Quảng Nam: Ruộng nứt nẻ, lúa khô héo
Từ đầu mùa khô đến nay, cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50ha của hàng trăm hộ dân thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên ( Quảng Nam) lúa bị chết cháy gần hết…
Bất lực nhìn lúa cháy
Sau nhiều ngày dùng đủ mọi cách chống hạn để cứu 03 sào lúa ở cánh đồng Cả không thành, lão nông Nguyễn Quang Hòa ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, đành bất lực chấp nhận cảnh mất trắng, khi ruộng lúa của mình bị chết cháy gần hết.
Ruộng lúa ở cánh đồng Cả tại thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) khô nứt nẻ.
Ông Hòa lắc đầu ngao ngán: “Chỉ một tuần nữa mà trời không mưa thì bỏ thôi chứ không thể cứu được ruộng lúa nữa. Bình thường mọi năm, cả khu vực đồng này lấy nước ở trạm bơm từ hồ Phú Ninh ra nhưng năm nay, nước chỉ về một lần, không đủ để tưới cho toàn bộ cánh đồng. Tưới được giọt nào cho ruộng lúa thì cũng không thấm vào đâu, như muối bỏ bể; 3 sào của tôi cũng bó tay, chắc mất trắng vụ này”.
Cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50 hecta là sinh kế của hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu xã Trà Kiệu Tây. Từ đầu mùa khô đến nay, dù đã làm đủ mọi cách để cứu lúa, nhưng nhiều nông dân ở đây cũng đành thả tay, chấp nhận chịu cảnh mất trắng.
Ông Nguyễn Văn Sáu, phó Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn cho biết, hiện tại lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, nhiều diện tích lúa phụ thuộc nước tưới từ trạm bơm Hoàn Châu đang bị khô cháy không thể phục hồi do thiếu nước. Hợp tác xã đang thuê máy móc và nhân công nạo vét bùn, cát lòng hồ, suối tận dụng mạch nước ngầm để chống hạn cứu lúa. Tuy nhiên, sắp tới mà vẫn không có mưa thì trạm bơm Hoàn Châu không thể đảm bảo nước tưới cho khu vực này.
Cánh đồng Cả lấy lượng nước thừa của hồ chứa Phú Ninh nhưng năm nay hồ Phú Ninh cũng khô cạn, không có nước, máy bơm phải hoạt động cầm chừng. Từ đầu vụ đến giờ cũng chỉ có một cơn mưa ngày 29/5 chỉ tích trữ được một lượng nước rất ít, không đủ để cứu lúa. Trước mắt, chúng tôi tập trung nạo vét lòng hồ, lòng suối để tận dụng mạch nước ngầm cứu chữa được diện tích nào hay diện tích đó.
Tập trung cứu lúa
Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, năm nay, từ đầu vụ Đông Xuân đã xuất hiện tình trạng khô hạn, nhiễm mặn và kéo dài đến nay nên việc sản xuất hết sức khó khăn về nguồn nước tưới. Các hồ đập Khe Cát, Cây Sơn đều ở dưới mực nước chết.
Không có nước, máy bơm phải hoạt động cầm chừng
Hiện nay, huyện đã dựng một số trạm bơm dã chiến và khởi công một số trạm bơm để dự phòng cho cuối vụ vụ Hè Thu. Tuy nhiên, độ mặn đo được tại khu vực từ cầu Câu Lâu cũ ngược lên cầu Gò Nổi luôn ở mức 7 phần nghìn, còn tại bể hút của trạm bơm điện 19.5 là 20 phần nghìn, trong khi đó lượng nước từ hồ chứa Phú Ninh đưa nước ra rất yếu. Do đó, vụ Hè Thu 2020, huyện Duy Xuyên sạ cấy khoảng 3.400/3.500ha lúa theo kế hoạch, còn gần 100ha không sản xuất được do thiếu nước.
Video đang HOT
Lúa hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh, Phòng NN&PTNT chỉ đạo cán bộ thường xuyên bám ruộng và làm việc với Công ty thủy lợi cố gắng đảm bảo nước tưới để cây lúa sinh trưởng, không ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Đồng thời, phòng cũng đang lên phương án sử dụng các trạm bơm điện trước để vận hành lại đảm bảo nguồn nước cho đến cuối vụ.
