Quảng Nam: “Nghẹt thở” giây phút cứu sống thai nhi sa dây rốn
Chiều 25/9, bác sĩ Võ Thôi – Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam) cho biết vừa cấp cứu thành công cho một sản phụ bị sa dây rốn.
Sau giây phút “nghẹt thở” cứu sống thai nhi, hiện sức khỏe 2 mẹ con chị T. đã ổn định.
Trước đó, khoảng hơn 21h ngày 24/9, sản phụ P.T.T. (SN 1995, trú xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có dấu hiệu chuyển dạ ở nhà và được chồng chở bằng xe máy đến bệnh viện. Khi gần đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam thì sản phụ T. bị vỡ ối.
Sau khi nhập viện, qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện dây rốn của thai nhi đã sa ra ngoài. Lúc này cổ tử cung chỉ mới mở 4cm nhưng ối đã vỡ, ngôi thai còn cao lỏng, tim thai 135-140 lần/phút.
Video đang HOT
Trước tình thế nguy kịch, bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu khẩn cấp theo quy trình báo động đỏ, đồng thời huy động toàn bộ y, bác sĩ trực tham gia.
Ê-kíp do bác sĩ Thôi làm phẫu thuật viên chính cùng các y, bác sĩ phiên trực đã tiến hành mổ cấp cứu khẩn cấp và kịp thời đưa bé trai nặng 3kg ra ngoài.
“Lúc đó sự sống của thai nhi như ngàn cân treo sợi tóc, bởi chỉ chậm trễ một vài phút là khó có thể cứu được. Em bé có thể ngưng tim thai, tử vong trong bụng mẹ. Từ khi sản phụ nhập viện đến khi được mổ lấy em bé ra ngoài chỉ trong vòng khoảng 10 phút. Trong trường hợp này chỉ cần mất thêm từ 2-3 phút là em bé có thể tử vong”, bác sĩ Thôi nói và cho hay, hiện sức khỏe 2 mẹ con của chị T. đã ổn định.
Cũng theo bác sĩ Thôi, trong sản khoa, vấn đề sa dây rốn là một trong những vấn đề “tối cấp cứu” và thời gian để cứu thai nhi là thời gian vàng. Bởi chỉ chậm trễ trong vòng vài phút, sự sống của thai nhi có thể bị ảnh hưởng rất lớn, dễ dẫn đến tử vong trong bụng mẹ.
Thai nhi trong bụng mẹ có biết 'ăn' không? Bác sĩ trả lời không những biết mà còn 'ăn rất ngon'
Bác sĩ cho biết, thai nhi đã phát triển hệ vị giác ở tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, nhưng đến 16-17 tuần mới nếm được độ mặn của thức ăn.
Thai nhi "ăn" như thế nào?
Như chúng ta đã biết, thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau thông qua dây rốn. Thai nhi 10 tuần tuổi đã có thể nuốt nước ối, mỗi ngày ít nhất 500ml nước ối, thậm chí khi được 7-8 tháng bé uống tới 1 lít nước ối mỗi ngày.
Thai nhi có thể nếm mùi vị thức ăn không?
Hệ thống vị giác của thai nhi đã được hình thành ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng đến khi thai được 16-17 tuần, bé mới nếm được mùi vị của thức ăn. Nói chung, em bé sẽ thích đồ ngọt, khi mẹ ăn thức ăn có nhiều đường, em bé sẽ nuốt nước ối thường và chuyển động thường xuyên hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nhiều đồ ngọt vì dễ mắc tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không biết nếm vị đồ ăn, khi bé ăn no cũng sẽ đánh giá đồ ăn. Nếu thấy hài lòng với mùi vị đồ ăn thì bé sẽ ợ hơi. Nếu bạn cảm thấy chuyển động của thai nhi kéo dài trong 2-5 phút, với khoảng cách 2-3 giây mỗi lần, có thể bé đang nấc cụt sau khi ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở thích ăn uống của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích ăn uống của bé sau khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội quý giá này trong suốt thai kỳ để bổ sung thực phẩm một cách cân đối, đặc biệt là một số loại rau củ, giúp thai nhi hình thành thói quen không kén ăn.
Ngoài ra, những thực phẩm có vị đắng cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, có tác dụng điều hòa hệ thần kinh , xoa dịu tâm trạng mẹ bầu và thúc đẩy sự phát triển vị giác của thai nhi.
Háo hức chờ siêu âm ở tuần thứ 12 để nhìn thấy con, bà mẹ "chết đứng" khi nghe bác sĩ khuyên nên chấm dứt thai kỳ vì lý do này Vừa mới hào hứng chờ đợi để được nhìn thấy con, cặp vợ chồng đã bị rơi xuống vực bởi một tin sét đánh. Vợ chồng chị Kelly và Sean, sinh sống tại Anh, đã vui mừng tột độ khi phát hiện ra gia đình mình sắp sửa đón thêm một thành viên nữa vào tháng 10/2017. Hai người háo hức chờ đợi...