Quảng Nam: Lót bạt trên cạn nuôi cá lóc dày đặc, 15m2 thu 3 tấn
Anh Nguyễn Minh Nhựt (30 tuổi, trú thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tinh Quảng Nam) đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc dày đặc trong bể lót bạt trên cạn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ với 45m2 bể lót bạt nuôi cá lóc dày đặc mà anh Nhựt thu 300 triệu đồng.
Với khoảng 45m2 diện tích bể nuôi, mỗi năm mô hình này mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh đến 300 triệu đồng sau khi trừ tất cả các chi phí.
Để có được thành công như bây giờ, anh Nhựt đã phải mất một năm đi khắp các tỉnh thành miền Trung để tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lóc. Đến nơi nào, anh cũng dành cả ngày để theo dõi quy trình chăm sóc của các trại nuôi để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đầu năm 2015, khi cảm thấy mình đã nắm cơ bản kỹ thuật, anh bắt tay vào đầu tư xây dựng ao nuôi và mua giống về thả.
Anh Nhựt thường chia nhỏ lượng thức ăn cho đàn cá lóc trong bể lót bạt thành 4 bữa mỗi ngày.
“Khi trực tiếp nuôi mới có thêm được kinh nghiệm thực tế. Vụ nuôi đầu tiên tôi gặp không ít khó khăn về vấn đề điều trị bệnh cho cá nên cá nuôi liên tục chết. Tính ra đợt đó toàn bộ số tiền khoảng 70 triệu đồng đầu tư vào cá lóc đều mất sạch”, anh Nhựt cho biết.
Không nản chí, sau thất bại ban đầu, anh tiếp tục vay mượn thêm 100 triệu đồng để xây dựng lại bể ba bể nuôi, mỗi bể có diện tích 15m2. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, trong vụ nuôi thứ hai, anh tự xây dựng cho mình một kỹ thuật nuôi mới từ khâu cho cá ăn, thay nước và phương pháp chữa trị khi nhận thấy cá có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bằng tâm huyết đó, thành công đã đến với anh khi đàn cá phát triển tốt và xuất bán sau 6 tháng thả nuôi.
Video đang HOT
“Với 3 bể nuôi thì mỗi năm có thể thả được 2 vụ. Mỗi vụ như thế tôi thu được trung bình khoảng 8 tấn cá thương phẩm. Với giá bán trung bình khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí về thức ăn, thuốc men thì có lãi khoảng 300 triệu đồng”, anh Nhựt nói.
Theo anh Nhựt, so với các trại nuôi cá lóc lót bạt mà trước đây anh tìm hiểu thì kỹ thuật nuôi của anh khác đến khoảng 70%. Điểm đầu tiên có thể kể đến là mật độ thả nuôi. Hiện nay, tính trung bình mỗi m2 diện tích anh thả khoảng hơn 400 con giống, cao hơn rất nhiều so với cá trại nuôi khác.
Mật độ thả nuôi cao nên cần đòi hỏi nhiều yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo được tính hiệu quả. Điểm quan trọng được anh Nhựt đặc biệt là khâu thay nước bể. Số lượng đàn đông nên chỉ trong một thời gian ngắn, bể nước bị nhiễm bẩn, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Chính vì vậy, mỗi ngày anh phải thay nước thường xuyên (khoảng 3 lần) đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá.
“Ngoài thay nước thường xuyên thì tôi cũng xây dựng lịch cho cá ăn cố định. Nếu như các trại nuôi khác mỗi ngày chỉ cho ăn khoảng 2 lần thì tôi chia ra làm 4 lần. Mỗi lần như thế tôi chia nhỏ lượng thức ăn vừa không để lãng phí vừa hạn chế sự cạnh tranh thức ăn, giảm được yếu tố phân đàn”, anh Nhựt chia sẻ.
Vì nuôi với mật độ dày đặc trên trung bình cứ 15m2 bể lót bạt, anh Nhựt thu được gần 3 tấn cá lóc.
Cá lóc là loại có sức sống khỏe nhưng với mật độ nuôi cao nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Chính vì thế trong quá trình nuôi, anh Nhựt thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của đàn cá để phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời.
Suốt nhiều năm gắn bó với cá lóc, anh Nhựt cho biết, các bệnh thường gặp trên loại cá này là nấm, bệnh về gan. Tuy nhiên, các chứng bệnh này cũng không hề khó để chữa trị. Yếu tố quan trọng nhất là phát hiện kịp thời để mua thuốc về hòa vào nước hoặc thức ăn để điều trị, tránh lây lan.