Nếu trong thời gian tới không có mưa thì các hồ chứa trên địa bàn sẽ không cung cấp đủ nước. Do đó, phải huy động các trạm bơm điện để bơm nước từ sông Thu Bồn. Trong trường hợp nước không đủ thì vào phải chấp nhận mất một số diện tích cuối kênh để bảo vệ diện tích còn lại.
Theo kế hoạch vụ Hè Thu năm 2020 toàn tỉnh Quảng Nam sẽ sản xuất khoảng 42.000ha lúa, tuy nhiên, do khô hạn khốc liệt nên phải bỏ hoang hàng ngàn ha. Tại huyện Tiên Phước chỉ gieo sạ được khoảng 1.200ha trong tổng số hơn 1.550ha ruộng vụ hè thu do thiếu nước. Đối với diện tích đã gieo sạ thì hàng trăm héc ta bị khô hạn. Huyện Núi Thành cũng chỉ gieo sạ khoảng 3.000/3.400ha lúa theo kế hoạch, còn gần 400ha ở các xã phía Nam của huyện không sản xuất được do thiếu nước.
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam, nếu trong thời gian tới không có mưa, thì chắc chắn lượng nước các hồ chứa không thể cung cấp đủ nước tưới cho cho diện tích lúa đến cuối vụ Hè Thu. Nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài, nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước khi cây lúa ở giai đoạn làm đòng và trổ bông là hiện hữu. Do đó, công ty đã dự tính kỹ và sẽ phải cắt giảm diện tích cây trồng.
Để có thể dự trữ lượng nước trong hồ đảm bảo cấp cho cây lúa Hè Thu ở giai đoạn làm đòng, trổ bông tại khu tưới các hồ chứa nước đang thiếu nước, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam thực hiện kỹ thuật tưới nước “ướt khô xen kẽ” bắt đầu từ ngày 20/6, áp dụng theo từng khu tưới, từng cánh đồng theo trà lúa đã gieo sạ, sau khi kết thúc tỉa dặm và bón phân lần 2 trong các hồ chứa nước thuộc Công ty đang quản lý.
Vừa nhận tiền hỗ trợ từ xã, dân chưng hửng vì bị thu lại không sót đồng nào
Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam vừa phấn khởi nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi từ xã chi trả thì ngay lập tức họ chưng hửng vì bị tổ thú y thu hồi.
Xã mời dân tới nhận, tổ thú y lập tức thu hồi
Những ngày gần đây, người dân xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam bàn tán xôn xao xoay quanh câu chuyện hàng trăm hộ chăn nuôi nhận tiền hỗ trợ tại UBND xã và liền lập tức bị tổ thú y thu hồi.
UBND xã Duy Sơn mời các hộ chăn nuôi tới nhận tiền hỗ trợ và liền lập tức dân bị tổ thú y thu hồi.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, ngày 12/5 vừa qua, UBND xã Duy Sơn gửi giấy mời cho các hộ chăn nuôi trên toàn xã về việc nhận tiền hỗ trợ khi tham gia dịch vụ thú y trọn gói năm 2019.
Nội dung giấy mời nêu rõ, người dân đi nhận tiền phải mang theo giấy mời kèm CMND và việc chi trả được triển khai lúc 14h ngày 14/5.
Là một trong số hàng trăm hộ chăn nuôi nhận được giấy mời, vào thời điểm trên, chị Phan Thị Hoa (thôn Trà Kiệu Tây) quyết định nghỉ một buổi bóc vỏ keo và khấp khởi đi nhận tiền hỗ trợ.
Mặc dù có mặt tại hội trường UBND xã khá sớm, thế nhưng phải tới hơn 16h, chị Hoa mới tới lượt ký nhận vì lượng người quá đông.
Đặt bút ký và cầm trên tay 80 nghìn đồng, chưa kịp cất vào túi, chị ngớ người vì bị yêu cầu trả lại số tiền.
