Quảng Nam: Nhà máy nhuộm vải, tiện thể nhuộm luôn ruộng lúa của dân
Những năm gần đây, người dân các thôn Trung Đông và An Trung (xã Duy Trung, Duy Xuyên – Quảng Nam) rất bức xúc về hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước tưới và mạch nước ngầm của một công ty trong Cụm công nghiệp Tây An.
Bức xúc vì ô nhiễm
Ông Nguyễn Văn Kiều (thôn Trung Đông) có 1 mẫu đất canh tác lúa tại cánh đồng nằm bên cạnh Cụm công nghiệp Tây An (xã Duy Trung). Nhiều năm trước, năng suất lúa trung bình ông thu hoạch mỗi vụ khoảng 30 tạ, nhưng những vụ gần đây con số này chỉ nằm ở mức 20 tạ.
Cổng thoát nước trên tuyến ĐH7 trước Cụm công nghiệp Tây An thường xuyên chảy nước màu đen và bốc mùi hôi thối. Ảnh: PHAN VINH
Ông Kiều cho rằng, sự sụt giảm trên là do chất lượng nước tưới vào cánh đồng bị thay đổi. Cụ thể, từ lúc Công ty Tân Tiến Đạt tại Cụm công nghiệp Tây An đi vào hoạt động thì thường xuyên xả nước thải ra môi trường, thông qua đường ống thoát nước của tuyến ĐH7 chạy thẳng xuống sông rồi đi ra cánh đồng gây ô nhiễm nguồn nước tưới.
“Bởi vì trong Cụm công nghiệp Tây An đa số là công ty may mặc nên nước thải ra môi trường chủ yếu là nước thải sinh hoạt, không ảnh hưởng gì nhiều. Còn loại nước có màu đen kịt, mùi hôi thối như thế này thì chỉ có Công ty Tân Tiến Đạt hoạt động bên lĩnh vực giặt, sấy, nhuộm trang phục mới thải ra. Cánh đồng này rộng khoảng 11ha của hơn 80 hộ canh tác. Bà con đi làm đồng về chân tay ngứa ngáy rất khó chịu nên vô cùng bức xúc” – ông Kiều phản ánh.
Còn anh Huỳnh Tấn Trông (thôn An Trung) thì lo ngại rằng nguồn nước do Công ty Tân Tiến Đạt thải ra môi trường sẽ thấm xuống mạch nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Bởi có đến 70% hộ dân ở thôn An Trung đang sử dụng nguồn nước giếng.
Nước thải có màu đen, mùi hôi chảy thẳng ra suối và được bơm lên tưới ruộng. Ảnh: PHAN VINH
Anh Trông chia sẻ: “Thôn An Trung đang thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có tiêu chí 100% nguồn nước sinh hoạt phải đảm bảo vệ sinh, nhưng vấn đề này vẫn đang gặp khó khăn bởi nguồn nước ngầm mà người dân sử dụng rất ô nhiễm. Về lâu dài, sức khỏe của người dân nơi đây ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng”.
Video đang HOT
Nhiều lần lập biên bản
Theo thông tin từ UBND xã Duy Trung, việc người dân phản ánh về hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty Tân Tiến Đạt là có cơ sở. Trong các buổi tiếp xúc cử tri với HĐND các cấp, hay đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân thì vấn đề này cũng được nêu ra.
Người dân mong muốn chấm dứt tình trạng xả nước thải ô nhiễm để ổn định đời sống và sản xuất. Ảnh: PHAN VINH
Theo đó, sự việc xả thải của đơn vị này bắt đầu vào năm 2016. Nhận được phản ánh của người dân về nguồn nước có màu đỏ đậm, mùi hôi thối chảy từ cống thoát nước Cụm công nghiệp Tây An ra ruộng, UBND xã Duy Trung đã báo cáo lên Phòng Tài nguyên – môi trường, Phòng NN&PTNT, Công an huyện. Sau đó, đoàn công tác gồm các đơn vị này thực hiện kiểm tra Công ty Tân Tiến Đạt thì phát hiện, lập biên bản và yêu cầu dừng hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Ông Nguyễn Năm – Chủ tịch UBND xã Duy Trung cho biết, tuy đã lập biên bản nhưng sau đó Công ty Tân Tiến Đạt tiếp tục tái diễn hành vi trên. Đến giữa năm 2017, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Duy Xuyên đi kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu công ty phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường. Sau đó, công ty này có đào một bể chứa nước thải, tuy nhiên bể này hoạt động theo hình thức lắng đọng cơ học, thấm xuống đất chứ không xử lý triệt để.
“Qua kiểm tra trước đó, hiện tại đường ống dẫn nước thải từ Công ty Tân Tiến Đạt ra cống thoát nước đã bị chặn lại. Tuy nhiên, cống vẫn rỉ nước, có màu đen và bốc mùi hôi thối. Sắp tới địa phương tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan đi kiểm tra, xem nguồn nước này từ đâu ra. Nếu lại phát hiện sai phạm, địa phương sẽ đề nghị cấp trên có biện pháp xử lý mạnh tay” – ông Năm quả quyết.
Theo Phan Vinh (Báo Quảng Nam)
Nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh như nước hồ Gươm
Sau đợt mưa dài ngày vừa qua ở Hà Nội, nước sông Tô Lịch chuyển sang màu xanh đậm giống như màu xanh của mặt nước hồ Gươm thay vì màu đen như thường thấy.
Sau đợt mưa dài ngày vừa qua, mực nước sông Tô Lịch lên khá cao, dòng chảy bình thường nhưng màu nước chuyển từ màu đen sang màu xanh đậm.
Sông Tô Lịch thời gian gần đây được ví như dòng sông chết bởi bị ô nhiễm nặng, dòng nước lúc nào cũng đen kịt và bốc mùi khó chịu. Tuy nhiên, hiện tại màu đen đã biến mất nhường chỗ cho màu xanh suốt chiều dài dòng sông.
Sau trận lụt lịch sử hồi năm 2008, người dân ở Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại trong một thời gian ngắn.
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện của Hà Nội: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì.
Màu xanh của sông Tô Lịch hiện tại được nhận định là do tác động của đợt mưa kéo dài vừa qua, nước tràn về tạm thời đẩy lui nước đen ô nhiễm thường ngày.
Từ nhiều năm nay, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng với sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã làm cho diện tích sông bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm ở nhiều đoạn.
Chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do mỗi ngày có khoảng 150.000 m nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sông.
Hình ảnh sông Tô Lịch xanh qua các tuyến phố thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai:
Hữu Nghị
Theo Dantri
TP.HCM còn khoảng 3.000 tuyến đường, hẻm chưa có cống thoát nước Hệ thống thoát nước tại thành phố hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ công tác chống ngập, mà nhiều nơi còn bị tình trạng xâm hại chưa được khắc phục. Đặc biệt còn có khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước. Sau 2 năm thực hiện Chương trình giảm ngập nước giai đoạn...