Quảng Nam: Sửa chữa khẩn cấp đập ngăn mặn giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện
Mưa lớn bất thường và kéo dài nhiều ngày liền vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, khiến hơn 60 mét thân đập ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện, thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, khả năng giữ ngọt bị hạn chế, nước mặn thâm nhập sâu vào nội địa.
Đập ngăn mặn giữ ngọt Vĩnh Điện cơ bản đã hoàn thành.
Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho biết, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ngày 3/5, ngay sau khi dòng chảy ổn định, thị xã Điện Bàn đã triển khai sửa chữa khẩn cấp đập Vĩnh Điện để vừa ngăn mặn, vừa đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân lưu vực sông Vĩnh Điện. Công tác sửa chữa đang được tiến hành khẩn trương để hoàn thành đưa đập ngăn mặn giữ ngọt Vĩnh Điện vào sử dụng trong vài ngày tới, ngăn chặn tình trạng nước mặn lấn sâu vào đất liền.
Đập ngăn mặn giữ ngọt Vĩnh Điện được thi công gia cố.
Để sửa chữa đập Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn sử dụng cọc gỗ bạch đàn cắm sâu vào lòng sông nhằm gia cố chân đập rộng 9 mét, mặt đập rộng 4 mét, thân đập được bao bằng túi ni-lông và bơm vào hơn 5000 m3 cát, với tổng chi phí khoảng hơn 1,3 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Định, người dân thôn Tứ Câu, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn chia sẻ: Từ năm 2013 đến nay, đây là lần thứ 2 đập ngăn mặn giữ ngọt Vĩnh Điện bị nước lũ gây ảnh hưởng. Đập được sửa chữa kịp thời sẽ cung cấp nguồn nước cho hệ thống các trạm bơm điện trên sông Vĩnh Điện hoạt động ổn định, cung cấp nước tưới cho sản xuất, đồng thời đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhiễm mặn ăn sâu vào đất liền trong mùa hè sắp tới.
Video đang HOT
Sau khi được sửa chữa, đập ngăn mặn giữ ngọt Vĩnh Điện không những cung cấp nước tưới cho gần 2000 ha lúa, hoa màu của thị xã Điện Bàn trong vụ Hè Thu sắp tới mà còn cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân trong khu vực.
Vụ lật ca nô ở biển Cửa Đại: Vì sao cứu hộ khó khăn?
Tính đến chiều 27-2, vụ tai nạn lật ca nô trên biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) đã khiến 15 người tử vong.
Người thân đau buồn thắp nhang cho người xấu số - Ảnh: LÊ TRUNG
Tại nhà tang lễ ở Hội An vào sáng 27-2, 13 chiếc quan tài đã được lực lượng chức năng quàng ở đây, bên cạnh đó là 2 thi thể nạn nhân vừa được tìm thấy vào sáng cùng ngày được khâm liệm.
Sẽ kiến nghị thay đổi thiết kế ca nô
Đến bây giờ, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là vì sao việc cứu hộ khó khăn?
Một lái tàu du lịch tại Hội An cho biết trước năm 2018 Hội An khai thác khách ra vào đảo Cù Lao Chàm bằng ca nô loại nhỏ khoảng 15 chỗ ngồi. Đặc điểm của loại ca nô nhỏ này là mui trần, không đóng kín, chỉ có mái che. Do đó mặc dù khách ngồi trên ca nô loại này có thể bị nước biển tạt, hứng gió mưa nhưng khi xảy ra tai nạn đắm, lật thì hầu hết hành khách đều thoát được ra ngoài và nổi lên bằng áo phao, dễ tiếp cận cấp cứu.
Nhưng từ năm 2018 tới nay, cơ quan chức năng yêu cầu tàu du lịch khai thác khách ra vào Cù Lao Chàm phải là cấp tàu SB lớn hơn, có thể khai thác đến 40 khách. Đặc điểm của loại tàu này là được đóng kín bằng mái kiên cố và kính che xung quanh, chỉ có một lối ra vào phía trước.
Ông Nguyễn Văn Sơn - chủ tịch UBND TP Hội An - cho biết hiện Hội An có khoảng 40 doanh nghiệp vận tải đang khai thác 120 ca nô du lịch loại mới này theo yêu cầu của ngành giao thông vận tải. Ông Sơn nhìn nhận thiết kế tàu đóng kín có thể chống được tạt nước nhưng khi gặp sự cố thì việc cứu hộ rất khó khăn.
Như vụ tai nạn hôm 26-2, việc cứu hộ rất khó khăn; khi ca nô bị lật úp, do bít bùng bên trong nên hành khách không thoát ra được. Theo ông, đây là một thực tế mà Hội An và các doanh nghiệp du lịch sẽ kiến nghị để có giải pháp thay đổi, chẳng hạn cửa kính có thể bung ra khi xảy ra sự cố.
Thuyền trưởng nói gì?
Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam, người lái ca nô cao tốc mang số hiệu QNa-1152 của Công ty TNHH MTV Phương Đông bị lật là ông Lê Sen (52 tuổi), trú Cửa Đại (Hội An). Bằng thuyền trưởng của ông Sen hạng TY3 được cấp lần đầu vào ngày 30-11-2016 và hết hạn ngày 30-11-2021. Đến ngày 10-2-2022, ông được cấp lại bằng thuyền trưởng hạng TY3, có thời hạn đến 10-2-2027.
Ông cũng được cơ quan chức năng cấp các chứng chỉ chuyên môn điều khiển ven biển, điều khiển cấp độ cao 1, chứng chỉ máy trưởng đang còn thời hạn.
Ông Lê Sen cho biết lúc chạy từ Cù Lao Chàm vào Cửa Đại thì sóng rất êm. Tuy nhiên, khi ca nô đến gần bờ thì gặp sóng cao nên ông bớt ga, ngay sau đó tàu bị lật trong tích tắc. Ông Sen nói sau khi vớt được 3 hoặc 4 hành khách thì bản thân bị đuối nên bị ngất đi. Công an tỉnh cũng làm việc với ông Sen để phục vụ công tác điều tra, đồng thời xét nghiệm xem có dương tính với ma túy hay không.
Ca nô rời bến lúc 9h45 ngày 26-2, số hành khách khi rời bến là 35. Người thực hiện cấp phép phương tiện rời bến là ông Trần Thanh Tuân (cảng vụ viên, đội bến thủy nội địa).
Có một điều đáng chú ý: công suất máy là 400CV, sức chở cho phép 35 người (chưa tính thuyền viên). Tuy nhiên, đến nay theo thông tin mà cơ quan chức năng cung cấp cho báo chí thì có 36 khách ngồi trên ca nô và 3 thuyền viên trong vụ lật ca nô, tổng số người trên ca nô là 39 người.
Đưa tang hai em nhỏ vụ lật ca nô: 'Hai con ơi, dậy đi học đi, các bạn đang đợi con kìa' "Hai con ơi, dậy đi học đi, các bạn đang đợi con kìa" - tiếng người thân hét lên thất thanh, vô vọng trong lễ đưa tang của hai cháu nhỏ tử vong trong vụ lật ca nô ở Cửa Đại (Quảng Nam). Đọc điếu văn trước khi đưa tro cốt hai em lên xe tang để đi an táng - Ảnh: PHẠM...