Quảng Nam: Thứ rau rừng thơm mùi thuốc Bắc trồng trên rẫy, ai cũng muốn mua
Từ một loại cây mọc trong rừng, người dân ở huyện Phước Sơn ( Quảng Nam) đã di thực cây rau lủi về trồng trong vườn nhà, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.
Rau lủi là giống rau rừng tự nhiên; thân cây có sắc tím, lá hình răng cưa, ăn giòn, ngon, vị mùi thuốc Bắc đặc trưng, cảm giác lạ miệng được người tiêu dùng ưa thích.
Ở huyện Phước Sơn, trước đây rau lủi thường mọc trong rừng và người dân trồng ở trên rẫy cách xa khu dân cư để sử dụng nhưng nay đã di thực về trồng trong vườn, một số người dân đã phát triển kinh tế nhờ vào cây rau lủi.
Người dân huyện Phước Sơn (Quảng Nam) di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: HOÀI AN
Tháng 8.2019, ông Dương Hà (54 tuổi, trú thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tận dụng mảnh đất vườn rộng gần 1 sào để trồng rau lủi. Sau 2 tháng trồng và chăm bón, rau lủi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi tuần ông Hà cắt bán một lần. Mỗi lần ông thu hoạch khoảng 25kg rau lủi, với giá bán trung bình từ 12 đến 14 nghìn đồng/kg.
Sự thật về suối nước “thần kỳ” từng chảy qua rừng sâm “cổ tích”
Video đang HOT
Năm 2019, xã Phước Xuân đã thành lập Tổ sản xuất Nước Lang chuyên trồng cây rau lủi. Tổ sản xuất có 11 thành viên liên kết sản xuất trồng rau lủi trên diện tích 2,3ha.
Ông Hồ Văn Thừa (trú thị trấn Khâm Đức) – Tổ trưởng Tổ sản xuất Nước Lang cho hay, rau lủi được trồng trên khu vực đất rẫy phát triển rất tốt. Ông Thừa cũng là đầu mối đứng ra thu mua toàn bộ rau lủi trong tổ sản xuất và của người dân tại địa phương.
“ Rau lủi Phước Sơn đã thành đặc sản nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nhà hàng ở một số thành phố đặt mua nên có khi không đủ hàng cung ứng” – ông Thừa nói.
Để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng rau lủi, giúp người dân có thu nhập, chính quyền xã Phước Xuân cũng đang tính toán lập thêm một tổ sản xuất rau lủi ở thôn Lao Đu. Ông Nguyễn Văn Thanh – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, đối với cây rau lủi huyện đã lập hồ sơ tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019.
Qua kiểm tra đánh giá, sản phẩm rau lủi trên địa bàn Phước Sơn đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt 3 sao theo chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019. Hiện nay rau lủi đã được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và đạt hiệu quả.
Để phát triển rau lủi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ củng cố tổ hợp tác, sản xuất ổn định. Đồng thời vận động người dân sản xuất rau lủi theo hướng phát triển rau sạch để phát triển thương hiệu bền vững”
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam: Ruộng nứt nẻ, lúa khô héo
Từ đầu mùa khô đến nay, cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50ha của hàng trăm hộ dân thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lúa bị chết cháy gần hết...
Bất lực nhìn lúa cháy
Sau nhiều ngày dùng đủ mọi cách chống hạn để cứu 03 sào lúa ở cánh đồng Cả không thành, lão nông Nguyễn Quang Hòa ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, đành bất lực chấp nhận cảnh mất trắng, khi ruộng lúa của mình bị chết cháy gần hết.
Ruộng lúa ở cánh đồng Cả tại thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) khô nứt nẻ.
Ông Hòa lắc đầu ngao ngán: "Chỉ một tuần nữa mà trời không mưa thì bỏ thôi chứ không thể cứu được ruộng lúa nữa. Bình thường mọi năm, cả khu vực đồng này lấy nước ở trạm bơm từ hồ Phú Ninh ra nhưng năm nay, nước chỉ về một lần, không đủ để tưới cho toàn bộ cánh đồng. Tưới được giọt nào cho ruộng lúa thì cũng không thấm vào đâu, như muối bỏ bể; 3 sào của tôi cũng bó tay, chắc mất trắng vụ này".
Cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50 hecta là sinh kế của hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu xã Trà Kiệu Tây. Từ đầu mùa khô đến nay, dù đã làm đủ mọi cách để cứu lúa, nhưng nhiều nông dân ở đây cũng đành thả tay, chấp nhận chịu cảnh mất trắng.
