Quảng Nam trình Chính phủ đề án phát triển sâm Ngọc Linh
Nếu được Chính phủ chấp thuận, đến năm 2030, vùng sâm Ngọc Linh ( huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sẽ được phát triển quy mô lên đến 100.000ha với tổng vốn đầu tư vào khoảng 9.500 tỉ đồng.
Ngày 16/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) – cho biết, UBND huyện đã trình đề án phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) lên UBND tỉnh và tỉnh đã có tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ “Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh” đến năm 2030.
Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng ở huyện Nam Trà My
Theo đó, đề án được chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh vùng nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm; công tác truyền thông về cây sâm.
Giai đoạn II từ 2020-2030, tổ chức di thực phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; Phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn này cần khoảng gần 9.500 tỉ đồng.
Sản phẩm sâm Ngọc Linh
Video đang HOT
Được biết dân số huyện Nam Trà My hiện trên 27.000 người, đa phần là đồng bào các dân tộc Cor, Xê đăng… với tỉ lệ hồ nghèo lên đến trên 60%. Diện tích trồng sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My hiện là 34,5ha ở vài xã của huyện. Đây là cây có giá trị kinh tế cao từ 20-50 triệu đồng/kg (tùy theo độ tuổi của sâm).
Chủ tịch huyện Nam Trà My – ông Hồ Quang Bửu – cho rằng, nếu đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là niềm vui đối với một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, nếu được đầu tư bài bản, sẽ từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
“Mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển, nhưng do nhiều điều kiện khách quan, việc gìn giữ cũng như phát triển sâm Ngọc Linh vẫn còn ở quy mô nhỏ, manh mún và mang tính tự phát trong dân cư địa phương.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn nguồn gen, nguồn giống của sâm Ngọc Linh cũng cần được đặt ra. Khi việc phát triển vùng sâm Ngọc Linh được triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học không chỉ cải thiện được kinh tế cho người dân trong huyện, qua đó góp phần đem lại nguồn lợi không nhỏ cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung”, ông Hồ Quang Bửu cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
5 năm qua, tỉnh Nghệ An đã giữ được mức tăng trưởng tương đối
Trung ương đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An về tình hình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn và công tác chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An, ngày 8/8/2015 (Ảnh: TTX)
Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ghi nhận những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Theo báo cáo của tỉnh, năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của Nghệ An đạt 7,2% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 29 triệu đồng/người trong năm 2015. Phong trào nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng nông thôn chuyển biến rõ nét thông qua các cách làm sáng tạo: cho vay xi măng để làm đường nông thôn, vận động người dân hiến đất làm đường. 6 tháng đầu năm 2015, Nghệ An đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 107 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí hơn 33 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2014 đạt 7.652 tỷ đồng.
Chủ tịch nước nêu rõ, 5 năm qua, tỉnh Nghệ An đã giữ được mức tăng trưởng tương đối, hình thành được 3 vùng kinh tế với những thế mạnh đặc thù. Đó là miền đông ven biển với khai thác hải sản, du lịch, miền tây Nghệ An với chế biến lâm sản, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm. Vùng giữa của tỉnh sản xuất lương thực. Sau nhiều năm tích tụ và dồn sức, nông thôn Nghệ An đã hiển hiện rất rõ sự thay đổi về hạ tầng. Một số sản phẩm có thương hiệu về chế biến nông sản, vật liệu xây dựng... quy mô lớn đã được khẳng định, cho thấy Nghệ An đã chuẩn bị được hành trang mang tính cạnh tranh cho hội nhập kinh tế.
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Nghệ An cần tiếp tục nhanh chóng rà soát các thế mạnh sẵn có. Những lĩnh vực có thể tiềm năng, lợi thế, khả thi phải cho triển khai nhanh, giành lấy lợi thế khi thị trường mở cửa, để bù đắp lại những lĩnh vực không thể tồn tại được.
Với mục tiêu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, là trung tâm kinh tế của Bắc bộ, Chủ tịch nước đề nghị các cấp, ngành của tỉnh tập trung áp dụng áp dụng nâng cao công nghệ, khoa học; hoàn thiện quy trình sản xuất công nghiệp, đưa các sản phẩm hiện có đi theo hướng công nghệ cao. Với nông nghiệp lâu nay vốn là lĩnh vực kinh tế truyền thống, Nghệ An cần chú trọng các mô hình sản xuất tập trung, tạo được năng suất lớn, hạ giá thành.
Nghệ An cũng cần quan tâm đến khâu đào tạo nghề, phát triển đội ngũ lành nghề, bởi đây là nhân tố quan trọng trong thực hiện công nghiệp hóa. Trong lĩnh vực ODA, Nghệ An cần chú trọng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tránh đầu tư bất hợp lý hoặc gây lãng phí.
