Quảng Nam: Nhà hàng “bo” tiền taxi cho khách nhậu sau Nghị định 100
Nhiều nhà hàng, quán nhậu ở Quảng Nam đang tung đủ chiêu để “thần men” đến nhậu bằng cách “bo” tiền taxi về tận nhà. Nếu khách nào đi xe máy, sẽ có nhân viên nhà hàng đưa về tận nhà.
Ngày 4/1, theo ghi nhận của Dân Việt, sau khi Nghị định 100/2019 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, nhiều nhà hàng ở Quảng Nam bắt đầu dùng đủ chiêu giữ các “thần men” đến quán nhậu.
Các nhà hàng, quán nhậu ở Quảng Nam tung chiêu “bo” tiền taxi khi đến nhậu
Tại nhà hàng San Hô (ở TP.Tam Kỳ), quản lý Lê Phúc đã treo băng rôn ngay tại cổng nhà hàng với dòng chữ bắt mắt nhằm mục đích câu các “thần men” với nội dung: “Nhà hàng San Hô hỗ trợ khách hàng khi ra về không vi phạm giao thông nồng độ cồn”. Theo đó, quản lý Lê Phúc “câu khách” bằng cách, đối với khách đến uống bia, rượu, nhà hàng sẽ tài trợ miễn phí tiền taxi trong phạm vi 15km, một chuyến/một bàn nhậu. Đối với khách đi xe máy, nhà hàng sẽ cho nhân viên chở khách về tận nhà.
Nhà hàng San Hô (Quảng Nam) giữ các “chiến tửu” bằng cách trả tiền taxi và cho nhân viên chở các “thần men” về sau khi nhậu tại quán
“Mục đích làm việc này cũng mong muốn giữ chân khách hàng và muốn khách đến nhà hàng sau khi sử dụng rượu, bia sẽ an tâm hơn khi ra về, ở tình trạng có hơi men trong người sẽ vi phạm luật giao thông, gia đình an tâm hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chủ động liên kết với các tài xế xe ôm để đưa khách đã sử dụng rượu, bia về tận nhà. Riêng xe của khách tới quán sẽ được nhà hàng bố trí chỗ giữ xe qua đêm để hỗ trợ khách”, quản lý Phúc nói.
Được biết, ngày 1/1/2020 Nghị định 100/2019 đã được ban hành, tại Điều 5 của luật này có 13 hành vi bị nghiêm cấm để phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trong đó, đáng chú ý là hành vi: “Điều khiển phương tiện giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Những khách hàng đã sử dụng rượu, bia được taxi của quán đưa về tận nhà đẻ không vi phạm luật giao thông
Video đang HOT
Như vậy, từ ngày 1/1, việc “Đã uống rượu bia, không lái xe” sẽ chính thức được luật hóa đối với người sử dụng rượu, bia.
Không riêng nhà hàng San Hô “bo” tiền taxi cho khách mà nhiều quán nhậu, nhiều nhà hàng ở Quảng Nam cũng bắt đầu tìm đủ mọi cách giữ chân khách khi sử dụng rượu, bia mà không vi phạm luật giao thông.
Các mực phạt theo Nghị định 100/2019, các mức phạt dành cho các tài xế uống rượu, bia như sau:
Đối với người điều khiển xe đạp:
Phạt tiền 80.000-100.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở.
Phạt tiền 200.000-300.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở.
Phạt tiền 400.000-600.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.
Đối với xe máy:
Phạt tiền 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 4-5 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở.
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Phạt tiền 3-5 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở.
Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.
Đối với ô tô:
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở.
Phạt tiền 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.
Theo danviet.vn
Nghị định cấm rượu bia khi lái xe: Người dân vẫn vô tư... đi nhậu
Mặc dù trong Nghị định mới đã quy định, xử lý nghiêm về hành vi, mức độ xử lý vi phạm khi lái xe sử dụng rượu, bia, ma túy..., nhưng tại những quán bia trên địa bàn Đà Nẵng, số người đến không vì thế mà... giảm.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ với nhiều điểm mới. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Cụ thể, đối với người điều khiển xe mô tô sử dụng rượu, bia... sẽ bị phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sử dụng rượu, bia... sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng. Đôi vơi ngươi điêu khiên ô tô ma trong cơ thê co chât ma tuy, Nghị định cũng tăng mưc phat tương tư.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Dân Việt vào chiều 1/1/2020, dù biết đến Nghị định vừa ban hành, nhưng từ rất sớm, nhiều người đã ra các quán bia, quán nhậu. Những quán bia luôn tấp nập, kín xe của khách.
Mặc dù trong Nghị định mới đã quy định cụ thể về hành vi, mức độ xử lý vi phạm khi lái xe sử dụng rượu, bia, ma túy, song với suy nghĩ "chắc CSGT trừ mình ra", nhiều người vẫn bỏ ngoài tai các khuyến cáo.
"Nghị định từ trước đây rất nhiều, việc đi uống vài chén với đồng nghiệp đã trở thành thói quen, miễn sao mình không gây ra tai nạn giao thông là được", anh Trần Khê Minh (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nói.
Trao đổi với PV, thượng tá Phan Văn Thương - Phó trưởng phòng CSGT nhận định, với mức phạt cao được áp dụng tại Nghị định mới kèm theo sự quyết tâm xử lý nghiêm theo Luật của các lực lượng làm nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có chế tài hiệu quả và có tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn của lái xe. Đây cũng là điều mà đông đảo người dân đang rất đồng tình, bởi việc áp dụng khung xử phạt theo Nghị định mới sẽ giảm thiểu những tổn thất do tai nạn giao thông gây ra.
"Để chuẩn bị cho công tác xử lý theo Nghị định mới của Chính phủ thay thế cho Nghị định 46, Giám đốc Công an TP đã trang bị nhiều thiết bị đo nồng độ cồn, đồng thời chỉ đạo công an các địa phương, trong đó có lực lượng CSGT huy động lực lượng, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện vi phạm", thượng tá Phan Văn Thương cho hay.
Theo danviet.vn
Bình Thuận: Tàu hỏa tông văng xe ben chở cát, đường sắt ách tắc nhiều giờ Cú va chạm mạnh làm xe ben chở cát văng xuống lề đường, hỏng phần đầu, đường sắt ách tắc trong nhiều giờ. Theo tin từ Người Lao Động, khoảng 9h ngày 2/11, chuyến tàu lửa SPT2 khởi hành từ Ga Sài Gòn đi Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Khi tàu vừa qua khỏi ga Gia Huynh (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận)...