Ông Nguyễn Văn Sáu, phó Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn cho biết, hiện tại lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, nhiều diện tích lúa phụ thuộc nước tưới từ trạm bơm Hoàn Châu đang bị khô cháy không thể phục hồi do thiếu nước. Hợp tác xã đang thuê máy móc và nhân công nạo vét bùn, cát lòng hồ, suối tận dụng mạch nước ngầm để chống hạn cứu lúa. Tuy nhiên, sắp tới mà vẫn không có mưa thì trạm bơm Hoàn Châu không thể đảm bảo nước tưới cho khu vực này.
Cánh đồng Cả lấy lượng nước thừa của hồ chứa Phú Ninh nhưng năm nay hồ Phú Ninh cũng khô cạn, không có nước, máy bơm phải hoạt động cầm chừng. Từ đầu vụ đến giờ cũng chỉ có một cơn mưa ngày 29/5 chỉ tích trữ được một lượng nước rất ít, không đủ để cứu lúa. Trước mắt, chúng tôi tập trung nạo vét lòng hồ, lòng suối để tận dụng mạch nước ngầm cứu chữa được diện tích nào hay diện tích đó.
Tập trung cứu lúa
Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, năm nay, từ đầu vụ Đông Xuân đã xuất hiện tình trạng khô hạn, nhiễm mặn và kéo dài đến nay nên việc sản xuất hết sức khó khăn về nguồn nước tưới. Các hồ đập Khe Cát, Cây Sơn đều ở dưới mực nước chết.
Không có nước, máy bơm phải hoạt động cầm chừng
Hiện nay, huyện đã dựng một số trạm bơm dã chiến và khởi công một số trạm bơm để dự phòng cho cuối vụ vụ Hè Thu. Tuy nhiên, độ mặn đo được tại khu vực từ cầu Câu Lâu cũ ngược lên cầu Gò Nổi luôn ở mức 7 phần nghìn, còn tại bể hút của trạm bơm điện 19.5 là 20 phần nghìn, trong khi đó lượng nước từ hồ chứa Phú Ninh đưa nước ra rất yếu. Do đó, vụ Hè Thu 2020, huyện Duy Xuyên sạ cấy khoảng 3.400/3.500ha lúa theo kế hoạch, còn gần 100ha không sản xuất được do thiếu nước.
Lúa hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh, Phòng NN&PTNT chỉ đạo cán bộ thường xuyên bám ruộng và làm việc với Công ty thủy lợi cố gắng đảm bảo nước tưới để cây lúa sinh trưởng, không ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Đồng thời, phòng cũng đang lên phương án sử dụng các trạm bơm điện trước để vận hành lại đảm bảo nguồn nước cho đến cuối vụ.
Nếu trong thời gian tới không có mưa thì các hồ chứa trên địa bàn sẽ không cung cấp đủ nước. Do đó, phải huy động các trạm bơm điện để bơm nước từ sông Thu Bồn. Trong trường hợp nước không đủ thì vào phải chấp nhận mất một số diện tích cuối kênh để bảo vệ diện tích còn lại.
Theo kế hoạch vụ Hè Thu năm 2020 toàn tỉnh Quảng Nam sẽ sản xuất khoảng 42.000ha lúa, tuy nhiên, do khô hạn khốc liệt nên phải bỏ hoang hàng ngàn ha. Tại huyện Tiên Phước chỉ gieo sạ được khoảng 1.200ha trong tổng số hơn 1.550ha ruộng vụ hè thu do thiếu nước. Đối với diện tích đã gieo sạ thì hàng trăm héc ta bị khô hạn. Huyện Núi Thành cũng chỉ gieo sạ khoảng 3.000/3.400ha lúa theo kế hoạch, còn gần 400ha ở các xã phía Nam của huyện không sản xuất được do thiếu nước.
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam, nếu trong thời gian tới không có mưa, thì chắc chắn lượng nước các hồ chứa không thể cung cấp đủ nước tưới cho cho diện tích lúa đến cuối vụ Hè Thu. Nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài, nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước khi cây lúa ở giai đoạn làm đòng và trổ bông là hiện hữu. Do đó, công ty đã dự tính kỹ và sẽ phải cắt giảm diện tích cây trồng.
Để có thể dự trữ lượng nước trong hồ đảm bảo cấp cho cây lúa Hè Thu ở giai đoạn làm đòng, trổ bông tại khu tưới các hồ chứa nước đang thiếu nước, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam thực hiện kỹ thuật tưới nước "ướt khô xen kẽ" bắt đầu từ ngày 20/6, áp dụng theo từng khu tưới, từng cánh đồng theo trà lúa đã gieo sạ, sau khi kết thúc tỉa dặm và bón phân lần 2 trong các hồ chứa nước thuộc Công ty đang quản lý.
Đà Nẵng: Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước diện rộng Sở TN-MT Đà Nẵng đang tập trung triển khai kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước diện rộng trên địa bàn TP, mùa khô năm 2020 dự báo sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ nhiều năm. Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường từ đầu mùa cạn 2020 đến nay, nắng nóng diện...