Quảng Nam: Lũ chồng lũ, dân lại trắng tay
Bất chấp cơn mưa xối xã, chiều nay chúng tôi đến với huyện hạ du Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam). Nhiều người dân vừa dọn dẹp nhà cửa vừa nói với chúng tôi rằng: Chỉ trong vòng hơn nữa tháng, hết bão số 11, bão Haiyan giờ lại đến lũ. Nhà cửa, tài sản giờ trôi hết rồi chú ơi.
Đến 18h chiều nay, một số xã ở huyện Đại Lộc vẫn còn bị ngập nước. Hệ thống giao thông vẫn bị chia cắt.
Người dân lại… tay trắng
Khi chúng tôi đến thôn Phước Yên (xã Đại An, huyện Đại Lộc), sự hoang mang, lọ sợ vẫn hiện diện trên từng khuôn mặt của người dân nơi đây. Đến nay, cụ Nguyễn Hữu Thanh đã có 94 năm sống ở vùng lũ Đại Lộc này. Theo lời của cụ thì đã có hàng trăm cơn bão, lũ mà cụ và người dân nơi đây đã trải qua, nhưng chưa bao giờ cụ phải chứng kiến sự tàn phá ghê gớm như cơn lũ này.
Đến 18h chiều nay, ở huyện Đại Lộc vẫn còn nhiều nơi bị chia cắt (Ảnh chụp tại xã Đại An, huyện Đại Lộc lúc 16h30 phút chiều nay)
Cụ Thanh kể: Năm 1964 và 1999, miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng có hai cơn bão lũ lịch sử ập đến. Nhưng xét về mực nước thì cơn lũ năm nay ở mức thấp hơn nhưng nó lại đến vào đêm tối và tốc độ rất nhanh nên hầu hết người dân không kịp trở tay. Nhìn về ngôi nhà cấp 4 đã bị tốc mái (cơn bão số 11 làm tốc mái nhà cụ Thanh đến nay vẫn chưa khắc phục xong- PV) và một bao gạo còn sót lại ướt sũng nước, cụ Thanh nghẹn ngào nói: “Toàn bộ tài sản trong nhà trôi hết rồi chú ơi. Còn bao gạo kia thì cũng đã bị ướt. Tui phơi lên hy vọng còn ăn được”.
Nói chưa dứt lời, cụ nhìn về phía bàn thờ dòng tộc mà trước khi lũ đến, cụ đã nhờ hàng xóm tháo dỡ gác lên phía cao để tránh lũ và nói: “Ngay cả cái bàn thờ tổ tiên này, nếu không gác kịp lên kia thì cũng đã bị lũ cuốn đi mất”.
Chị Nguyễn Thị Hằng (42 tuổi, con gái cụ Thanh) kể lại giây phút chạy lũ lịch sử kinh hoàng: “Hôm đó, tui và chồng đi làm ngoài đồng thì đến 17h mới nghe Đài truyền thanh xã thông bão Thủy điện xã lũ. Vội vã chạy về, hai vợ chồng chỉ kịp cõng bố và hai con nhỏ đến nhà hàng xóm tá túc. Khi về đến nhà thì nước đã ngập đến sát dường. Toàn bộ vật dụng bị ướt sũng. Tôi chỉ kịp vớ ít quần áo gác lên cao còn mọi thứ thì bị lũ cuốn đi ngay sau đó”.
Cụ Nguyễn Hữu Thanh ( 94 tuổi) chỉ về chiếc bàn thờ tổ tiên “thoát lũ” vì trước đó cụ đã nhờ hàng xóm gác lên cao
Video đang HOT
Cách nhà cụ Thanh chừng 50m, ông Nguyễn Quang Vinh(50 tuổi) vẫn thần thờ nhìn về phía vườn chuối xác xơ, gãy trụi. Nhà ông Vinh không bị hư hỏng nặng, song toàn bộ cơ nghiệp là 2 sào chuối của gia đình đã bị lũ phá tan hoang. Ông Vinh xót xa: Trong cơn bão Haiyan, nhà có 5 con gà, 2 con chó bị nước cuốn đi đâu mất. Còn mấy sào chuối này, dù không đáng là bao nhưng nó là cả cơn nghiệp còn sót lại sau cơn bão thì cũng đã trôi theo dòng nước lũ. Rồi đây không biết làm gì để sống nữa. Tội lắm chú ơi”. Đi một vòng quanh thôn Phước Yên, chúng tôi chứng kiến có hàng chục hộ dân rơi vào cảnh tay trắng.
Ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết: Cơn lũ này đã làm 1 người dân trên địa bàn chết và 19 người khác bị thương. Về tài sản, cơn lũ đã nhấn chìm 34.000 ngôi nhà, trong đó có 1.200 nhà dân bị ngập sâu từ 2-3m và hư hỏng nặng. Hàng trăm hecta ngô, khoai, lúa và hoa màu bị lũ cuốn trôi với ước tính tổng thiệt hại lên đến gần 40 tỷ đồng.
Tội đồ Thủy điện
Tiếp xúc với chúng tôi, cả người dân và lãnh đạo địa phương đều cho biết, xét về lượng mưa thì cơn lũ này không lớn so với những năm trước. Song do các Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 4, A Vương, A Bung và Sông Tranh bất ngờ xã lũ nên lũ mới khủng khiếp như vậy. Mặt khác, dù khi lũ về, các Nhà máy Thủy điện này có thông báo xả lũ nhưng do thời gian thông báo quá gấp cùng với việc xả lũ vào ban đêm nên hầu hết người dân và chính quyền địa phương không kịp trở tay.
Đến 18h chiều nay, nhiều ngôi nhà ở huyện Đại Lộc nước vẫn chưa rút hết
Ông Võ Minh Thông (trú ở khu dân cư Nghĩa Nam, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc) bức xúc: Trước đây, chưa có các công trình thủy điện, dù có bão lũ nhưng nó không dữ như thế này. Chú thấy đấy, dự báo thời tiết thì nói lũ nhẹ nhưng thực tế ở đây bị lũ cuốn trôi hết cả. Mà xả lũ chi lạ rứa. 17h chúng tôi mới nhận được thông báo thì hơn 18h, nước lũ đã ầm ầm đổ về. Thời gian ngắn như vậy sao dân trở tay kịp”.
Dẫn chúng tôi đi quanh thôn để tìm hiểu thực trạng sau khi lũ đi qua, ông Nguyễn Bảy (thôn trưởng thôn Phước Yên) bức xúc: Hôm đó, tôi lên xã họp thì nghe thông báo chiều nay Thủy điện sẽ xã lũ. Họp xong chưa về kịp để thông báo thì nước lũ đã ập đến. Như vậy, từ thời gian khi tôi biết đến lúc lũ về chưa đầy hai tiếng”. Nhiều người dân khác ở huyện Đại Lộc, khi tiếp xúc với chúng tôi đều cho biết: Thời gian ra thông báo và xã lũ 2 tiếng là quá ít, người dân không chuẩn bị kịp. Mặt khác, việc các Nhà máy thủy điện đồng loạt xã lũ vào chiều tối khiên công tác sơ tán dân và phòng chống lũ gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng chung bức xúc với người dân, ông Trận cho hay: Từ khi có các nhà máy thủy điện đến nay, lợi thì chưa thấy đâu nhưng những thiệt hại về người và tài sản của người dân thì kể không hết. Ông Trận cũng đề xuất, bên cạnh việc hạn chế cấp phép các công trình Thủy điện thì Chính Phủ, Bộ Công Thương cũng nên sữa đổi quy trình xả lũ 2 tiếng như hiện nay. “Thời gian từ khi thông báo đến khi xả lũ chỉ 2 tiếng là quá ít. Đặc biệt, đối với những huyện miền núi, hệ thống thông tin liên lạc mùa mưa lũ hay chập chờn, đường sá không thuận lợi nên người dân không thể nắm bắt kịp thông tin xả lũ. Đó chính là những nguyên nhân khiến thiệt hại ngày càng tăng”.
Theo Khampha
Lũ rút dần, phơi cảnh tan hoang
Nước lũ ở miền Trung rút dần nhưng vẫn trên mức báo động 2. Trong khi đó, các hồ thủy lợi, thủy điện ào ạt xả lũ cộng với mưa lớn ở đồng bằng khiến người dân không kịp trở tay dẫn đến con số thương vong rất lớn - 50 người.
Nhiều nơi còn ngập nặngTheo tin mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung- Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), đến 8 giờ ngày 17/11, mực nước các sông trên địa bàn bắt đầu xuống nhưng chậm và vẫn còn trên mức báo động 2.
Người dân Đại Lộc dọn dẹp sau lũ. Ảnh; Tr. Thường
Dự báo, đến tối cùng ngày, các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Bắc Khánh Hòa tiếp tục xuống mức báo động 1. Hiện nay, mực nước ở các tỉnh cũng xuống nhưng vẫn còn nặng.
Trong đó tại Quảng Nam, các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An ngập trên diện rộng. Hiện vùng ngập đã giảm khá nhiều, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Thu Bồn.
