Quảng Nam: Mua phải sâm Ngọc Linh giả, huyện sẽ bồi thường lại tiền
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My ( Quảng Nam) khẳng định nếu người dân nào mua sâm Ngọc Linh ở phiên chợ trúng phải sâm giả sẽ được UBND huyện bồi thường lại tiền.
Thời gian gần đây dư luận ở Quảng Nam cho rằng, qua các phiên chợ sâm Ngọc Linh diễn ra từ ngày 1-3 hàng tháng ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) sâm có nguồn gốc không rõ ràng.
Ngày 3.10, trao đổi với Dân Việt, ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, phiên chợ sâm Ngọc Linh là do người dân tự tổ chức, còn huyện chỉ hỗ trợ về mặt bằng, địa điểm và an ninh.
Sâm Ngọc Linh được bán ở phiên chợ từ ngày 1-3 hàng tháng
Nhiều người cho rằng, sâm Ngọc Linh bán ở phiên chợ được chuyển từ tỉnh Kon Tum về bán, vậy sâm đó có đảm bảo nguồn gốc, chất lượng không?. Ông Bửu giải thích, sâm Ngọc Linh là trên núi Ngọc Linh chứ không ai nói sâm Ngọc Linh là của Quảng Nam hay Kon Tum, vì theo địa lý núi Ngọc Linh là thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, nên chất lượng, nguồn gốc sâm ở đỉnh Ngọc Linh đều giống nhau.
“Trong phiên chợ, nếu người dân muốn đăng ký bán sâm thì qua phải Tổ kiểm định sâm Ngọc Linh, sâm có nguồn gốc, xuất xứ mới được vào bán. Nếu người dân vào phiên chợ mà mua trúng sâm Ngọc Linh giả sẽ được UBND huyện bồi thường lại tiền.
Ngoài ra, ở phiên chợ không chỉ bán sâm Ngọc Linh mà còn bán các dược liệu, tiêu thụ các sản phẩm do người dân sản xuất ra” – ông Bửu khẳng định.
Nếu người dân nào mua trúng sâm Ngọc Linh giả ở phiên chợ sẽ được UBND huyện bồi thường lại tiền
Mỗi phiên chợ bán ra vài chục kg sâm Ngọc Linh, vậy huyện có đảm bảo được nguồn sâm để bán ra thị trường?. Ông Hồ Quang Bửu trả lời, qua khảo sát trên địa bàn huyện Nam Trà My có hơn 1.000 hộ trồng với 2.000ha sâm Ngọc Linh.
Video đang HOT
Ông Bửu còn nhấn mạnh thêm: “Hiện nay chủ yếu người dân ở đỉnh Ngọc Linh thuộc địa phận Nam Trà My bán ở phiên chợ. Nhưng nếu người dân ở đỉnh Ngọc Linh (Kon Tum) qua bán sâm tại phiên chợ vẫn được, vì chất lượng sâm Ngọc Linh ở đỉnh Ngọc Linh đều như nhau”.
Củ sâm Ngọc Linh được trồng trên đỉnh Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum
Ông Nguyễn Thanh Quang – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam cho biết, ngành Công thương không có cấp phép tổ chức phiên chợ sâm Ngọc linh, vì phiên chợ thì do huyện tổ chức, còn phía sở chỉ cử Tổ tư vấn gồm Chi cục Quản lý thị trường tham gia giúp địa phương kiểm tra, kiểm định nguồn gốc sâm.
Được biết, qua các phiên chợ, UBND huyện Nam Trà My có báo cáo cho rằng, mỗi phiên chợ sâm Ngọc Linh được bán khoảng 50kg sâm củ và lá, thu vào hơn 4 tỷ đồng.
Mới đây nhất, 5.9, tại lễ khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Sản phẩm sâm Ngọc Linh như một quốc bảo của nước ta. Việc nghiên cứu, canh tác và phát triển sâm Ngọc Linh có tầm quan trọng. Hiện nay nhu cầu sử dụng sâm và các chế phẩm của nước ta rất cao nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy khi hình thành, Trung tâm phải hoạt động có hiêu quả nhằm nghiên cứu, phát triển tốt sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác. Qua đó bảo tồn nguồn gen quý hiếm, xây dựng sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Quốc gia”.
Theo tài liệu nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Có thể nói rằng cả Thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất Thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,… Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,…
Theo Danviet
Người Quảng Nam trồng sâm kết hợp bảo vệ rừng
Cây sâm cần tán rừng già để sinh trưởng, mang lại kinh tế cho người trồng, vì vậy, giữ rừng cũng là giữ sâm quý.
Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My, Quảng Nam, người dân nơi đây ổn định kinh tế nhờ cây sâm. Cây sâm nhờ rừng tồn tại. Vì vậy, giữ và phát triển sâm cũng là giữ rừng.
Hiện, với mỗi cây sâm trồng dưới tán rừng, cây sâm 5 năm thu hoạch đạt khoảng ba củ một cân, giá trị 46 - 52 triệu đồng một cân, loại hai củ một cân giá 70-72 triệu đồng một cân. Không chỉ thu hoạch củ, lá sâm tươi cũng có giá khoảng 5 triệu đồng một cân.
Trồng dược liệu trong đó có cây sâm dưới tán rừng đang là một trong những biện pháp bảo vệ rừng tại Quảng Nam. Ảnh: Bizmedia.
