Quảng Nam: Trồng giống ngô nếp thơm dẻo, cứ 1 sào nông dân đút túi 6 triệu đồng
Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed vừa phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng (Đại Lộc – Quảng Nam) tổ chức thăm đồng, hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống bắp (ngô) nếp TBM18 vụ đông xuân 2021 – 2022.
Vụ đông xuân năm nay, Công ty TNHH ThaiBinh Seed – Miền Trung – Tây Nguyên (trực thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) cùng Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ 17 hộ nông dân ở địa phương liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 với quy mô 2ha.
Giống ngô nếp TBM18 của ThaiBinh Seed cho năng suất khoảng 150 – 170kg/sào. Ảnh: T.H.
Tại hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất, Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng và nông dân cho biết, thời gian sinh trưởng của cây ngô vào khoảng 105-110 ngày, sinh trưởng khỏe; dễ thâm canh chăm sóc, độ đồng đều ngô cao, tỷ lệ ngô kết hạt rất tốt, đạt 80-90%.
Video đang HOT
Qua theo dõi thấy, mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng thời gian qua hầu hết ruộng ngô nếp TBM18 sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao cây ngô trung bình và nhờ cứng cây nên khả năng chống đổ ngã tốt.
Bình quân 1 sào sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 cho thu nhập khoảng 5,5 – 6,3 triệu đồng. Ảnh: T.H.
Theo dự tính, năng suất bình quân của mô hình sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 đạt khoảng 150 – 170kg/sào.
Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung – Tây Nguyên thu mua sản phẩm theo phương thức bao tiêu toàn bộ đầu ra với mức giá 37.000 đồng/kg, theo đó trung bình mỗi sào đạt giá trị từ 5,5 – 6,3 triệu đồng, cao gấp 2 – 3 lần so với trước đây.
Nông dân Lê Văn Tuấn ở thôn Phú Long, xã Đại Thắng cho biết, vụ này gia đình ông trồng 2 sào (mỗi sào 500m2) giống ngô nếp TBM18. Năm nay thời tiết thuận lợi, ngô phát triển tốt. Giống ngô nếp TBM18 chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính, chịu hạn và chịu rét trung bình.
Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 tại xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.H.
“Qua sản xuất vụ đầu, tôi thấy đây là giống ngô rất phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại đây, mỗi sào cho năng suất ngô tươi đạt trung bình 150-170kg/ sao, đặc biệt có hộ thâm canh cao có thể đạt năng suất 200 kg/sào. Vụ tới chắc chắn tôi sẽ mở rộng thêm diện tích sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 để nâng cao thu nhập cho gia đình…”, ông Lê Văn Tuấn phấn khởi.
Ông Hoàng Trung Hùng – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng mong muốn Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung – Tây Nguyên tiếp tục liên kết với nông dân địa phương, mở rộng thêm diện tích liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 trong vụ đông xuân 2022 – 2023, nhằm nâng cao giá trị kinh tế, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Kon Tum kiểm tra thông tin về dự án vườn sâm Ngọc Linh
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp vừa có ý kiến chỉ đạo rà soát, kiểm tra thông tin về dự án vườn sâm Ngọc Linh Kon Tum (số 876/VP-NNTN ngày 16/3).
Vườn sâm dây của Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh tại Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông.
Theo đó, qua nắm thông tin của một số cơ quan báo chí về dự án vườn sâm Ngọc Linh Kon Tum của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG), để kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các dự án, mô hình liên quan đến việc phát triển sâm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông rà soát, nắm bắt thông tin về dự án này đang triển khai trên địa bàn huyện Kon Plông. Đồng thời, yêu cầu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 22/3/2022.
Trước đó, ngày 26/1, TTXVN, báo Tin Tức, Bnews, Viet Namplus có bài viết "Bánh vẽ" với thương hiệu Quốc bảo sâm Ngọc Linh phản ánh việc Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (Công ty MHG, trụ sở tại Hà Nội) với dự án MHG Farm trồng sâm Ngọc Linh tại Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là "bánh vẽ" của công ty để lừa các nhà đầu tư, người tiêu dùng.
Đến ngày 2/3, TTXVN tiếp tục có bài viết Cần bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc linh. Theo đó, mới thành lập từ năm 2017, năm 2021 trồng 30.000 cây (như công ty công bố) nhưng đến nay, Công ty MHG đã giới thiệu và bán hơn 20 dòng sản phẩm gắn mác sâm Ngọc Linh gồm: trà, cà phê, bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm khác... Đặc biệt, Công ty MHG đã xây dựng chuỗi 14 hệ thống showroom tại hàng loạt tỉnh thành để giới thiệu và cung ứng các loại sản phẩm sâm Ngọc Linh. Trong khi thực tế, tại tỉnh Kon Tum, Công ty MHG hoàn toàn không có trồng sâm Ngọc Linh, đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng. Dự án của công ty chỉ là bánh vẽ để kêu gọi các nhà đầu tư.
Tại tỉnh Quảng Nam, Công ty MHG trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My là không chính xác. Công ty MHG chưa có đặt vấn đề, chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư và cho thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Có thể khẳng định Công ty MHG chưa có vườn sâm Ngọc Linh nào đủ tuổi khai thác, chế biến được trồng tại 2 địa phương nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh là Kon Tum và Quảng Nam.
Một ông nông dân Đắk Lắk thu 2,7 tỷ nhờ trồng 3 cây trong 1 vườn, đó là những cây gì? Cách đây 6 năm, một lần về thăm quê ở Hải Dương, anh Phùng Văn Long (ở thôn 7C, xã Ea Hiao, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) đi tham quan một số mô hình trồng vải thiều cho thu nhập cao. Qua nghiên cứu nhận thấy cây vải có nhiều ưu điểm và phù hợp với chất đất ở huyện Ea H'leo...