"Năm ngoái, gia đình tôi nuôi 4 con lợn nên xã chi hỗ trợ 80 nghìn đồng (20 nghìn đồng/con). Thế nhưng, ngay khi nhận tiền xong ở bàn của kế toán xã thì tôi nhận được yêu cầu bàn giao toàn bộ số tiền cho tổ thú y", chị Hoa nói và giãi bày, nếu không đi nhận tiền, để rồi chưng hửng ra về trong cảnh "tay trắng", chiều hôm ấy, chị sẽ vào rừng bóc vỏ keo thuê với thu nhập 110 nghìn đồng/buổi.
Cũng mang tâm thế hụt hẫng như chị Hoa khi nhận được lời đề nghị của tổ thú y, tuy nhiên, ông Trần Hòa (thôn Trà Kiệu Tây) nhất quyết không trả.
Theo ông Hòa, gia đình ông chăn nuôi ít (2 con lợn) nên số tiền hỗ trợ nhận được chỉ vỏn vẹn 40 nghìn đồng.
Ông Hòa vẫn giữ 40 nghìn đồng và nhất quyết không chịu bàn giao cho tổ thú y.
"Khi chúng tôi thắc mắc là hà cớ gì nhà nước hỗ trợ cho dân mà bị thu lại thì người bên thú y bảo rằng đó là tiền dân phải trả chi phí suốt 1 năm tổ thú y phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho gia súc.
Điều hết sức vô lý là giữa dân và đội ngũ thú y địa phương không hề có một giao kèo nào cả. Thậm chí, lực lượng thú y đi làm những công việc trên đều được mỗi hộ bồi dưỡng từ 5-10 nghìn đồng", ông Hòa bức xúc và quả quyết, ông sẽ giữ nguyên số tiền 40 nghìn đồng hỗ trợ cho tới khi nào nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Riêng trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Ba, không những hoàn trả lại 280 nghìn đồng đã nhận, gia đình ông còn phải bỏ thêm 20 nghìn đồng để đóng đủ số tiền 300 nghìn đồng theo yêu cầu của tổ thú y.
Ngoài nỗi bức xúc vì bị thu hồi toàn bộ số tiền vừa nhận, bà Hoa, ông Hòa, ông Ba hay hàng trăm hộ chăn nuôi khác ở xã Duy Sơn còn bày tỏ sự hoài nghi về việc chi hỗ trợ chậm trễ của UBND xã.
Theo người dân, cũng thuộc diện được hỗ trợ như xã Duy Sơn, thế nhưng các hộ chăn nuôi ở xã Duy Trung đã nhận từ thời điểm cuối năm 2019.
Huyện vào cuộc rà soát
Ngày 16/5, trả lời VTC News, ông Trần Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn - cho biết, 8 thôn của xã có khoảng 500 hộ chăn nuôi nhận được hỗ trợ với tổng số tiền là 101 triệu đồng.
Giấy mời do ông Trần Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn - ký.
"Năm ngoái (2019), xã thành lập tổ thú y và hợp đồng với các hộ chăn nuôi trong việc phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho lợn và trâu bò.
Theo đó, tổ thú y này sẽ dùng tiền túi của mình để mua thuốc men, bỏ công đi phun thuốc và không thu tiền. Bây giờ, tiền nhà nước hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi được chi trả thì người dân phải có trách nhiệm hoàn trả cho tổ thú ý", ông Ba phân trần.
Đề cập tới vấn đề chi trả hỗ trợ trễ, ông Ba giải thích là do dịch bệnh COVID-19 nên không thể triển khai sớm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên - xác nhận, huyện đã nắm bắt sự việc đang lùm xùm ở xã Duy Sơn.
"Gói hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên thuộc đề án của tỉnh. Năm 2019, huyện Duy Xuyên có 2 xã là Duy Sơn và Duy Trung được chọn.
Trong khi cuối năm ngoái, xã Duy Trung chi trả hỗ trợ cho dân và không vấp phải điều tiếng nào thì bây giờ, xã Duy Sơn lại gây bức xúc. Có lẽ, cái cách xã Duy Sơn phổ biến chương trình khiến dân không hiểu", ông Bốn cho biết và thông tin thêm, Phòng Tài chính huyện sẽ rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan đến hỗ trợ hộ chăn nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại xã Duy Sơn.
Từ vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích: Cần có chế tài xử phạt nặng Tại hiện trường vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với các tàu thuyền không trang bị áo phao. Trưa 09/5, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT...