Quảng Nam: Nhà máy thép đòi hỗ trợ 123,8 tỉ để di dời
Sai lầm khi cấp phép đầu tư quá gần khu dân cư, tỉnh Quảng Nam buộc phải di dời nhà máy thép nhưng phải bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Ngày 5-10, ông Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho biết tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam diễn ra vào hôm qua (4-10), việc UBND tỉnh Quảng Nam có chủ trương cho phép di dời, đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt Pháp (thuộc Công ty TNHH Thép Việt Pháp, gọi tắt là Công ty Việt Pháp) ở huyện Nam Giang đã được nhắc đến.
Ông Cường cho hay đã chỉ đạo cho ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo về vấn đề này.
Quá khốn khổ vì ô nhiễm, người dân quanh nhà máy thép ở phường Điện Nam Đông dựng lều phản đối vào cuối năm 2014
Cũng theo ông Cường, hiện UBND tỉnh Quảng Nam mới cho chủ trương đi khảo sát địa điểm chứ chưa có quyết định chính thức. “Việc xây dựng nhà máy này phải đánh giá môi trường cho kỹ, đừng có để tái phạm giống như bây giờ. Phải đánh giá kỹ môi trường không để lại hậu quả, không có vì dự án mà ảnh hưởng môi trường” – ông Cường nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo báo cáo ngày 4-10 của Sở Tài nguyên và môi trường (TN-MT) tỉnh Quảng Nam, Công ty Việt Pháp đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt Pháp với quy mô 180.000 tấn/năm (gấp 3,75 lần so với hiện tại) tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.
Vào ngày 28-9, Sở TN-MT đã tổ chức thẩm định báo cáo ĐMT dự án trên và đã mời một số chuyên gia có kinh nghiệm tham gia thẩm định. “Ý kiến của các thành viên hội đồng đã thống nhất thông qua nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện báo cáo ĐMT của dự án về các phương án giải phóng mặt bằng, phương án di dời dân, khảo sát nguồn nước cấp tại khe suối gần dự án” – báo cáo nêu.
Việc cấp phép đầu tư nhà máy thép ở phường Điện Nam Đông được xem là sai lầm của tỉnh Quảng Nam
Theo báo cáo ngày 3-10 của Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), nhà máy thép Việt Pháp (thuộc Công ty Việt Pháp) ở phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn đi vào hoạt động từ năm 2012, được cấp phép 50 năm, công suất 48.000 tấn/năm.
Thời gian qua, người dân xung quanh phản đối vì nhà máy gây ô nhiễm. Sau khi UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản về kế hoạch di dời nhà máy này vào tháng 1-2015, thị xã Điện Bàn đã phối hợp với công ty khảo sát địa điểm di dời. Ban đầu dự định xây dựng ở huyện Đại Lộc nhưng sau đó đưa lên huyện Nam Giang, khu vực thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn.
Đáng chú ý, theo kế hoạch di dời, Công ty Việt Pháp đề nghị nhà nước hỗ trợ 123,85 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần làm việc, giữa chính quyền tỉnh Quảng Nam và Công ty Việt Pháp thống nhất áp dụng Điểm C, Khoản 2, Điều 2 của Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22-10-2010 của Thủ tướng Chính phủ để Công ty Việt Pháp được bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Như vậy, nhà nước buộc phải chi tiền để bồi thường cho nhà máy thép với số tiền chắc chắn không phải nhỏ. Trong khi đó, số liệu từ Cục Thuế Quảng Nam cho thấy công ty này đóng thuế khá “èo uột”. Cụ thể, năm 2014, công ty này nộp ngân sách chỉ 3 triệu đồng và năm 2015 là 12,6 triệu đồng.
Theo Tr.Thường (Người lao động)
Bất chấp biển cấm, xe tải làm sập cầu Ông Điền
Xe tải biển kiểm soát 92C-03715 chở thức ăn cho vịt và gia súc, cố tình đi qua cầu ông Điền (Quảng Nam) dù có biển cấm xe ô tô làm chiếc cầu đổ sập chiều 29/9.
Chiều tối 29/9, ông Trần Minh Hoàng, Bí thư UBND phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho hay, trên địa bàn phường xảy ra một vụ tai nạn giao thông, khi xe tải không chấp hành biển cấp lưu thông qua cầu Ông khiến chiếc cầu trên đổ sập.
Sự việc xảy ra vào khoảng 16h15' cùng ngày tại cầu Ông Điền, nối liền hai khối Hà My Đông A và Hà My Tây của phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thời điểm này, chiếc xe tải biển kiểm soát 92C-03715 chở thức ăn cho vịt và gia súc, cố tình đi qua cầu dù có biển cấm xe ô tô qua cầu.
Hiện trường vụ xe tải mặc biển cấm đi qua cầu khiến cầu Ông Điền đổ sập
Do trọng tải lớn hơn sức chịu đựng khiến cầu gãy đỗ sập làm chiếc xe tải rơi xuống sông. Rất may tài xế xe tải (chưa rõ danh tính) đã kịp thời thoát khỏi xe để chạy lên bờ an toàn và rời khỏi hiện trường.
Được biết, cầu Ông Điền có kết cấu bằng ván gỗ, vốn được xây dựng đã lâu và hiện đang xuống cấp. Phía chính quyền địa phương cũng đã gắn biển cảnh báo cầu yếu cấm ô tô, nhưng xe tải vẫn bất chấp biển cấm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng phường Điện Dương đã có mặt tại hiện trường để lập biên bản sự việc trên. Nguyên nhân xe tải làm cầu đổ sập đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra xử lý.
Theo Anh Tuấn (Người đưa tin)
Bí thư Huyện ủy 33 tuổi là con "ông lớn" nào? Cộng đồng mạng đang đồn đoán ông Nguyễn Viết Vy (33 tuổi), Bí thư huyện ủy trẻ nhất tỉnh Quảng Ngãi, là "con ông cháu cha". Thực hư ra sao? Ông Nguyễn Viết Vy - tân Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Sáng 23/9, tại huyện đảo Lý Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi công bố quyết định bổ nhiệm cán...