Quảng Nam: Loay hoay giải phóng mặt bằng vùng Nam Hội An
Hiện tại, chủ đầu tư và đơn vị giải phóng mặt bằng tại vùng Nam Hội An vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thiện các khu tái định cư để giao đất cho dân.
Mới đây, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã kết luận về các vấn đề liên quan đến các Khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.
Hiện tại, chủ đầu tư và đơn vị giải phóng mặt bằng tại vùng Nam Hội An vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thiện các khu tái định cư để giao đất cho dân.
Theo ông Quang, do công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An kéo dài qua nhiều năm nên cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi, với nhiều tồn tại, vướng mắc phát sinh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng dự án.
“Do đó, các ngành, địa phương, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai Quảng Nam cần tập trung quyết liệt xử lý hoặc tham mưu cấp thẩm quyền kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hồ sơ pháp lý, triển khai bố trí tái định cư và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân di dời do bị ảnh hưởng dự án”, ông Nguyễn Hồng Quang nhấn mạnh.
Để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án, tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan Hướng dẫn Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai Quảng Nam hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư Duy Hải (giai đoạn 2) và Khu tái định cư Duy Hải (giai đoạn 3). Có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản đối với việc có hoặc không thực hiện điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư Sơn Viên.
Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì cùng với các đơn vị liên quan theo dõi hồ sơ pháp lý đầu tư dự án hướng dẫn Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai Quảng Nam cung cấp các hồ sơ, pháp lý liên quan để xây dựng phương án giá đất cụ thể. Đối với doanh thu, xác định theo hướng các lô đất đã bố trí tái định cư cho dân sẽ tính theo giá đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và phương án bố trí tái định cư.
Đối với các lô đất chưa bố trí tái định cư thì cân đối chi phí đầu tư dự án. Còn lại, các vấn đề liên quan đến chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ sử dụng số liệu của các phương án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và số khái toán đối với phần diện tích còn lại (sau khi UBND huyện phê duyệt quyết toán chi phí sẽ điều chỉnh) để tập hợp chi phí khi xây dựng phương án giá đất.
Video đang HOT
Hiện tại, các khu tái định cư vẫn chưa được hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Tỉnh Quảng Nam cũng giao Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai Quảng Nam chịu trách nhiệm xác định chi phí GPMB và phương án quản lý, sử dụng đất ngoài vạch (kể cả khu vực da beo) đảm bảo không để tái lấn chiếm, có chủ quản lý. Chi phí giải phóng mặt bằng của dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Duy Xuyên tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo.
Đơn vị GPMB cũng phối hợp với Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An khẩn trương thực hiện chi trả tiền bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư theo các phương án đã được duyệt đảm bảo thời hạn theo thống nhất với nhân dân. Khẩn trương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, UBND huyện Duy Xuyên để được hướng dẫn hoàn chỉnh đầy đủ các hồ sơ pháp lý liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư, đất đai, quy hoạch… và tổng hợp gửi các hồ sơ liên quan cho Sở Xây dụng và Sở Tài nguyên và Môi trường để xây dựng phương án giá đất cụ thể.
UBND huyện Duy Xuyên chịu trách nhiệm cùng với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai Quảng Nam tăng cường công tác quản lý hiện trạng, nhất là đối với phần diện tích đã chi trả tiền bồi thường, GPMB (thực hiện san ủi ngay đối với phần diện tích đã chi trả), kể cả diện tích đất ngoài vạch dự án.
Nhiều khu vực vẫn chờ được GPMB để ổn định cuộc sống.
Đối với 02 dự án dừng thực hiện (Khu tái định Nồi Rang và Khu tái định cư ven biển Bình Dương), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai Quảng Nam chịu trách nhiệm làm việc với Sở Xây dựng khẩn trương nghiệm thu, quyết toán giá trị công trình và bàn giao cho địa phương tiếp tục triển khai đầu tư. đồng thời xử lý hoàn trả nợ tạm ứng của ngân sách và nhà đầu tư đảm bảo đúng quy định.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện hoàn thành các dự án Khu tái định cư phục vụ GPMB dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An. Tại Công văn số 8816/UBND-KTN về việc điều chỉnh thời gian thực hiện hoàn thành các dự án khu tái định cư phục vụ bồi thường, GPMB dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, các dự án Khu tái định cư Duy Hải (giai đoạn 2), Khu tái định cư Duy Hải (giai đoạn 3) và Khu tái định cư Sơn Viên do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam (đơn vị triển khai GPMB) thực hiện được gia hạn thời gian hoàn thành đến ngày 30/6/2023.
Gỡ 'nút thắt ' vốn huy động, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt cam kết cán đích đúng tiến độ
Khởi công từ tháng 5/2021, đến cuối tháng 1/2022, dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt vẫn đang "ì ạch" tiến độ, nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư dự án chưa hoàn thiện hợp đồng tín dụng với chủ đầu tư.
Trong thời gian chờ hoàn thiện hợp đồng đến trước ngày 13/2/2022, doanh nghiệp dự án vẫn đang tập trung tối đa nguồn lực, huy động các mũi thi công trên công trường và cam kết tiến độ cán đích, đảm bảo đồng bộ tuyến cao tốc Bắc Nam.
Làm đường công vụ vận chuyển vật liệu, thiết bị... vào công trường.
Trên công trường, các mũi thi công vẫn đảm bảo tiến độ.
Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà thầu huy động nhân công tăng ca, thi công các hạng mục trên đường công vụ dẫn vào hầm Thần Vũ.
