Quảng Nam phong tỏa hàng loạt khu vực nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19
Với 25 ca nhiễm Covid-19, tỉnh Quảng Nam đã phong tỏa cách ly nhiều khu vực tại thị xã Điện Bàn và huyện Thăng Bình.
Chiều nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân đã ký quyết định phong tỏa tạm thời các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn thị xã Điện Bàn và huyện Thăng Bình.
Cụ thể, tỉnh Quảng Nam sẽ khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
Khu vực 1, tại thôn Châu Lâu và một phần thôn Đông Đức (xã Điện Thọ) với khoảng 420 hộ, 1.800 nhân khẩu. Phạm vi, Đông giáp đường sắt Bắc Nam, Tây giáp thôn La Quân và Đông Đức, Nam giáp cánh đồng thôn Châu Thủy và Bắc giáp sông Bình Phước.
Quảng Nam phỏng tỏa hàng loạt khu vực nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19
Khu vực 2 tại thôn Nam Hà (xã Điện Trung), với khoảng 521 hộ, 2.004 nhân khẩu. Phạm vi, Đông giáp thôn Cẩm Phú – Điện Phong, Tây giáp thôn Đông Lãnh – Điện Trung, Nam giáp sông Bà Rén và Bắc giáp Tân Bình – Điện Trung.
Video đang HOT
Khu vực 3 tại tổ 1 và chợ Lai Nghi (khối phố 7B, phường Điện Nam Đông) với khoảng 400 hộ, 1.200 nhân khẩu. Phạm vi, Đông giáp phường Thanh Hà (TP Hội An), Tây giáp đường ĐT608, Nam giáp đường ĐT607B và Bắc giáp khối phố 7A.
Khu vực 4 tại tổ 4, thôn Giao Ái (xã Điện Hồng) với khoảng 42 hộ, 187 nhân khẩu. Phạm vi, Đông giáp đường ĐH11, Tây giáp đồng lúa của xã Điện Hồng và huyện Đại Lộc, Nam giáp đường số 4 thôn Giao Ái (xã Điện Hồng) và Bắc giáp đường số 2 thôn Giao Ái, xã Điện Hồng.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng phong tỏa tạm thời khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Tại khu dân cư Lưu Minh (thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) với khoảng 96 hộ, 384 nhân khẩu. Phạm vi, Đông giáp quốc lộ 1A, Tây giáp đồng ruộng, Nam giáp đường 3/2 và Bắc giáp khu dân cư.
Thời gian phong tỏa cách ly các khu vực trên trong vòng 14 ngày từ, 0h ngày 3/8.
UBND tỉnh Quảng Nam giáo Sở Y tế chủ trì, hướng dẫn UBND thị xã Điện Bàn và huyện Thăng Bình triển khai khẩn cấp các biện pháp cụ thể phòng chống dịch phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND thị xã Điện Bàn, huyện Thăng Bình và các ngành liên quan thành lập, bố trí các chốt, trạm kiểm dịch cô lập các khu vực trên các đầu mối giao thông đường bộ đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả.
Tỉnh Quảng Nam đã có 25 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, tại thị xã Điện Bàn có 10 ca mắc Covid-19.
Đà Nẵng: Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước diện rộng
Sở TN-MT Đà Nẵng đang tập trung triển khai kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước diện rộng trên địa bàn TP, mùa khô năm 2020 dự báo sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ nhiều năm.
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường từ đầu mùa cạn 2020 đến nay, nắng nóng diện rộng xảy ra liên tiếp và kéo dài nhiều ngày, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, ngày 3/6, Sở TN-MT Đà Nẵng đã công bố kết quả giám sát, tổng hợp số liệu vận hành các hồ chứa thủy điện lưu vực Vu Gia - Thu Bồn (đều nằm trên thượng nguồn, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam) tính đến thời điểm 31/5/2020.
Giám sát thực tế nguồn nước tại hồ thủy điện Đắk Mi 4 (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cho thấy, tính đến ngày 31/5, dung tích còn lại tại hồ này (so với mực nước chết) là 97,94 triệu m3 (Ảnh do Sở TN-MT Đà Nẵng cung cấp)
Theo đó, mực nước tại hồ A Vương là 361,9m/361,5m, đảm bảo so với mực nước quy định; mực nước tại hồ Sông Bung 4 là 215,18m/213,5m, đảm bảo so với mực nước quy định; mực nước tại hồ Đắk Mi 4 là 251,9m/251,50m, đảm bảo so với mực nước quy định.
Dung tích còn lại tại hồ A Vương (so với mực nước chết) là 122,37 triệu m3; dung tích còn lại tại hồ Sông Bung 4 (so với mực nước chết) là 125,10 triệu m3; dung tích còn lại tại hồ Đắk Mi 4 (so với mực nước chết) là 97,94 triệu m3.
"Việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước còn lại này tại các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn từ nay đến cuối mùa cạn là hết sức quan trọng để đáp ứng hài hòa nhu cầu phát điện và nhu cầu sử dụng nước tại vùng hạ lưu", bà Đặng Nguyễn Thục Anh, Phó trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước (Sở TN-MT Đà Nẵng) nói.
Qua theo dõi số liệu lưu lượng nước về các hồ A Vương và Sông Bung 4, Sở TN-MT Đà Nẵng nhận thấy nguồn nước về các hồ từ đầu năm đến nay rất thấp. Có thời điểm lưu lượng nước về các hồ thấp kỷ lục (vào ngày 4/5/2020 lưu lượng đến hồ A Vương chỉ 2,63 m3/s và hồ Sông Bung 4 chỉ khoảng 10,2 m3/s).
Trong khi đó, do thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng trong mùa lũ năm 2019 nên mạch nước ngầm trong đất đá, các khe suối đã cạn kiệt, gây thiết hụt nguồn nước ngầm bổ cập vào sông. Vì vậy, nguồn nước tại hồ dự báo sẽ tiếp tục suy giảm, thiếu hụt nghiêm trọng về gần cuối mùa cạn nếu không có mưa trên hồ.
Đáng chú ý, theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng trên sông Vu Gia ở mức cao hơn tháng qua, sông Cẩm Lệ ở mức thấp hơn. So với trung bình nhiều năm cùng kỳ, mực nước trung bình trên sông Vu Gia ở mức thấp hơn, sông Cẩm Lệ ở mức cao hơn.
Đặc biệt, xâm nhập mặn trên các sông TP Đà Nẵng ở mức cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm. Độ mặn lớn nhất trên các sông ớ mức lớn hơn tháng 5 2020 từ 2 - 4. Tháng 6/2020, vùng hạ lưu các sông thuộc TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ nhật triều vào các ngày 08 - 15 và 20 - 25. Các ngày còn lại chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều. Triều cường mạnh nhất có khả năng xuất hiện vào các ngày 06 - 07 và 23 - 24.
Cùng với đó, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20 - 60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán có thể còn kéo dài đến hết tháng 8/2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung.
Sở TN-MT Đà Nẵng cho hay cơ quan này đang cùng các Sở NN-PTNT, Xây dựng, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, chủ các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn tập trung thực hiện Kế hoạch về dự trữ nước để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn TP mùa khô năm 2020.
Mục tiêu của kế hoạch này là chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp và các mục đích khác trên địa bàn Đà Nẵng; đặc biệt là đảm bảo nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
Bên cạnh thực hiện kế hoạch nêu trên, hiện nay các cơ quan chuyên môn của Sở TN-MT Đà Nẵng đang theo dõi sát diễn biến thời tiết, cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, dòng chảy hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời tham mưu kế hoạch điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du.
Quảng Nam: Vì sao vay tiền ngân hàng xây nhà 2 tầng dân lại yên tâm về lãi suất? Thời gian qua, Ngân hàng CSXH TP.Hội An (Quảng Nam) đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Thông qua chương trình cho vay nhà ở xã hội, Ngân hàng CSXH đã giúp...