Quảng Nam: Phát hiện củ sâm Ngọc Linh “khủng” cực hiếm, 35 năm tuổi
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết: Qua hình ảnh thì thấy đây là giống sâm Ngọc Linh, nhưng để chắc chắn hơn thì phải tới phiên chợ, tổ kiểm định phiên chợ sâm sẽ làm rõ.
Ngày 18/7, chị Nguyễn Thị Huỳnh – Giám đốc công ty TNHH Huỳnh Sâm (đóng tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, chị vừa mua lại một củ sâm Ngọc Linh “khủng” từ một người dân tại xã Trà Linh (huyện Nam Trà My).
Củ sâm 35 năm tuổi của bà Huỳnh mua được – Ảnh CTV
Theo đó, củ sâm Ngọc Linh nặng 7,3 lạng, có “tuổi đời” khoảng 35 năm. Theo chị Huỳnh, củ sâm này vốn là sâm rừng tự nhiên, sau khi phát hiện, người dân này đem về trồng ở vườn nhà được ít năm rồi mới đem bán.
“Củ sâm này sẽ được bán ở lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 3 được tổ chức từ ngày 1-3/8 tới” – chị Huỳnh cho biết.
Củ sâm Ngọc Linh nặng 7,3 lạng, có “tuổi đời” khoảng 35 năm.
Video đang HOT
Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rât sao. Mỗi kg sâm củ có giá vài chục đến cả 100 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn thế nữa. Đặc biệt, những củ có trọng lượng lớn thì giá trị càng cao hơn. Không ít đại gia Việt sẵn sàng chấp nhận bỏ ra vài trăm triệu để mua cho được những “siêu phẩm” sâm khủng.
Theo tài liệu nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Theo tìm hiểu của phóng viên DANVIET.VN, duy chỉ có ở Việt Nam mới có giống sâm quý này. Và đặc biệt hơn nữa, cả nước cũng chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam mới trồng được loại sâm quý này.
Trong đó, chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như “nóc nhà” của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh và sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất hiện nay.
Theo Danviet
Quảng Nam: Đề xuất xây dựng khu chế biến dược liệu 200ha
UBND huyện Nam Trà My đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam dành khoảng 200ha diện tích tại Khu Kinh tế mở Chu Lai để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, sản xuất dược liệu tập trung.
Ngày 4.3, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 18 diễn ra vào tháng 3.2019 có 2 gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh do 5 hộ trồng sâm tại 3 chốt có sản phẩm sâm củ của xã Trà Linh tham gia trưng bày và bán tại phiên chợ; hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: Sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu. Có 10 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh, Quế, dược liệu; 10 xã trên địa bàn huyện tham gia và một gian hàng trung tâm trưng bày sản phẩm làm từ sâm Ngọc Linh, quế Trà My và cây dược liệu.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh diễn ra hàng tháng ở huyện Nam Trà My
"Trong những ngày diễn ra phiên chợ có trên 900 lượt người đến thăm quan, mua sắm, với doanh thu thống kê được khoảng 2,6 tỷ đồng, trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh bán được khoảng 27 kg (thời gian này, cây sâm đang mùa phát triển nên hạn chế khai thác, do vậy số lượng sâm củ vào phiên chợ không có để bán cho khách), thu về gần 2,3 tỷ đồng..." - UBND huyện Nam Trà My cho biết.
Củ sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, mỗi kg sâm có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng
Theo UBND huyện Nam Trà My, để đảm bảo công tác kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện, nhất là sản phẩm sâm củ đưa vào phiên chợ sâm Ngọc Linh, đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ công tác kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh.
"Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý, có những giá trị to lớn về mặt dược học, nên nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh diễn ra rất mạnh, giúp người dân đồng bào miền núi huyện Nam Trà My tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững trong thời gian qua.
Hiện nay, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, đồng thời đã quy hoạch trên 15.000 ha tại 7 xã của huyện Nam Trà My để phát triển vùng sâm nguyên liệu, kêu gọi nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển vùng sâm nguyên liệu, do đó nhu cầu nguồn cây giống sâm Ngọc Linh trong thời gian đến là rất lớn, điều này đặt ra yêu cầu phải có nhưng giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo tồn và cung ứng nguồn giống có chất lượng, do vậy đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ đưa sâm Ngọc Linh vào chương trình giống Quốc gia.
Cây sâm Ngọc Linh hàng chục năm tuổi được bày bán ở phiên chợ sâm
Để phát triển nguồn dược liệu, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cần xây dựng vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia tại huyện Nam Trà My, với diện tích 240 ha.
Huyện Nam Trà My đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam dành 200ha ở Khu kinh tế mở Chu Lai để xây dựng khu chế biến dược liệu
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhất là các huyện miền núi, trong đó có Nam Trà My đang tập trung phát triển cây dược liệu. Vì vậy, để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm của người dân, chế biến sâu các loại cây dược liệu, đem lại giá trị kinh tế cao theo chuổi giá trị, đề nghị UBND tỉnh dành khỏang 200ha diện tích tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, với cơ chế ưu đãi để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, sản xuất dược liệu tập trung" - huyện Nam Trà My đề xuất.
Theo tài liệu nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Có thể nói rằng cả Thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất Thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,...
Theo Danviet
Lạ Tuyên Quang: Cả làng bỏ việc vào rừng đào củ đắt như vàng 9999 Người dân ở xã Sinh Long và Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đổ xô vào rừng bới đất lật đá tìm loại củ có giá từ 40 triệu đến 300 triệu đồng/kg. Suốt từ cuối năm ngoái đến nay, người dân hai xã Khâu Tinh và Sinh Long (Na Hang, Tuyên Quang), bỏ cả ruộng nương, đồng áng, kéo hết vào rừng,...