Những cây sâm Ngọc Linh đầu tiên được tìm thấy ở độ cao 1.800m thuộc phía Tây Nam núi Ngọc Linh do đoàn công tác dẫn đầu với tiến sĩ Đào Kim Long phát hiện năm 1973.
Cùng năm đó, cây sâm được gửi ra Hà Nội kiểm tra và thấy đây là loài sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Công tác phân lập, xác định hoạt chất sinh học cùng lúc tại Việt Nam và Liên Xô đã kết luận hàm lượng chất Saponin trong sâm Ngọc Linh cao gấp 42 lần sâm Nhật Bản.
Theo kết quả nghiên cứu, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin.
Ngoài các loại saponin, sâm Ngọc Linh còn chứa các polyacetilen, axit béo, axit amin, gluxit, tinh dầu và cả các yếu tố vi lượng.
Cây sâm chỉ sinh trưởng tốt dưới tán rừng già, vì vậy, chẳng ai nỡ phá rừng mà phá luôn cây sâm. Ông Hồ Văn Đoàn - người công tác tại trại sâm Tắc Ngo, Trung tâm Sâm Ngọc Linh Nam Trà My cho biết, Sâm Ngọc Linh chỉ trồng được ở độ cao quy định 1.000 - 2.400m so với mực nước biển, độ che phủ của rừng khoảng 70%, nhiệt độ trung bình 20 độ, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm trong khoảng 15 độ.
Cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng tốt dưới tán rừng già. Ảnh: Bizmedia
Sâm nhạy cảm với nguồn nước. Nước đọng, củ dễ hư, nên những vùng trồng sâm phải là vùng đất dốc cỡ 15 độ trở lên để thoát nước tốt. Thảm che có tác dụng giữ lại mùn đồng thời khi lá mục tạo thành mùn núi để làm chất dinh dưỡng cho cây
Khi cây bị sâu ăn lá, chỉ bắt thủ công và đi diệt chứ không sử dụng thuốc hóa học. Ngoài thu hoạch củ có giá trị, lá và thân cũng có giá trị, hàm lượng saponin cao nên người trồng thu hoạch luôn thân và lá để bán. Hàng năm, mỗi củ chỉ lên một lá, đến cuối tháng 11 là rụng, qua tháng một, hai năm sau lại lên lá mới. Khi cuống lá rụng đi để lại dấu vết trên củ. Đây cũng là cách quan sát để nhận biết độ tuổi cây sâm.
Khi hoa lớn, tháng 7, tháng 8 có thể thu hoạch hạt để gieo thành cây con. Tuy nhiên, để cây giống có chất lượng, cần tuyển chọn hạt. Hiện, Quảng Nam đã gây dựng được vùng sâm giống gốc, tuyển chọn hạt từ những cây sâm gốc để cung cấp, hỗ trợ cho các xã trong vùng quy hoạch phát triển.
Từ hạt nhỏ lên đến hạt trưởng thành có thể thu hoạch được đem gieo mất khoảng 4, 5 tháng. Cây bốn tuổi mới bắt đầu ra hoa, cho hạt, nhưng cây từ 5 năm tuổi mới lấy giống được. Cây sâm 5 năm tuổi thì cho một củ khoảng 3, 4 lạng tùy theo độ tuổi, nơi nào đất tốt thì củ lớn hơn.
Sâm Ngọc Linh được nhân giống từ các hạt chín chọn lọc. Ảnh: Bizmedia
Tuy nhiên, cách dùng phổ thông của cây sâm hiện nay vẫn là cắt lát, ngâm rượu, ngâm mật ong, chiết xuất thành viên nang thực phẩm chức năng hoặc làm thành phần bổ sung cho nhiều vị thuốc.
Ông Hồ Quang Bửu chia sẻ, từ kinh nghiệm rút ra về cách phát triển vùng sâm của người Hàn Quốc, đó là làm sao đa dạng hóa sản phẩm, đưa sâm đến gần hơn với người dùng, mức giá đáp ứng nhu cầu của đại trà, ông Bửu đã đưa cây sâm quý của người Việt đến được với người Việt, biến cây sâm quý thành thương hiệu không chỉ riêng Quảng Nam hay Kon Tum, mà của người Việt.
Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh. Theo đó, đến năm 2030 sẽ mở rộng vùng trồng ra 7 xã thuộc huyện Nam Trà My với diện tích lên đến 30.000 ha, đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Tháng 6/2017, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) trở thành sản phẩm quốc gia.
Hiện, Quảng Nam có dự án di thực cây sâm về các vùng có điều kiện tương tự để mở rộng diện tích vùng sâm nguyên liệu. Đồng thời, để quảng bá giới thiệu cây sâm Ngọc Linh đến đông đảo người dùng, tạo ra địa chỉ uy tín cho người mua sâm, từ tháng 8/2017, huyện Nam Trà My định kỳ tổ chức phiên chợ sâm hàng tháng từ ngày mùng một đến mùng ba.
Theo Giang Tạ (VNE)
Lóa mắt 2 bình sâm Ngọc Linh cực quý giá hơn 15 cây vàng ở xứ Quảng Hai bình rượu sâm Ngọc Linh có giá trị lên tới hàng chục cây vàng. Cụ thể, mỗi bình rượu sâm có chứa tới 48 lít rượu kèm hàng kg sâm có giá trung bình khoảng hơn 250 triệu đồng mỗi bình. Ngày 20.8, tại Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 với chủ đề Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận...