Quảng Nam: Một bé trai gãy xương đùi sau khi được sinh mổ
Một bé trai sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam bị gãy xương đùi, nhưng Chánh thanh tra Sở Y tế, tỉnh Quảng Nam khẳng định, bệnh viện đã thực hiện đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật, có tinh thần, thái độ phục vụ tốt.
Ngày 22/12, Sở Y tế Quảng Nam cho biết, đơn vị đã nhận báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam về trường hợp bé sơ sinh bị gãy xương đùi trong khi mổ lấy thai.
Bé trai được chăm sóc sau khi băng bột (nguồn Sở y tế)
Theo đó, ngày 2/12, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp nhận sản phụ N.T.M.T. (19 tuổi) và tiến hành mổ lấy con. Lúc này, thai được 40 tuần tuổi, ngôi ngược. Kíp mổ do 2 bác sĩ của khoa thực hiện.
Theo báo cáo của bệnh viện nói trên, trong quá trình phẫu thuật lấy thai, tử cung co thắt khiến việc lấy em bé ra ngoài gặp khó khăn. Sau đó, bác sĩ đưa được bé trai nặng 3,1 kg ra ngoài. Qua thăm khám, phát hiện vùng đùi trái bé bị sưng nề, không bầm nên đã thực hiện chụp X-Quang. Kết quả cho thấy bé bị gãy xương đùi trái. Sau đó Khoa Phụ sản đã cùng Khoa Ngoại chấn thương thực hiện mổ, nắn bó bột chậu đùi bàn chân trái cháu bé.
Video đang HOT
X-quang xương đùi bên trái cháu bé bị gãy (nguồn Sở y tế)
Ông Dương Đạt, Chánh thanh tra Sở Y tế Quảng Nam cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo sở đã chỉ đạo phòng Nghiệp vụ y tiến hành kiểm tra và yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam báo cáo vụ việc. Trong báo cáo, bệnh viện cho rằng, đây là sự cố hiếm gặp trong sinh mổ do tử cung co bóp quá chặt.
Chánh thanh tra Sở Y tế Quảng Nam cho rằng, Phòng Nghiệp vụ y xác định quy trình làm việc của các bác sĩ là đúng theo báo cáo. “Không phải do bác sĩ yếu kém, mà khi mổ, tử cung co bóp quá chặt dẫn đến ảnh hưởng thao tác bác sĩ trong quá trình phẫu thuật và khiến bé bị gãy xương. Xương đùi trẻ rất mong manh nên dễ ảnh hưởng”- ông Đạt nói.
Ông Đạt khẳng định: “Bệnh viện đã thực hiện đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật, có tinh thần, thái độ phục vụ tốt. Tuy nhiên, Khoa Phụ sản có thiếu sót khi không tư vấn hết sự cố y khoa cho gia đình và sản phụ trước khi mổ”.
Chánh thanh tra Sở Y tế cho hay, hiện bé trai có sức khỏe ổn định, bệnh viện cũng chuẩn bị tháo bột và cho xuất viện.
Bé 13 ngày tuổi được mổ lấy thai thành công
Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé. Đây là tật "thai trong thai" với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh.
Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi - Ảnh: BVCC
Ngày 10/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tật "thai trong thai".
Theo đó, bệnh nhi được sinh mổ vào ngày 21/10 tại Bệnh viện Từ Dũ nặng 3,2kg. Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé.
Sau sinh đánh giá thấy bé có khối u kích thước 10 x10 cm ở vùng bụng bên trái. Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, kết quả siêu âm và CT bụng cho thấy có khối hỗn hợp trong ổ bụng, nằm sau phúc mạc trái, kích thước 53 mm x 81 mm. Khối u to đẩy thận xuống vùng hố chậu, đẩy tụy ra trước, có mô mỡ, cột sống, hộp sọ, xương dài. Các bác sĩ đã chẩn đoán đây là trường hợp "thai trong thai" và quyết định phẫu thuật cho bé.
Ngày 2/11, khi bé 13 ngày tuổi, cuộc phẫu thuật đã được tiến hành. Trong lúc mổ các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn do khối bướu to, nằm sát động mạch và tĩnh mạch chủ dưới, nếu thao tác không chuẩn xác sẽ làm rách các mạch máu này và khả năng bé sẽ tử vong trên bàn mổ.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt trọn khối u dạng thai mà bé không cần phải truyền máu trong và sau cuộc mổ. Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định, được chuyển ra phòng ngoài nằm với mẹ và bú được sữa.
Tật "thai trong thai" hay còn gọi là thai nhi trong bào thai là một bất thường sinh sản, trong đó một khối mô giống như một bào thai hình thành bên trong cơ thể. Bất thường này được mô tả lần đầu vào năm 1808 với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh. Đã có hơn 100 trường hợp thai trong thai được ghi nhận trong y văn thế giới.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm chết người, thai ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, dù ở độ tuổi nào, thai chủ sẽ hồi phục bình thường.
Từng mổ lấy thai có nguy cơ băng huyết sau sinh gấp 26 lần Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Từ Dũ trên 611 sản phụ sinh ngả âm đạo có 151 trường hợp bị băng huyết sau sinh sớm. Ngày 29-10, Hội nghị sản phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 do Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM) tổ chức đã khai mạc với nhiều bài nghiên...