơn 72.000 ha rừng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang được cảnh báo có nguy cơ cháy rừng ở cấp 5, tức là cấp độ cực kỳ nguy hiểm. Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là một trong những khu vực...