Quảng Nam: Nông dân trồng dưa lại khốn khổ
Quảng Nam đang vào vụ thu hoạch dưa hấu ở vùng cánh nam với diện tích khoảng 550ha (vùng cánh bắc khoảng 300ha đã thu hoạch xong cuối tháng 3). Dưa mất mùa đã đành, hiện giá lại thấp hơn so với năm 2014.
Ngày 5.5, ông Trần Ngọc Bằng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh cho biết, đến thời điểm này nông dân trên địa bàn đã thu hoạch hơn 50% diện tích dưa hấu trên tổng số hơn 500ha. Giá dưa hấu năm nay thấp hơn so với năm trước, với mức 3.000 – 3.500 đồng/kg (cùng kỳ năm trước là 6.000 – 8.000 đồng/kg).
Thương lái thu mua dưa hấu ở Phú Ninh để chuyển ra Hải Dương bán. Ảnh: Hồng Phong
Nông dân Nguyễn Văn Thành (52 tuổi, trú thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cho biết: “Đợt dưa hấu này chỉ có chút ít tiền lãi đủ mua hạt giống, phân bón cho vụ sau, còn công cán coi như không tính vào. Chưa năm nào giá dưa hạ như năm nay, hỏi thương lái thì họ nói giá dưa này được mua theo giá thị trường trong nước vì Trung Quốc không mua dưa nữa, nông dân chúng tôi đành chấp nhận thôi”. Thương lái Nguyễn Thị Dung (50 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi) có hơn 20 năm trong nghề mua dưa hấu thì cho biết, năm nay dưa hấu ít được chuyển sang Trung Quốc bán vì họ không mua dưa nữa, nên lượng tiêu thụ giảm, từ đó kéo theo giá dưa hạ. Giá dưa bà Dung mua của nông dân 3.500 đồng/kg là giá theo thị trường tiêu thụ trong nước. Theo bà Dung, giá dưa hiện tại ở Trung Quốc cũng chỉ có 5.000 đồng/kg. Ở đây nói thương lái ép giá nông dân là không đúng…
Ông Vũ Văn Thẩm – Chủ tịch Hội Nông dân Quảng Nam cho rằng: Các ngành chức năng muốn giúp nông dân thì cần phải có biện pháp lâu dài, nhất là dự báo thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, chú trọng khai thác thị trường trong nước nhằm tránh rủi ro. Đặc biệt, cần dự toán được số lượng dưa xuất khẩu, không nên để nông dân trồng đại trà rồi bị thương lái Trung Quốc ép giá…
Theo_Dân việt
Chen lấn 'bẹp ruột' trên tàu hỏa về Hà Nội
Gần kết thúc đợt nghỉ lễ 30.4, các chuyến tàu Hải Phòng - Hà Nội, tàu Thống Nhất chặng Sài Gòn - Hà Nội đã có những ngày không còn một khoảng trống trên các toa.
Video đang HOT
Cảnh ở cửa vào ga Hải Phòng
6 giờ sáng nay, 2.5, tàu Hải Phòng - Hà Nội tổng cộng gồm 15 toa; đến 6 giờ 10 phút, tàu lăn bánh, tất cả các toa đều chật kín người. Hành khách mua vé ghế phụ, xếp ghế nhựa ngồi la liệt dọc hành lang.
"Nắng nóng, trẻ con khóc la oai oái, muốn chạy ra toilet trên tàu cũng khó khi mà người đông kín mít", hành khách Vũ Thị Hồng, bế theo con nhỏ 2 tuổi, có mặt trên chuyến tàu đầu tiên từ Hải Phòng về Hà Nội sáng nay than thở.
Hớt hải chạy đến ga giữa trời nắng như thiêu, ông Hoàng Văn Quân, 54 tuổi thất vọng khi không tìm được vé tàu nào trở lại Hà Nội trong chiều mai, 3.5. "Vé ghế phụ cũng không còn để mua", ông Quân thở dài.
Trưởng ga Hải Phòng Phạm Tiến Mạnh cho biết những ngày trong kỳ nghỉ lễ 30.4, phía ga Hải Phòng đều phải chủ động bố trí nối thêm từ 6 đến 8 toa vào các đoàn tàu chạy thường ngày, phục vụ lượng khách tăng đột biến. Tuy nhiên, nếu hành khách không đặt vé từ trước đây nhiều ngày, rất khó tìm được vé.
Xếp hàng tìm vé tàu về Hà Nội ở ga Hải Phòng...