Theo ông Giáp Văn Bình, Quản lý thi công dự án (đại diện doanh nghiệp đầu tư - Công ty Cổ phần đầu tư Phúc Thành Hưng), dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là trong 1 trong 11 "khớp nối" dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020, có tổng chiều dài 49,3 km, điểm đầu dự án tại xã Diễn Cát (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), điểm cuối tại huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh). Hiện nay trên toàn tuyến, về công tác chuẩn bị, doanh nghiệp dự án đã lựa chọn xong 5 nhà thầu, tư vấn, giám sát; đồng thời, đang bố trí dọc tuyến 16 mũi thi công. Đối với công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương đã bàn giao mặt bằng sạch cho dự án đạt trên 90%. Riêng đối với công tác thu xếp nguồn vốn tín dụng theo cam kết với Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án giao thông 6, doanh nghiệp dự án đang phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng sớm hoàn thiện các thủ tục, dự kiến sẽ hoàn thành ký hợp đồng tín dụng trước ngày 13/2/2022.
"Trên tinh thần đó, doanh nghiệp đầu tư đang quyết tâm triển khai dự án đúng tiến độ ký kết với Bộ GTVT. Thời gian qua, tiến độ thi công dự án bị chậm chủ yếu là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên công tác tiếp cận với ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Được sự hỗ trợ của Bộ GTVT, tạo điều kiện gia hạn, nhà đầu tư đang gấp rút thậm định với ngân hàng, thậm chí làm việc 24/24 giờ để hoàn thiện hồ sơ. Vì vậy, việc đảm bảo tiến độ công trình khả quan", ông Giáp Văn Bình chia sẻ.
Toàn cảnh thi công trên công trường cuối tuyến dự án.
Một đoạn cuối tuyến dự án thành hình đã được đổ cát, chờ gia tải.
Điểm cuối tuyến dự án đã được nhà thầu lên phương án tăng tốc, đảm bảo tiến độ.
Nhà thầu tập kết vật liệu, máy cẩu, máy xúc đào... tại công trường thi công.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án 6, liên danh các nhà thầu thi công dự án gồm: Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty CP đầu tư và xây dựng VINA2 (nhà đầu tư). Công ty Cổ phần đầu tư Phúc Thành Hưng (là doanh nghiệp đầu tư dự án). Trong thời gian chờ hoàn thiện ký kết nguồn vốn tín dụng, nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vẫn đang huy động vốn góp chủ sở hữu để đảm bảo tiến độ thi coong các hạng mục trên công trường. Đến hết thời hạn ngày 13/2/2022 theo cam kết, trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không thực hiện đầy đủ các nội dung, Ban QLDA 6 sẽ thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án, tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt giai đoạn 1 được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m, đạt vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Trên tuyến dự án có hầm Thần Vũ đào xuyên núi dài khoảng 1.100 m và cầu Hưng Đức dài khoảng 4 km là những hạng mục phúc tạp nhất. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 11.157 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng và nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện khoảng 6.067 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự án khoảng 3 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 6 tháng 8 ngày. Việc ký kết hợp đồng BOT dự án theo hình thức PPP giữa Bộ GTVT với nhà đầu tư được thực hiện vào ngày 13/5/2021.
Nhà thầu huy động xe trộn bê tông tươi tại chỗ để thi công trụ cầu.
Điểm cuối tuyến dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) đang dần hình thành.
Toàn cảnh công trường cuối tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Qua tìm hiểu của phóng viên, ngay sau khi khởi công ngày 21/5/2021, doanh nghiệp dự án đã tiếp cận công trường, làm việc với chính quyền địa phương, rà soát hệ thống đường công vụ, rà soát hệ thống mỏ vật liệu, nhận bàn giao mốc giải phóng mặt bằng... Các nhà đầu tư đã góp vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp dự án được 278/1.023 tỷ đồng. Hiện nay, doanh nghiệp dự án đang đàm phán với ngân hàng về việc cung cấp vốn tín dụng. Những tồn tại, vướng mắc hiện nay chủ yếu liên quan đến việc chậm xây dựng 3 khu tái định cư còn lại của huyện Hưng Nguyên (Nghệ An); chậm bàn giao đất cho các hộ dân vào các khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật (đường điện, cáp viễn thông), chuyển đổi mục đích sử dụng 4,65 km rừng (huyện Diễn Châu 1,87 km và huyện Nghi Lộc 2,78 km).
Trước đó, cuối năm 2021, Bộ GTVT đã có công văn gửi Ban Quản lý dự án 6, Công ty Cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng về tiến độ triển khai. Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ tối đa để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo đúng thẩm quyền và tuân thủ các quy định của pháp luật để thi công. Để đảm bảo tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án 6, trong vai trò đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Nghệ An, Hội đồng giải phóng mặt bằng địa phương giải quyết dứt điểm các vướng mắc, sớm hoàn thành, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Do đây là công trình có quy mô, tính chất kỹ thuật cao, nhiều hạng mục thi công phức tạp, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tăng cường nhân lực, nguồn lực ngay tại công trường để lập kế hoạch phương án thi công tổng thể, chi tiết đối với từng gói thầu.
Quảng Nam: Sửa chữa khẩn cấp đập ngăn mặn giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện Mưa lớn bất thường và kéo dài nhiều ngày liền vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, khiến hơn 60 mét thân đập ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện, thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, khả năng giữ ngọt bị hạn chế, nước mặn thâm nhập sâu vào nội địa. Đập ngăn mặn giữ...