Quảng Nam: Tăng cường phòng, chống dịch trong các khu, cụm công nghiệp
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu, cụm công nghiệp và hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa, ngày 21/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo phương án phòng, chống dịch COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân Quảng Nam. Ảnh minh họa: Trần Tĩnh/TTXVN
Theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu, cụm công nghiệp có quy mô từ 500 người trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải thường xuyên rà soát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, theo Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động; đăng ký truy cập trên Bản đồ an toàn COVID về đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng các phương án “2 tại chỗ”, “3 tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến” đảm bảo phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải định kỳ xét nghiệm tối thiểu 5 – 7 ngày/lần cho toàn bộ người lao động ở các bộ phận thường xuyên có nguy cơ cao, tiếp xúc với bên ngoài (các nhà quản lý, chuyên gia, tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty; tiếp nhận hàng, nguyên vật liệu; tiếp phẩm; xuất hàng hóa; lái xe…); xét nghiệm tối thiểu 20%-50% tổng số người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, toàn bộ kinh phí xét nghiệm do đơn vị tự chi trả.
Video đang HOT
Cùng với đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải triển khai, thành lập các Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19, trong mỗi phân xưởng/bộ phận sản xuất phải có ít nhất 01 Tổ để nắm bắt thông tin, tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 bằng hệ thống quan sát camera giám sát; xây dựng chương trình quản lý; quán triệt người lao động về nghỉ cuối ngày, cuối tuần tại địa phương hạn chế giao lưu, tiếp xúc, thực hiện nghiêm 5K, “một cung đường hai điểm đến” trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tăng cường cảnh giác các tình huống dịch bệnh, kịp thời phát hiện các trường hợp người lao động có triệu chứng bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Khu, Cụm công nghiệp có quy mô trên 500 lao động phải ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch OVID-19 với Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp.
Đối với trường hợp khi có dịch xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, thì phải kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch COVID-19; phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) phù hợp với hình thực tế. Cùng với đó, cần phải cách ly trường hợp F0 tại chỗ ngay tại cơ sở sản xuất kinh doanh và thông báo cho cơ quan y tế để đưa đi điều trị và thực hiện khoanh vùng truy vết, khử khuẩn theo quy định…
Thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Khu, Cụm công nghiệp, Khu kinh tế đảm bảo vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có trường hợp mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hằng ngày, thực hiện tuyên truyền,nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cảnh giác, kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19…
Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành của tỉnh phải tăng cường phối hợp giám sát, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương án của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng vận chuyển người lao động từ các cơ sở sản xuất kinh doanh về tại các khu cách ly tập trung, hỗ trợ thiết lập các đường dây nóng, vệ sinh môi trường,…
Huy động y tế tư nhân để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tỉnh chưa hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4.
Việc triển khai tiêm vaccine chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do khâu tổ chức thiếu khoa học, gây bức xúc trong nhân dân.
Đội tiêm chủng lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vaccine COVID-19 cho người lao động của Công ty CP Tổng công ty may Đồng Nai. Ảnh minh họa: H.Dung/baodongnai.com.vn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng yêu cầu Sở Y tế rút kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch, phân bổ vaccine; đồng thời huy động tối đa nhân lực y tế, đặc biệt là y tế ngoài công lập để tham gia công tác tiêm vaccine phòng COVID-19; huy động nhân lực, máy tính từ các sở, ngành, địa phương để tham gia công tác nhập liệu lên hệ thống tiêm chủng.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong thời gian tới, Sở Y tế đang đề xuất với UBND tỉnh phương án hợp tác với các cơ sở tiêm chủng tư nhân, chủ trương để các doanh nghiệp tự thỏa thuận, ký hợp đồng với các cơ sở tiêm chủng tư nhân dựa trên số lượng vaccine được phân bổ. Kinh phí phục vụ công tác tiêm chủng do hai bên tự thỏa thuận, doanh nghiệp trả tiền chứ không thu của người lao động.
Từ ngày 29/7 đến ngày 18/8, các địa phương của Đồng Nai mới tiêm được gần 235.500 liều vaccine trên tổng số 311.260 liều; đạt 75,6% kế hoạch tiêm vaccine đợt 4. Theo ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó phải kể đến là việc lập kế hoạch, phân bổ vaccine chậm.
Đợt tiêm thứ 4, tỉnh Đồng Nai được phân bổ hơn 311.000 liều vaccine. Trong thời điểm này, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 gồm 16 nhóm đối tượng ưu tiên thay vì 9 nhóm đối tượng ưu tiên như trước. Trong đó, có thêm các nhóm đối tượng như: người lao động tự do; người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng; người dân ở vùng, khu du lịch; cán bộ hưu trí... Công tác lập kế hoạch, phân bổ vaccine cho các đơn vị, doanh nghiệp vì thế mất nhiều thời gian. Đặc biệt, một số đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp được phân bổ từ 20 - 50% trên tổng số người lao động, cán bộ, nhân viên nên khâu lập danh sách tiêm vaccine còn chậm trễ.
Ông Phan Huy Anh Vũ cho biết thêm, một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến việc tiêm vaccine phòng COVID-19 chậm trễ là do thiếu nhân lực ngành y tế trầm trọng. Do tình hình dịch diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng cao nên lực lượng y tế phải phân tán làm nhiều nhiệm vụ khác. Vì vậy lực lượng y tế tham gia công tác tiêm chủng rất hạn chế. Nhiều địa phương như: Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch thiếu nhân lực trầm trọng nên số bàn tiêm không nhiều, dẫn đến số người được tiêm thấp. Cũng vì hạn chế số lượng bàn tiêm, địa điểm tiêm dẫn đến người dân tập trung đông tại các điểm tiêm, không bảo đảm theo Thông điệp 5K, nhất là quy định về giãn cách...
Nỗ lực giữ an toàn cho cộng đồng Ngày 17/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3 cho lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch và lực lượng làm nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cao trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh...