Quảng Nam ngăn chặn dịch lây lan ở cửa ngõ phía bắc
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo phải xem thị xã Điện Bàn là địa bàn trọng yếu ở cửa ngõ phía Bắc. Nơi này, nếu không kịp thời ngăn chặn, dịch bệnh sẽ bùng phát và lan rộng.
Sau khi thị xã Điện Bàn, địa phương giáp ranh với thành phố Đà Nẵng đã xuất hiện ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19, chiều 9/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo phải xem thị xã Điện Bàn là địa bàn trọng yếu ở cửa ngõ phía Bắc. Nơi này, nếu không kịp thời ngăn chặn, dịch bệnh sẽ bùng phát và lan rộng.
Từ ngày 30/4 đến 9/5, thị xã Điện Bàn có 1 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại xã Điện Hòa và 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở xã Điện Phước, từng làm việc tại thẩm mỹ viện quốc tế Amida, TP Đà Nẵng. Thị xã Điện Bàn đã thực hiện cách ly tập trung 111 trường hợp là F1, tiến hành lấy 151 mẫu xét nghiệm Covid -19.
Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại thị xã Điện Bàn.
Ngoài các chốt kiểm soát dịch bệnh do UBND tỉnh Quảng Nam thành lập, ngày 9/5, Điện Bàn đã thiết lập lại 10 tổ chốt chặn, kiểm soát dịch trên địa bàn. Tại buổi làm việc với thị xã Điện Bàn chiều 9/5, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh đề nghị thị xã Điện Bàn cần nâng mức phòng chống dịch Covid-19 lên mức cao nhất.
Theo ông Trần Văn Tân, thị xã Điện Bàn có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đây là cửa ngõ phía Bắc vào Quảng Nam và là nơi giáp với TP Đà Nẵng, địa phương có diễn biến dịch bệnh rất phức tạp.
“Giữ được tình hình tại Điện Bàn ổn là kiểm soát được dịch bểnh của cả tỉnh Quảng Nam vì đây là tuyến đầu nên cần tổ chức ” đánh chặn” ngay từ vòng đầu. Các ngành công an, quân sự, y tế, thanh niên phải ưu tiên cắt cử lực lượng hỗ trợ cho Điện Bàn, phải xem đây là “thành lũy” quan trọng, là chiến tuyến đầu tiên để ngăn chặn dịch bệnh. Bởi nếu chiến tuyến này mà vỡ thì sẽ dẫn đến nguy cơ lan ra toàn tỉnh.”- ông Trần Văn Tân cho biết.
Ông Trần Văn Tân cũng đề nghị thị xã Điện Bàn khẩn trương bố trí hệ thống camera giám sát tại các khu cách ly tập trung, có giải pháp tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Video đang HOT
Bắt đầu từ ngày 10/5, Quảng Nam sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang trong cộng đồng./.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi làm việc với đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa
Chiều 30-3, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm hiểu về cơ hội hợp tác, đầu tư tại Thanh Hóa.
Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Thọ Xuân và Yên Định.
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp Nhật Bản
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khái quát những thông tin quan trọng về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, trọng tâm là giới thiệu tiềm năng, lợi thế riêng biệt về địa hình sinh thái, vị trí địa lý, loại hình giao thông của tỉnh Thanh Hóa.
Với lợi thế Cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng khai thác trên 100 triệu tấn hàng hóa/năm, có Cảng hàng không Thọ Xuân được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, 1 khu kinh tế, 8 khu công nghiệp đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nguồn lao động dồi dào, Thanh Hóa hiện đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi đối với các nhà đầu tư quan tâm, phát triển dự án trên nhiều lĩnh vực.
Đồng chí Phó Chủ tịch cũng thông tin tới các nhà đầu tư những vấn đề liên quan đến quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong tầm nhìn ngắn và dài hạn. Đồng thời, thông tin về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp FDI của tỉnh Thanh Hóa.
Đại diện đoàn doanh nghiệp Nhật Bản - ngài Matsukuma trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, các sở, ngành đối với chuyến tham quan, tìm hiểu của đoàn.
Khẳng định với lợi thế lớn, môi trường chính trị, an ninh ổn định của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, nhất là đã thực hiện tốt công tác khống chế dịch bệnh COVID-19 trong thời gian gần đây sẽ là khiến làn sóng đầu tư dịch chuyển về nơi này, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.
Thảo luận tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thông tin sơ bộ về những dự án có vốn đầu tư tại Thanh Hóa đã đi vào hoạt động, những dự án đang được nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu, chuẩn bị thủ tục triển khai.
Đánh giá cao mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nói chung và Thanh Hóa - Nhật Bản nói riêng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục quan tâm, lựa chọn vị trí phù hợp, đầu tư các dự án đồng bộ trên các lĩnh vực Thanh Hóa đang quan tâm thu hút đầu tư, như: Hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp, các dự án công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, logistics, công nghệ thông tin...
Doanh nghiệp Nhật Bản phát biểu tại buổi làm việc
Các doanh nghiệp tham gia đoàn công tác cũng đã giới thiệu về các lĩnh vực, các dự án đầu tư mà doanh nghiệp đã triển khai tại một số tỉnh của Việt Nam.
Với tỉnh Thanh Hóa, sau 2 ngày khảo sát và làm việc, các doanh nghiệp nhận định tại đây ngoài các tiềm năng về phát triển công nghiệp, logistics, tỉnh cũng có rất nhiều lợi thế cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các dịch vụ văn hóa, giáo dục, thể thao... và địa phương cần sớm xây dựng, có lộ trình cho chiến lược thu hút đầu tư các loại hình dự án này.
Đại diện đoàn doanh nghiệp Nhật Bản - ngài Matsukuma đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chuỗi cung ứng nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư
Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề nghị Thanh Hóa cần phát triển các chuỗi cung ứng đồng bộ, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện mạnh mẽ hơn về các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục thẩm định, cấp phép dự án... nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển.
Ghi nhận những thành ý, kiến nghị của đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi khẳng định, tỉnh Thanh Hóa sẽ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư.
Địa phương sẽ hỗ trợ nhà đầu tư cao nhất trong khung quy định của Chính phủ về giá thuế đất, thuế... Đồng thời, cam kết xây dựng, ban giao hạ tầng đường, điện, nước đến chân hàng rào dự án, thực hiện đào tạo lao động, tạo môi trường an ninh ổn định; tiếp tục xây dựng thể chế, thực hiện cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, khắc phục những hạn chế trong môi trường đầu tư kinh doanh để doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi.
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tiếp tục là đầu mối kết nối, phối hợp với các sở, ngành cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Nhật Bản tìm hiểu và triển khai các bước tiếp theo trong nhu cầu đầu tư dự án tại tỉnh Thanh Hóa.
Đoàn công tác khảo sát thực địa tại Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân
Buổi sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi và các sở, ngành cùng đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đi khảo sát thực địa, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân; Cụm công nghiệp số 2, thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định; thăm Cảng hàng không Thọ Xuân.
Khánh Hòa: Hướng tới du lịch an toàn Sau hơn 1 năm chịu tác động do dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, số lượng lao động nghỉ việc ngày càng nhiều. Tỉnh Khánh Hòa xác định du lịch an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời điểm này. Quý I/2021,...