Quảng Nam: Nuôi heo mọi, bán dễ như ăn kẹo, thu 300 triệu đồng
Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) hồ hởi khoe với chúng tôi: “Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen-hay còn gọi là heo mọi. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng”.
Mô hình chăn nuôi heo đen (heo mọi) thương phẩm theo phương thức hàng hóa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến chuỗi sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Những năm gần đây, tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam, người dân đầu tư phát triển mạnh mô hình chăn nuôi heo đen thương phẩm. Ảnh: Văn Sự
Ông Phan Như Phi, xã Tam Lãnh cho biết, lúc đầu ông tìm mua 8 con heo đen bản địa có chất lượng tốt về thả nuôi khảo nghiệm. Thấy hiệu quả, những năm sau, ông mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng thả nuôi và hiện nay tổng đàn heo đen đã hơn 200 con, trong đó có 20 heo nái. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng” – ông Phi chia sẻ.
Nhờ chất lượng ngon, thịt heo đen rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: S.T
Ông Phan Như Phi cho hay, ngoài 2 cơ sở của gia đình mình, mấy năm nay ông còn tư vấn kỹ thuật cho 34 hộ dân khác ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) xây dựng mô hình nuôi heo đen hàng hóa và ông chịu trách nhiệm thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
Video đang HOT
Theo ông Phi, hiện 34 mô hình vệ tinh của ông có hơn 1.000 con heo đen, trong năm 2018 xuất bán ra thị trường hơn 300 heo giống và 4 tấn thịt heo đen hơi thương phẩm.
“Hiện nay, thịt heo đen thương phẩm rất được thị trường ưa chuộng. Thời gian tới, nếu được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ, nhóm hộ của chúng tôi sẽ liên kết để hình thành chuỗi thịt heo đen sạch, đăng ký nhãn mác hàng hóa, thiết lập các điểm cung ứng và hướng đến sản phẩm OCOP”, ông Phi cho hay.
Theo ông Lê Thương – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, heo đen là một trong những giống heo bản địa được nuôi từ lâu trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các huyện miền núi. Trước đây phần lớn người dân nuôi heo đen theo hình thức quảng canh, không đầu tư chăm sóc, thậm chí thả rông và mục đích chính là cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho gia đình.
Những năm gần đây, trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt heo đen khá lớn trên thị trường cũng như yêu cầu bảo tồn và phát triển giống heo đen đặc sản bản địa này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam cùng ngành nông nghiệp các địa phương tập trung hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Ông Thương nói: “Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn heo đen bản địa trên toàn tỉnh khoảng 14.000 con, trong đó heo nái giống ước chừng 2.000 con. Hiện nay, các huyện Nam Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn là 3 địa phương có số lượng thả nuôi nhiều heo đen nhất. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, bình quân hàng năm tổng sản lượng thịt hơi heo đen của Quảng Nam cung ứng ra thị trường hơn 600 tấn. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng”.
Theo Nguyễn Sự (Báo Quảng Nam)
Kinh hoàng cảnh cá chết trắng kênh thủy lợi, nghi nhiễm độc thuốc diệt cỏ
Đoạn kênh thủy lợi chảy qua 2 xã Tam Phước, Tam An (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) bất ngờ nổi bọt trắng xóa, kèm theo đó là các loại cá, gà, vịt chết nổi trắng kênh.
Lớp bọt trắng xóa xuất hiện từ chiều ngày 25-2 trên đoạn kênh N10A qua 2 xã Tam Phước, Tam An (huyện Phú Ninh, Quảng Nam)
Ông Huỳnh Nhật Trường (thôn An Mỹ 1, xã Tam An) cho biết, vào lúc 17 giờ ngày 25-2, trên kênh N10A đoạn chảy qua xã Tam Phước và Tam An đột nhiên xuất hiện một lớp bọt màu trắng (giống như bọt xà phòng) dài khoảng 500m, dày 10cm, phủ kín mặt kênh, bốc mùi nồng nặc rất khó chịu.
Lớp bọt này trôi dần về phía cuối dòng, bọt trôi đến đâu cá chết đến đó, nhiều loại cá như cá rô phi, cá lóc, thậm chí cả gà, vịt bơi lội trên kênh cũng chết, trôi nổi trên dòng kênh này.
Các loại cá như cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi... đều không chịu nổi ô nhiễm, chết trắng bờ kênh.
Trao đổi với PV Báo SGGP chiều 26-2, ông Huỳnh Tấn Nhật, Chủ tịch UBND xã Tam An cho biết, sau khi nhận được tin báo, xã đã cử lực lượng chức năng đi kiểm tra tình hình.
"Theo ghi nhận của chúng tôi, lớp bọt cho đến hôm nay đã tan hết. Tuy nhiên, cả dòng kênh bốc mùi hôi nồng nặc. Theo những nông dân, mùi hôi này giống như một loại thuốc diệt cỏ mà nông dân thường hay sử dụng. Tuy nhiên, làm sao một lượng lớn thuốc diệt cỏ đổ xuống dòng kênh, gây nên hiện tượng trên thì chưa rõ. Chúng tôi đã báo cáo tình hình lên UBND huyện, đồng thời lấy mẫu để gửi đi xét nghiệm, kiểm tra", ông Nhật cho hay.
Cũng theo ông Nhật, hiện nay xã đã cắt cử lực lượng đứng canh tại các điểm người dân có thể mở nước để đưa vào ruộng.
"Vì chưa biết mức độ nguy hiểm, có thể gây thiệt hại như thế nào nên trước mắt chúng tôi phải ngăn người dân mở nước vào ruộng, tránh thiệt hại cho mùa màng sắp tới", ông Nhật nói thêm.
Ngay cả những con gà, vịt đã trưởng thành cũng chết khi ra dòng kênh kiếm ăn, uống nước.
Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP, hiện tượng này xuất phát từ địa phận xã Tam Phước, phía đầu nguồn của dòng kênh.
Ông Vũ Thạch Anh, Chủ tịch UBND xã Tam Phước cho biết, vào chiều tối 25-2, hiện tượng trên xuất hiện ở dòng kênh chảy qua đoạn thôn Cẩm Khê, Phú Mỹ. Dòng bọt trắng xuất hiện chừng hơn 15 phút thì hết. Tuy nhiên, hiện tượng cá chết thì vẫn kéo dài cho đến chiều nay 26-2.
BÌNH NAM
Theo SGGP
Đang dừng đèn đỏ, lái xe Santafe bất ngờ rồ ga rồi tông vào 5 phương tiện khác Một số nhân chứng cho biết, chiếc xe ô tô Santafe đang dừng đèn đỏ thì bất ngờ rồ ga tông vào 3 xe ô tô và hai xe máy khác, các phương tiện đều bị hư hỏng, một người bị thương. Theo thông tin bàn đầu, vào khoảng 17g chiều 25-2, tại nút giao thông Lê Duẩn- Giải Phóng đã xảy ra...