Đối với các chương trình hợp tác đầu tư đối ngoại, cùng với tranh thủ nguồn lực nước ngoài, tỉnh có cần liên kết các ngành, địa phương, doanh nghiệp để tăng thêm nội lực, đủ sức hội nhập. Là tỉnh có tuyến biên giới, Nghệ An cần chăm lo đời sống người dân, vì người dân là một phần "phên dậu" của Tổ quốc; không để xảy ra tình trạng di dân. Chủ tịch nước tin tưởng, với nền kinh tế phát triển theo hướng vững chắc, hệ thống hạ tầng được nâng lên, với đà như hiện nay Nghệ An tiếp tục phát triển hơn nữa.
Trong chuyến công tác tại Nghệ An, sáng 8/8, Chủ tịch nước đã tới dự Đại hội đại biểu Hội chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tỉnh Nghệ An lần thứ 2, nhiệm kỳ 2015-2020. Bày tỏ vui mừng được đến dự Đại hội đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày thương binh liệt sĩ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, Chủ tịch nước nhấn mạnh, với tình cảm và trách nhiệm trước sự hy sinh cao cả của hàng triệu liệt sỹ, thương binh - những người con yêu dấu của mọi miền quê anh hùng trên đất nước ta, việc tôn vinh những người có công với nước, những người đã chiến đấu, hy sinh tính mạng hoặc mất một phần xương máu của mình vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, vì hạnh phúc và cuộc sống bình yên hôm nay, để chúng ta càng thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của mình hơn.
Lắng nghe ý kiến của các đại biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò của Hội chiến sĩ cách mạng đã có nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, công tác nghĩa tình đồng đội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội viên. Chủ tịch đề nghị các cấp chính quyền, đoàn thể tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ một số gia đình cựu tù chính trị, tù binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, s au những tháng năm chiến đấu vô cùng khốc liệt, với muôn vàn gian khổ, hy sinh trong các cuộc kháng chiến, cứu nước, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đất nước đã giành được độc lập, thống nhất, đạt được những thành tựu to lớn, nhưng c ũng còn gặp không ít thách thức. Đó là sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước; nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn diễn ra ở nhiều nơi; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn; một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn trong cuộc sống...
Biểu dương bản lĩnh, khí tiết của các thế hệ chiến sĩ cách mạng, với lý tưởng cách mạng trong sáng và niềm tin tất thắng, dám xả thân vì Tổ quốc, sẵn sàng nhận lấy cái chết trong đấu tranh trước họng súng của địch để bảo vệ Đảng, bảo vệ thanh danh người tù cách mạng, Chủ tịch nước nêu rõ, trong thời kỳ mới, để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, để luôn là người lãnh đạo trung thành của nhân dân, chúng ta cần nhiều giải pháp, nhưng chắc giải pháp quan trọng nhất là tự phê bình và phê bình một cách thực chất ở từng cơ sở đảng. Sức mạnh của Đảng ta chính là ở lòng tin của nhân dân ta, giữ gìn kỷ luật đảng. Nếu sử dụng tốt "vũ khí" tự phê bình và phê bình, đồng thời phát huy dân chủ trong đấu tranh vì lẽ phải, chúng ta sẽ góp phần làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh, lấy lại niềm tin của nhân dân ta.
Đến thời điểm hiện nay, số hội viên của Hội chiến sĩ cách mạng tỉnh Nghệ An bị địch bắt tù đày là 615 người, đang hoạt động tại 16 cấp hội cơ sở, với nhiều hoạt động: tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, hành hương về nguồn, tri ân giúp đỡ đồng đội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội viên, tham gia phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn, bày tỏ lòng biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm cánh đồng cỏ và khảo sát dây chuyền sản xuất sữa đồng bộ khép kín của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn. Qua 6 năm triển khai trên vùng đất nghèo tại cao nguyên Phủ Quỳ, Tập đoàn TH đã mở rộng vùng nguyên liệu với diện tích trồng cỏ lên 37.000 ha, nâng số lượng đàn bò lên 45.000 con, đầu tư nhà xưởng chế biến, phát triển hệ thống trang trại được công nhận là "cụm trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất châu Á"; thăm và làm việc với Công ty cổ phần đầu tư phát triển cao su Nghệ An.
Theo Hoàng Giang/TTX
"Cuộc chơi" với sâm quý ở huyện nghèo nhất nước Một đề án về sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) do UBND huyện Nam Trà My lập, vừa được UBND tỉnh Quảng Nam thông qua, sắp tới sẽ trình bộ ngành, Trung ương phê duyệt. Đề án nghìn tỷ này với mục tiêu đưa sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia, mang tầm quốc tế, sánh ngang hàng với các loại sâm...