Tại Quảng Ngãi, hơn 40 xã tại lưu vực các sông: Sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn ngập sâu, nhiều địa phương bị cô lập. Hiện hạ du sông Vệ, sông Trà Câu còn ngập, các khu vực khác giao thông đã trở lại bình thường.
Bình Định: Ngập trên diện rộng. Toàn tỉnh có 98.094 nhà (trên 41 xã/10 huyện) bị ngập. Trong đó, huyện Tuy Phước ngập 80% diện tích với 36.000 nhà/45.000 người. Nhiều xã vẫn còn bị nước lũ chia cắt, cô lập.
Mưa lớn đã gây lũ quét tại các xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang (huyện An Lão). Toàn bộ hệ thống đê Đông hầu hết bị ngập (42/47 km), độ sâu ngập trung bình 0,5 m, chỗ ngập sâu nhất 1 m. Hiện tại, vùng ngập đã giảm mạnh, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Côn, sông Lại Giang.
Thầy cô Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu quét dọn sau lụt. Ảnh: Trần Thường
Tại Phú Yên: Nước ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân.
Tại Đà Nẵng, nước lũ ở các xã thuộc huyện Hòa Vang đã rút, người dân bắt đầu trở về nhà dọn dẹp nhà cửa.
Thủy lợi, thủy điện xả lũ, số thương vong tăng
Theo báo cáo, trong những ngày qua, do có mưa lớn, mực nước các hồ chứa từ Quảng Nam đến Bình Định lên nhanh nên có 15 hồ chứa thủy lợi đã tiến hành xả tràn với lưu lượng lớn từ 30-600 m3/giây, trong đó 5 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 100m3/giây.
Chính việc mưa to cùng với việc xả lũ tại các hồ thủy lợi, thủy điện đã khiến cho người dân vùng hạ du trở tay không kịp nên dẫn đến số người thương vong trong đợt lũ này rất lớn: 50 người.
Trong đó, 24 người chết (Quảng Nam 2, Quảng Ngãi 8, Bình Định 12, Kom Tum 1, Gia Lai 1), 10 người mất tích (Quảng Nam 1, Quảng Ngãi 4, Bình Định 2, Phú Yên 1, Khánh Hoà 1, Gia Lai 1) và 16 người bị thương (Quảng Ngãi 15, Bình Định 1).
Trong khi đó, thiệt hại về tài sản do lũ lụt cũng rất lớn. Đã có 53 nhà đổ, sập, trôi (Quảng Ngãi 32, Bình Định 6, Phú Yên 14, Khánh Hoà 1); 166 nhà tốc mái (Quảng Ngãi 82, Bình Định 84) và trên 200.000 nhà nhà bị ngập. Thiệt hại về nông nghiệp cũng rất lớn, 1.062 ha diện tích lúa và 691 ha diện tích hoa màu bị bị úng ngập, hư hỏng.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, nơi bị lũ nhất chìm hàng ngàn hộ dân trong đợt lũ này, cho rằng thông tin về việc các thủy lợi, thủy điện đến với chính quyền huyện Hòa Vang quá chậm khiến hàng ngàn hộ dân không kịp trở tay. Vì thế, khi nước tràn vào nhà, toàn bộ gia cầm, gia súc, lương thực ướt hết, không kịp di dời
"Đến sáng 16/11, khi nước lũ dâng cao ngập vào nhà dân hết rồi, chính quyền huyện Hòa Vang mới tiếp nhận thông tin các thủy điện xả lũ, lúc này thì đã muộn" - ông Trường cho biết.
Di dời trên 80.000 dân tránh lũ Trong đợt lũ này, các tỉnh, thành từ Quảng Nam đến Phú Yên đã tiến hành sơ tán 19.349 hộ/ 78.395 người từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp, có nguy cơ bị ngập sâu. Cụ thể: Quảng Nam 1.313 hộ/ 4.355 người; Quảng Ngãi 16.405 hộ/ 66.961 người; Bình Định 220 hộ (chưa có đủ số liệu); Phú Yên 1.411 hộ/ 7.079 người. Riêng Đà Nẵng đã di dời trên 1.800 hộ dân với hơn 4.800 người đến nơi an toàn.
Theo Hoàng Dũng
Quảng Ngãi: 27 người chết, mất tích và bị thương do lũ Báo cáo mới về tình hình mưa lũ tại Quảng Ngãi, đến tối 16/11, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 27 người chết, mất tích và bị thương trong đợt lũ lịch sử này. Trong đó có 8 người chết (huyện Nghĩa Hành: 3; Sơn Tịnh: 1; Tư Nghĩa: 2; TP.Quảng Ngãi: 2). 4 người mất tích (huyện Sơn Tây: 2; Nghĩa Hành:...