Tuy nhiên thông báo của nhà ga, các ngày 2.5 và 3.5 đã bán hết sạch vé
Tàu Hải Phòng - Hà Nội xuất phát lúc 6 giờ 10, dài 15 toa
Toa nào cũng trong tình cảnh ngộp thở như thế này
Ông Phạm Tiến Mạnh cho hay thêm, ngày mai, 3.5 ga Hải Phòng sẽ tăng cường một chuyến tàu tới Hà Nội xuất phát lúc 15 giờ 45 phút có số hiệu LP10, dự kiến gồm 14 toa.
Như vậy, ngày 3.5, sẽ có tổng cộng 4 chuyến tàu từ ga Hải Phòng về Hà Nội, khởi hành vào các giờ 8 giờ 55, 14 giờ 35, 15 giờ 45 và 18 giờ 40. Tuy nhiên đến thời điểm này, tất cả các vé ghế ngồi và vé cho xe máy đều đã bán hết sạch. Nhà ga phải dán thông báo, mong quý khách thông cảm và chọn đi vào các ngày sau.
14 giờ 35 hôm nay, 2.5, chuyến tàu LP8, xuất phát từ ga Hải Phòng cũng trong tình trạng chen lấn không kém gì buổi sáng. Hành khách Phạm Ngọc Hưng than thở: "Muốn đi sớm lên Hà Nội từ chiều thứ 7, tưởng được dễ thở, không ngờ là bị hành xác ngang với thời bao cấp như thế này".
Có mặt trên chuyến tàu này, chị Đặng Thu Trang, 28 tuổi chia sẻ với phóng viên Thanh Niên Online: "Khổ thân nhất là trẻ con. Mình ngồi chật một chút cũng được. Nhưng nắng nóng, các cháu không có chỗ ngồi, khóc mếu rất tội nghiệp".
Giấc ngủ mệt mỏi của một hành khách
Những em bé trên chuyến tàu chen chúc về Hà Nội
Chuyến đi "bão táp"
Phờ phạc sau 12 tiếng ngồi vạ vật trên chuyến tàu Thống Nhất, chặng từ ga Đồng Hới (Quảng Bình) về Hà Nội, xuất phát lúc 3 giờ 35 phút chiều 1.5, chị Vũ Thị Ngân, 35 tuổi, nhà ở phố Láng Hạ, quận Thanh Xuân đến giờ vẫn còn sợ hãi vì hành trình vừa qua.
"Chúng tôi có 8 người, mua vé toa ghế mềm, có điều hòa. Tuy nhiên vừa bước lên tàu đã thấy trên tàu toàn người là người. Người lớn, trẻ em phải ngồi trên ghế nhựa xếp la liệt hết các hành lang, ngay cả trước toilet trên tàu. Nhiều người vì không thể ngồi suốt một hành trình dài từ trong Nam ra Bắc đã xếp các ghế nhựa lại và nằm ngổn ngang trên tàu. Người người chen chúc nhau. Hôm qua có một lúc tàu bị mất điện, tối om, nóng hầm hập, trẻ con kêu khóc om sòm", chị Ngân kể lại.
"Tôi có vé ghế ngồi mềm trên toa số 8, nhưng ngồi cũng không có chỗ duỗi chân thoải mái khi trên sàn tàu san sát những ghế nhựa của những hành khách mua vé ghế phụ. Nằm không được, ngồi không xong. Gần chỗ tôi có bình nước sôi để phục vụ khách úp mì tôm, cứ từng đoàn từng đoàn người nối nhau dài dặc để lấy nước sôi, hò hét ầm ĩ trên tàu. Rác rưởi ngập ngụa. Tôi sợ tàu ngày lễ chắc đến già", chị Vũ Thị Mai, người vừa đặt chân đến Hà Nội kể về hành trình từ Đồng Hới.
Toa nào cũng kín người
Đi lại bằng tàu hỏa dịp nghỉ lễ 30.4 khốn khổ hơn bao giờ hết
Thúy Hằng - Trung Thu
Theo Thanhnien
Đà Lạt bất ngờ ngập Chiều 29.4, giữa lúc mưa lớn, nhiều người dân và du khách gặp cảnh khốn khổ khi đi qua đoạn bùng binh đường Bùi Thị Xuân - Đinh Tiên Hoàng (đoạn giữa thắng cảnh hồ Xuân Hương và hồ Đội Có, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) vì đường bị ngập nước. Lúc cao điểm, nước ngập lên cả nửa mét gây tắc đường cục...