Quảng Nam thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng: Rừng thêm yên, người dân thêm no ấm
Nhờ thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) quyết liệt và bài bàn, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Góp phần bảo vệ rừng hiệu quả
Ông Huỳnh Đức – Giám đốc Quỹ Bảo vệ – phát triển rừng (BVPTR) Quảng Nam cho biết, những năm qua, tỉnh thực hiện chính sách chi trả DVMTR đạt được nhiều kết quả tích cực, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đã ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với các nhóm hộ, cộng đồng đa số là người dân địa phương.
Qua đó, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được triển khai rất chặt chẽ tình trạng khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy giảm đi rõ rệt.
Diện tích chi trả DVMTR năm 2020 ở Quảng Nam theo kế hoạch là 281.671ha. Ảnh: T.H
Đến nay, Quỹ BVPTR đã hợp đồng với 28 đơn vị là thủy điện, trong đó Quỹ BVPTR Việt Nam (Quỹ Trung ương) ký 5 đơn vị có lưu vực liên tỉnh, còn lại Quỹ BVPTR tỉnh ký 23 đơn vị có lưu vực nội tỉnh; bên cạnh đó đã ký 9 hợp đồng với đơn vị nước sạch, 43 đơn vị nước công nghiệp và 1 đơn vị du lịch.
“Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của UBND tỉnh, sự tham mưu tích cực của các cấp ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, đơn vị liên quan trong thực hiện các chính sách, Quỹ BVPTR tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR và trồng rừng thay thế đã đạt được kết quả đáng kể” – ông Đức chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện nay, hầu hết diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là rừng tự nhiên và thuộc lâm phận của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý nên thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
Quảng Nam thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tổng diện tích tự nhiên là 1.057.474ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 729.757ha, chiếm 69% so với diện tích tự nhiên.
Trong diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, diện tích rừng đặc dụng 139.896ha, chiếm 19,2%, diện tích rừng phòng hộ 315.812ha, chiếm 43,3%, diện tích rừng sản xuất 274.049ha, chiếm 37,5%.
Rừng ở Quảng Nam được quản lý, bảo vệ cơ bản tốt, góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh đến cuối năm 2019 đạt 59,44%. Diện tích chi trả DVMTR năm 2020 theo kế hoạch là 281.671ha.
Đến nay, Quỹ BVPTR Quảng Nam đã tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy thác, trong đó nguồn ủy thác chi DVMTR tổng số thu ủy thác từ năm 2011 đến năm 2019 là 554.282,82 triệu đồng; tổng số giải ngân từ năm 2011 đến năm 2019 là 524.976,98 triệu đồng. Thu ủy thác từ năm 2016 – 2018 là 324.864 triệu đồng, trong đó tổng giải ngân từ năm 2016 – 2018 là 279.297 triệu đồng.
Chi trả cho các chủ rừng đúng quy định
Ông Huỳnh Đức nói thêm, theo Kết luận thanh tra số 1114/KL-TCLN-PCTT ngày 11/8/2020 của Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ BVPTR Quảng Nam chuyển kinh phí chi trả cho các chủ rừng đúng quy định, đảm bảo đúng đơn giá theo lưu vực và diện tích nghiệm thu.
Đến nay, quỹ đã hợp đồng với 28 đơn vị là thủy điện, trong đó Quỹ BVPTR Việt Nam (Quỹ Trung ương) ký 5 đơn vị có lưu vực liên tỉnh, còn lại Quỹ BVPTR tỉnh ký 23 đơn vị có lưu vực nội tỉnh; bên cạnh đó đã ký 9 hợp đồng với đơn vị nước sạch, 43 đơn vị nước công nghiệp và 1 đơn vị du lịch.
Lực lượng bảo vệ rừng ở Quảng Nam ngày đêm túc trực
Về đối tượng được hưởng dịch vụ môi trường rừng, gồm các Ban quản lý rừng phòng hộ của các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Nam Giang và Đông Giang; Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam; các Ban quản lý rừng đặc dụng gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Sao la, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi, Vườn quốc gia Bạch Mã; các Hạt Kiểm lâm huyện Nam Trà My, huyện Đại Lộc, huyện Bắc Trà My, huyện Nông Sơn, huyện Duy Xuyên.
Ngoài ra còn có UBND các xã: Tiên Lãnh, Tiên Ngọc (huyện Tiên Phước); Phước Gia (huyện Hiệp Đức); các xã Đại Đồng, Đại Lãnh, Đại Quang, Đại Hưng, Đại Sơn (huyện Đại Lộc) và xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên). Việc chi trả cho các chủ rừng là các Ban quản lý rừng đúng đơn giá theo lưu vực và diện tích nghiệm thu…
Kết luận thanh tra số 1114 của Tổng cục Lâm nghiệp nêu rõ, Quỹ BVPTR Quảng Nam đã làm tốt công tác hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số nội dung tồn tại cần được điểu chỉnh cho đúng trong thời gian đến (như kết luận thanh tra nêu). Đó là: Điều chỉnh lại hệ số K cho từng lô trạng thái rừng, làm cơ sở để tính toán mức tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng theo quy định tại phụ lục VII Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, tại quyết định phê duyệt các đề án chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.
“Thứ hai là điều chỉnh bỏ nội dung cho các hạt kiểm lâm là tổ chức không phải là chủ rừng, được trích lại 10% chi phí quản lý từ nguồn kinh phí DVMTR” – ông Huỳnh Đức – Giám đốc Quỹ BVPTR Quảng Nam nhấn mạnh.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Vừa qua, bà Dương Ngọc Ánh (Quảng Nam) bị sảy thai dưới 5 tuần tuổi, phải khám bệnh, nghỉ phép. Bà Ánh hỏi, 10 ngày sau khám bệnh thì bệnh viện có cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không, hay đúng ngày khám bệnh mới được cấp?
c
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nguyên nhân bởi sau thời gian nghỉ, bà Ánh đi làm lại. Công ty yêu cầu phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới được giải quyết chế độ trong thời gian nghỉ bệnh.
Trả lời:
Khoản 2, Điều 101 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bị sảy thai là Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Điểm c, khoản 1, Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định: Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tại Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là phải cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Như vậy, việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với bà thuộc trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đề nghị bà liên hệ với Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng để được giải đáp.
Hàng loạt gương cầu lồi, tấm phản quang trên đường HCM bị phá hoại Một số biển báo, biển chỉ dẫn, thiết bị đảm bảo ATGT dọc các tuyến đường Hồ Chí Minh bị hư hỏng, mất mát... do những người ý thức kém phá hoại. Các thiết bị, biển báo, biển chỉ dẫn giao thông đường bộ trên tuyến đường Hồ Chí Minh, QL14G qua địa phận các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam thường xuyên...