Quảng Nam: Phân chia cổ vật tàu đắm
Sáng nay (29/5), tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, diễn ra buổi phân chia cổ vật được trục vớt tại vùng biển Cù Lao Chàm. Việc phân chia cổ vật theo tỷ lệ 7/3 đã được Chính phủ cho phép.
Công ty TNHH Trục vớt cứu hộ và kinh doanh nhà Đoàn Ánh Dương (có địa chỉ TP.HCM) được chia 7 phần và Sở VHTT-DL Quảng Nam được chia 3 phần trong tổng số cổ vật được khai quật.
Từ năm 2003, Công ty Đoàn Ánh Dương hợp đồng với Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam (nay là Sở VH-TT-DL) để khai quật, trục vớt những hiện vật còn lại trên con tàu cổ đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An). Toàn bộ kinh phí khai quật do Công ty Đoàn Ánh Dương tự chịu.
Cuộc họp phân chia cổ vật bắt đầu tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam sáng nay (29/5)
Quá trình khai quật diễn ra từ năm 2003 đến năm 2007, Công ty Đoàn Ánh Dương đã khai quật được 15.934 hiện vật là gốm Chu Đậu vào thế kỷ 15. Hiện vật gồm các loại: đĩa trung, đĩa nhỏ, đĩa lớn, bát, ấm tỳ bà, bình tỳ bà, bình tỷ bà nhỏ, lọ trung, hộp có nắp, chén, lọ minh khí, hộp có nắp lớn.
Từ đó đến nay, toàn bộ số cổ vật này được đưa về Bảo tàng tỉnh Quảng Nam bảo quản và được Hội đồng Giám định cổ vật Bộ VH-TT-DL vào giám định từng hiện vật và phân loại các hiện vật trên thành 10 lô đều nhau, mỗi lô có 1.390 hiện vật; riêng số hiện vật còn lại chưa đủ 10 bản cho một loại hình nên tạm thời lưu giữ tại kho Bảo tàng tỉnh để chờ khai quật tiếp theo.
Tuy nhiên, tháng 10/2012, Công ty Đoàn Ánh Dương đề nghị phân chia số cổ vật còn lại vì công ty không tiếp tục trục vớt nữa.
Video đang HOT
Bà Võ Thị Hạnh Dung trao tặng toàn bộ 70% của 2.028 hiện vật quý giá cho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam
Tại buổi phân chia sáng nay, Công ty Đoàn Ánh Dương được phân chia 7 phần theo hình thức bốc thăm của tổng số 13.906 hiện vật; Sở VHTT-DL Quảng Nam được phân chia 3 phần.
Riêng số hiện vật 2.028 còn lại chưa chia, là những hiện vật chỉ có thân hoặc nắp và hiện vật vỡ hỏng không đủ số lượng chia đều làm 10 phần cũng áp dụng Công ty Đoàn Ánh Dương 7 phần và Sở VHTT-DL Quảng Nam 3 phần. Nhưng bà Võ Thị Hạnh Dung, Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương quyết định tặng luôn 7 phần của 2.028 hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam để bảo quản và trưng bày.
Chiếc đĩa bà Dung cầm trao cho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam có giá hơn 30.000 USD
Theo bà Võ Thị Hạnh Dung, Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương, trong thời gian tổ chức khai quật toàn bộ hiện vật này tại con tàu cổ đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm, từ năm 2003 đến năm 2007 công ty chi phí khoảng 23 tỷ đồng. Số lượng nhân công tại hiện trường thời điểm cao nhất lên đến hơn 50 người.
Bà Dung còn cho biết, công ty hoạt động được 10 năm trong lĩnh vực này, chủ yếu là khai quật cổ vật trên biển. Toàn bộ hiện vật được phân chia này công ty sẽ đem về phân loại, sắp xếp để trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi (nơi quê hương của bà) theo kiểu xã hội hóa.
Theo 24h
Quảng Ngãi: Dân lại lao ra biển tìm cổ vật
Nhiều người vẫn suy nghĩ rằng, con tàu cổ là do dân phát hiện nên phải để cho chính người dân khai thác.
Ngày 27/9, trong lúc các thợ lặn của Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (TP.HCM) phối hợp với Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi tiến hành sục cát để con tàu cổ chứa cổ vật lộ lên nhằm đo đạc, lấy mẫu vật phục vụ cho việc khai quật tàu thì hàng trăm người dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) kéo đến khu vực thôn Châu Thuận Biển - nơi con tàu cổ bị đắm và phi ra biển với hy vọng "kiếm chác" được cổ vật.
Tiến hành khảo sát thăm dò tàu chứa cổ vật
Lực lượng công an, bộ đội biên phòng đã huy động lực lượng, ca nô chạy theo xua đuổi nhưng nhiều người dân phản ứng gay gắt với suy nghĩ rằng, con tàu này là do dân phát hiện nên phải để cho chính người dân khai thác. Dù lực lượng chức năng ra sức giải thích cho người dân nhưng nhiều người vẫn cố chấp, phản đối.
Theo lực lượng bảo vệ, trong tối 26/9, rất nhiều trường hợp người dân lặn vào khu vực tàu đắm để tìm cổ vật đã bị phát hiện. Lực lượng làm nhiệm vụ phải thức trắng đêm truy đuổi.
Hàng trăm người dân kéo đến nơi con tàu đắm...
... Và phi ra biển mong "kiếm chác" được cổ vật
Theo Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, sau khi kết thúc đợt khảo sát thăm dò sẽ làm các tấm sắt thả xuống biển, bao quanh con tàu cổ và thả khoảng 10 tấn đá xuống bịt kín tất cả các điểm để ngăn người dân lặn lấy cổ vật.
Hiện phần đuôi tàu bị vùi dưới cát sâu hơn 1m đã ló lên khỏi lớp cát. Việc khảo sát thăm dò sẽ tiếp tục được tiến hành.
Lực lượng chức năng huy động ca nô đuổi
Phần đuôi của tàu cổ đã được phát lộ tại vị trí này
Theo Dantri
Cổ vật từ xác tàu tăng giá chóng mặt Hôm qua (11/9), việc buôn bán "chui" cổ vật vớt được từ con tàu đắm ở thôn Châu Thuận (Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) vẫn diễn ra náo nhiệt. Theo nhiều người dân địa phương, giá cổ vật tăng từng ngày. Chiếc đĩa có men màu xanh ngọc in hình rồng, phượng, đường kính từ 35-40cm, đã lên đến 60 triệu đồng/cái...