“Cần chú ý một điểm nữa là những khi thời tiết thay đôi thì cá lóc sẽ có biểu hiện chán ăn. Lúc đó cần bổ sung thêm thuốc bổ cho cá đặc biệt là các loại vitamin cho cá. Nếu áp dụng được hiệu quả các khâu cơ bản trên thì lợi nhuận không cần phải lo lắng. Tôi nhận thấy so với các loại thủy sản mà mình đã từng nuôi thì cá lóc là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất”, anh Nhựt chia sẻ thêm.
Theo Lê Khánh (NNVN)
Chỉ 1 sào đất xây bể nuôi cá lóc nông dân "đút túi" non tỷ bạc/năm
Hơn chục hộ dân ở xã Quảng Cư, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã biến 1 sào đất vườn khô cằn thành bể nuôi cá lóc tiền tỷ, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Chạy xe dọc trục đường chính dẫn vào xã Quảng Cư, từng đoàn xe lớn nhỏ của thương lái tấp nập vào thu mua cá lóc (hay còn gọi là cá chuối, cá quả) ở các hộ dân. Từng là người gắn bó và lợi nhuận cao từ con cá lóc anh Nguyễn Hồng Hòa (39 tuổi, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư) cho biết: "Chỉ có 1 sào đất vườn tôi đào thành 5 cái bể, thả nuôi 5 vạn cá lóc giống, sau 6 tháng trừ chi phí lãi hơn 400 triệu đồng. Một năm nuôi 2 vụ cá lóc thu về gần tỷ đồng tiền lãi".
Anh Hòa chia sẻ: "Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc rất đơn giản dễ nuôi, rủi ro ít cho thu nhập cao vì thị trường tiêu thụ lớn cá lóc chưa bao giờ ế cả. Đặc biệt, điều kiện thuận lợi của người dân ở đây là gần nguồn cung cấp thức ăn nên tiết kiệm được nhiều chi phí".
Còn anh Nguyễn Hồng Bình cho hay: "Cá Lóc ở xã Quảng Cư đặc biệt thơm ngon, dai thịt hơn các loại cá lóc được nuôi ở nơi khác bởi thức ăn chính của cá này là các loại cá con được mua tận cảng Lạch Hới và thời gian nuôi lâu hơn 2 tháng so với địa phương khác. Chỉ cần vài trăm m2 đất vườn, xây bể cá, đầu tư giống, thức ăn, bỏ công chăm sóc không đến nửa năm đã có gần nửa tỷ bạc trong tay ai mà không ham".
Một năm nuôi 2 vụ cá lóc đã đem lại tiền tỷ cho Nguyễn Hồng Hòa
Anh Bình nói: "Riêng gia đình tôi dành 500m2 đất vườn xây bể cá, chỉ đầu tư 50 triệu đồng mua cá giống. Mỗi vụ thu hoạch hơn 20 tấn cá với giá bán 60.000 đồng/kg, sau 6 tháng, trừ mọi chi phí, anh thu về khoảng 400 triệu đồng".
Ông Ngô Hữu Chự- Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Cư cho biết: Trên địa bàn xã có 11 hộ nuôi cá lóc hiện đang cho thu nhập tốt. Cách nuôi của các hộ nơi đây không quá phức tạp, chỉ cần xây bể để thả con giống, chủ động nguồn nước giếng khoan để thay bể nước thường xuyên tạo môi trường sạch cho cá phát triển. Nuôi cá lóc trước đây là mô hình nuôi tự phát trong một vài hộ dân nhưng vài năm trở lại đây nhiều người dân thấy được lợi từ cá lóc đã đầu tư, nhân rộng.
"Năm 2016, triển khai nguồn vốn ủy thác từ Quỹ HTND, Hội nông dân đã tiến hành cho 10 hộ dân vay vốn với số tiền 300 triệu đồng để giúp các hộ tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, với quỹ đất của hiện tại quá ít trong khi nhu cầu mở rộng mô hình của bà con rất cao nên chúng tôi đang kiến nghị với UBND xã mở rộng quy hoạch vùng nuôi thủy sản""- ông Chự nói.
Theo Danviet
"Làng miền Tây" khấm khá nhờ nuôi cá lồng bè ở Tây Nguyên Đươc hô trơ giông ca, 29 hô dân trên lang chai tai thôn 7, xa Ia Tơi, huyên Ia Hdrai, tinh Kon Tum đa biêt tân dung long hô, nuôi ca lông be mang lai thu nhâp ôn đinh. Chi trong 6 thang đâu năm, vơi khoang 70 lông ca nhưng hô dân nay đa vê 31, 75 tân ca Đo la lang...