Quảng Nam: Nông thôn xã Đại Hiệp đổi mới, nhà nhà ấm no
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020, xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã có những chuyển biến đáng kể và đạt nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt.
Đột phá trên nhiều lĩnh vực
Ông Đỗ Thanh Cảng – Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được của nhiệm kỳ trước, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Hiệp đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, quyết tâm vượt khó để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được hoàn thiện, an sinh xã hội được chăm lo, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đại Hiệp đã khoác lên mình chiếc áo mới, ngày càng văn minh hiện đại, hướng đến xây dựng thành đô thị loại V trong tương lai. Ảnh: T.H
Phát triển toàn diện văn hóa – xã hội
Những năm qua, tại Đại Hiệp, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp tiếp tục được đầu tư, thực hiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo. Vấn đề lao động, việc làm được chăm lo bằng nhiều giải pháp và nhiều nguồn lực. Hàng năm xã giải quyết được việc làm cho 250 lao động mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42,025 triệu đồng/năm, xã không còn hộ nghèo.
“Trong 5 năm qua, điểm sáng đáng chú ý là cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện. Đến nay, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã bêtông hóa đạt 100%; tỷ lệ hộ dùng điện an toàn đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Bên cạnh giao thông, các công trình phục vụ dân sinh khác như nhà văn hóa thôn, các khu thể thao, trạm y tế, trường học, chợ… đã được địa phương quan tâm đầu tư, tất cả tạo nên “bức tranh Đại Hiệp” nhiều màu sắc tươi mới…” – ông Cảng cho hay.
Theo ông Cảng, lĩnh vực kinh tế ở Đại Hiệp có những bức phát mới và phát triển toàn diện theo đúng định hướng cơ cấu ngành. Tổng giá trị sản xuất ước tăng bình quân 16,48%/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng bình quân đạt 16,66%/năm, thương mại – dịch vụ bình quân đạt 20%/năm, nông – lâm nghiệp tăng bình quân 5,16%/năm. Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn tăng 10%/năm.
Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển theo 2 hướng: Tập trung tại cụm công nghiệp và công nghiệp phân tán (hiện có 38 doanh nghiệp, tăng 11 doanh nghiệp so với cuối năm 2015). Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư được quan tâm, đã thu hút được 6 chủ dự án đến tìm hiểu, khảo sát để đầu tư.
Video đang HOT
Đã có 2 dự án hoạt động ổn định với tổng vốn đăng ký trên 60 tỷ đồng. Hoạt động thương mại – dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hiện có 120 cơ sở kinh doanh, tăng 50 cơ sở so với cuối năm 2015. Chợ Đại Hiệp và các điểm bán lẻ đa dạng, phong phú về hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các loại hình dịch vụ vận tải, xăng dầu, ăn uống… được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng phục vụ.
Lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được tăng cường, góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân. Xã đã đưa các loại giống cây trồng mới như: Ổi, dừa, măng tây… có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế vườn.
Đặc biệt, Đại Hiệp đã xây dựng 2 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 50ha; thực hiện liên kết sản xuất hạt lúa giống hàng năm 150/340ha. Tích cực hỗ trợ phát triển nuôi trồng nấm, xây dựng thương hiệu nấm sò Đại Hiệp đạt sản phẩm OCOP thương hiệu 3 sao.
Theo báo cáo, kinh tế HTX tiếp tục phát triển ổn định và hiện toàn xã có 7 HTX và 28 tổ hợp tác. Nhìn chung, các HTX, tổ hợp tác đều hoạt động có hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho hơn 300 lao động tại địa phương, nổi bật nhất là HTX Dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp có mức lãi trước thuế hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng.
Ông Cảng cho biết thêm, Đại Hiệp là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Đại Lộc, thuộc một trong nhóm xã đạt chuẩn xã NTM đầu tiên của tỉnh Quảng Nam vào cuối năm 2014. Sau 5 năm (2014 – 2019), Đại Hiệp tiếp tục giữ vững thành quả và được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh với việc kiện toàn, nâng chất 19/19 tiêu chí NTM, có 4/7 khu dân cư đạt danh hiệu “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”, đạt 12/12 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí xã NTM nâng cao.
“Qua 10 năm xây dựng NTM, nhất là 5 năm gần đây, diện mạo xã Đại Hiệp nói chung và các thôn, xóm nói riêng thay đổi từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày được nâng lên” – ông Võ Hy – Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Phú Hải phấn khởi nói.
Hướng đến đô thị loại V
“Những thành quả đạt được trong những nhiệm kỳ trước đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách mới ban hành của Đảng, Nhà nước đã định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, đồng thời trong quá trình thực hiện Nghị quyết luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ của Huyện ủy, UBND huyện Đại Lộc và sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, sự ủng hộ của các doanh nghiệp và bà con Đại Hiệp xa quê” – ông Đỗ Thanh Cảng cho hay.
Ông Cảng cho biết, trong 5 năm đến, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Hiệp tập trung khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế tại địa phương; phát huy nội lực, tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế, ưu tiên mở rộng thương mại dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh – xã hội. Huy động các nguồn lực để tiếp tục xây dựng xã NTM kiểu mẫu và thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”…
“Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Hiệp quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV đề ra, phấn đấu xây dựng Đại Hiệp đạt chuẩn xã NTM kiễu mẫu, từng bước hình thành đô thị loại V theo hướng hiện đại, văn minh…” – ông Đỗ Thanh Cảng nhấn mạnh.
NTM Quảng Nam: Quế Phong chú trọng đầu tư hạ tầng để tạo "cú hích" cho phát triển
Về xã Quế Phong (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) hôm nay, ai ai cũng có thể cảm nhận được những bước chuyển mình, sự "thay da đổi thịt" trên mảnh đất thuần nông bao năm khốn khó.
Đi trên những con đường bê tông thẳng tắp xen giữa những cánh đồng xanh mướt cùng những ngôi nhà mới kiên cố, tất cả như minh chứng cho một sức sống mới, vươn lên mạnh mẽ của vùng quê đang hoà cùng nhịp với sự đổi mới của quê hương, đất nước.
Công tác tuyên truyền được chú trọng
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã Quế Phong cho biết, Quế Phong bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm khá thấp so với bộ tiêu chí được đề ra, tuy nhiên bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự hỗ trợ của các ngành chức năng và sự đồng thuận cao trong nhân dân, bộ mặt nông thôn của Quế Phong đã có những bước tiến vượt bậc.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, giúp Quế Phong "thay da đổi thịt".
"Xác định vai trò chủ thể của người dân, xây dựng NTM phải được cụ thể từ mỗi thành viên trong xã hội và trong mỗi gia đình trong cộng đồng dân cư. Nên công tác tuyên truyền, vận động được địa phương chú trọng, thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm, biện pháp thực hiện xây dựng NTM, từ đó huy động mọi nguồn lực, sự đóng góp của cộng đồng tham gia xây dựng NTM, trong đó người dân là chủ yếu, là tiền đề là sức bật lớn..." - Ông Sơn chia sẻ.
Thời gian qua, Quế Phong đã tổ chức được 28 đợt tuyên truyền với hơn 5.000 lượt người tham gia, thông qua Đề án và lấy ý kiến tham gia của mọi người dân trong việc xây dựng NTM. Lồng ghép triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" với cuộc vận động "Cả nước chung tay xây dựng NTM".
Quế Phong đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế mới như trồng bưởi da xanh, lạc xen sắn, nuôi bò...
Bên cạnh đó, xã đã tổ chức được trên 80 cuộc họp nhằm quán triệt, tuyên truyền về các nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển các thôn, các tổ chức đoàn thể và nhân dân với trên 1.930 lượt người tham gia. Ngoài ra in ấn 87 tấm pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về nội dung NTM treo tại trụ sở thôn, khu vực trung tâm xã, các trục đường chính của thôn.
Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng thụ", trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện BCĐ xã đã biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, trao đổi bàn bạc với nhân dân trong suốt quá trình thực hiện, tích cực phát huy nội lực trong nhân dân. Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu, tiêu chí hằng năm, tìm giải pháp đề xuất tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, nhất là trường học, giao thông...
Khi người dân nhận thức được mục tiêu cốt lõi cuối cùng trong xây dựng NTM là đem lại lợi ích, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính họ, khắp các thôn, xóm, người người, nhà nhà đều tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng, ủng hộ vật liệu, ngày công, hiến đất, cây cối hoa màu để xây dựng đường giao thông, trường học, nhà văn hóa...
Ông Sơn cho biết thêm, với nhiều cách làm hiệu quả, đến nay xã Quế Phong đã đạt 12/19 tiêu chí gồm: Quy hoạch, điện, trường học, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, hộ nghèo, lao động có việc làm thường xuyên, Y tế, văn hóa, giáo dục, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Còn 7 tiêu chí xã tiếp tục đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
Tạo "cứ hích" từ cơ sở hạ tầng
Ông Sơn cho hay, xác định xây dựng NTM là động lực quan trọng để làm thay đổi cơ bản diện mạo ở khu vực nông thôn, chính vì vậy trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Phong đã tập trung các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về trường học, giao thông, thủy lợi... được quan tâm đầu tư một cách cơ bản.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ đã tạo nên diện mạo mới cho Quế Phong
Đến nay, các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 8,45km, đạt tỷ lệ 100%; 14,7km đường trục thôn xóm đã được cứng hóa; 6,965km đường ngõ xóm được đầu tư. Xây dựng mới trên địa bàn 4 cây cầu gồm: Cầu Vôi thôn Lộc Trung, cầu Đồng Cốn thôn Gia Cát Tây, cầu Ông Tờ thôn An Long 2 và cầu Khe Rách thôn Tân Phong với tổng kinh phí 4,3 tỷ đồng. Nâng cấp sửa chữa cầu Gia Hội, mở rộng nút giao thông vào đầu cầu Gia Hội, đầu tư mới cống Ngõ Công thôn Thuận Long với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng.
"Từ nguồn hỗ trợ của các cấp đầu tư xây dựng mới nhà đa năng trường THCS, tiểu học; sân chơi bãi tập trường tiểu học. Nâng cấp sửa chữa 5 phòng học cũ trường THCS, nhà vệ sinh TH, THCS, hệ thống tường rào THCS và xây dựng mới khu hiệu bộ trường mẫu giáo, 5 phòng học và bếp ăn trường mẫu giáo và nhà vệ sinh, tường rào, khu vui chơi trẻ em với tổng kinh phí 8,2 tỷ đồng. Đầu tư mới 5 nhà văn hóa thôn, 6 sân bóng chuyền và 6 công trình vệ sinh tại các nhà văn hóa thôn với tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng...". - Ông Sơn cho hay.
Ngoài ra, hàng loạt các công trình phúc lợi khác được xã quan tâm đầu tư như sân vận động, trạm y tế, điện... cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ đã tạo nên diện mạo mới cho địa phương, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao.
"Bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thì địa phương cũng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhiều mô hình kinh tế được địa phương xây dựng, bước đầu đem lại hiệu quả cao như: Mô hình trồng rừng, trồng lúa, trồng bưởi da xanh, chăn nuôi bò, lợn...Đã giúp cho hàng trăm hộ vươn lên thoát nghèo bền vững. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 32,3 triệu đồng/người/năm...", ông Sơn phấn khởi nói.
Quảng Nam: U40 trồng nấm sò thu tiền rủng rỉnh quanh năm Từng bôn ba ở xứ người làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng thu nhập khá bấp bênh, anh Nguyễn Anh Tuấn (40 tuổi), ở thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam quyết định về lại quê hương trồng nấm sò. Nhờ trồng nấm sò đã giúp anh Tuấn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thu...