Quảng Nam: Loài chè mọc hoang ở đất vàng sa khoáng quý hiếm thế nào?
Từ một loại cây vô danh mọc hoang trong rừng, nay chè dây Ra Zéh đã trở thành sản phẩm độc quyền của huyện Đông Giang (Quảng Nam). Với những lợi ích kinh tế mà loại chè này mang lại, huyện Đông Giang đang chủ động đẩy mạnh xây dựng thương hiệu chè dây Ra Zéh trở thành động lực phát triển kinh tế của địa phương.
Cây “ thần dược” của đồng bào dân tộc thiểu số
Cây chè dây có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch, họ Nho (Vitacae), đồng bào Cơ tu gọi là cây chè rừng. Đây là loại thân dây, lá thon nhỏ, chân chim có hình răng cưa, có vị ngọt, đắng, tính mát được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các loại bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột… Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ và làm lành các ổ viêm loét, diệt trừ khuẩn Helicobacter pylori với tỷ lệ cao.
Chè dây Ra Zéh mọc phát tán tự nhiên dưới tán rừng. Chè dây hiện sinh trưởng, phát triển tốt với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng, đặc biệt là ở các vườn đồi. Ảnh: CTV.
Tại huyện Đông Giang, chè dây Ra Zéh mọc phân tán tự nhiên dưới tán rừng. Loại cây này sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng các thôn trên địa bàn xã Tư và một số thôn của các xã vùng giáp ranh, đặc biệt là ở các vườn đồi, rừng tái sinh sau nương rẫy.
Trao đổi với ông Lê Duy Trường – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xã Tư (Đông Giang – Quảng Nam) cho biết, tháng 12/2017, HTX Nông nghiệp xã Tư được thành lập, bên cạnh việc thực hiện các hoạt động nông nghiệp như sản xuất cây giống (keo, dược liệu); cung cấp vật tư nông nghiệp; bán buôn tổng hợp…HTX đã quyết định chọn sản phẩm chè dây Ra Zéh là sản phẩm chủ lực.
HTX ích cực hỗ trợ các tổ viên trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hái chè dây và làm đầu mối thu mua sản phẩm chè dây của tổ viên để cung cấp ra thị trường.
Chè dây là loài cây thân dây, lá thon nhỏ, chân chim có hình răng cưa, có vị ngọt, đắng, tính mát được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các loại bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột…Ảnh: CTV.
Video đang HOT
Quy trình chế biến chè dây trải qua nhiều công đoạn từ sơ chế, chặt băm đến sao, ủ lên men trong nhiều giờ sau đó sấy làm khô…Kết quả làm cho lá chè dây thành phẩm có nhiều phấn trắng, nước chè dây đậm vị ngọt hậu, dễ uống và tốt cho dạ dày.
Nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng cây chè dây, HTX tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: CTV.
“Nhờ đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp, nằm trên vùng đất trước đây có trữ lượng vàng sa khoáng lớn, chè dây xã Tư, huyện Đông Giang cho chất lượng tốt, được đánh giá cao về hàm lượng dược liệu; cùng với việc trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ (không dùng phân bón hóa hóa, thuốc bảo vệ thực vật hóa học) nên được nhiều khách hàng tin dùng.”,ông Trường chia sẻ.
Giúp người dân có thu nhập khá
Theo ông Trường, hiện nay diện tích chè dây trên địa bàn xã Tư là khoảng hơn 10ha, trong đó có 5ha trồng, và hơn 5ha khoanh nuôi và thu hái trong rừng đồi tự nhiên. Điển hình tiêu biểu có thể kể đến như: Nhóm hộ ông Lâm Văn Thông (thôn Gadoong) 1,8ha hay nhóm hộ ông Phạm Quốc Phòng (thôn Pa nan) 2ha.
Với sản lượng khoảng từ 15 tấn/ha/năm, doanh thu bình quân của các hộ trồng chè dây sau khi trừ đi các chi phí khoảng 60-70 triệu đồng/năm, nhiều hơn so với các loại cây trồng khác tại địa phương (như keo,..). Chè dây được tiêu thụ chính ở TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận với giá dao động trên thị trường khoảng 20.000 đồng/kg (chè tươi) và 90.000 đồng/kg (chè khô sơ chế).
Người dân xã Tư trồng chè dây trong vườn nhà. Ảnh: CTV.
Năm 2018, HTX Nông nghiệp xã Tư tham gia Chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam, kết quả sản phẩm chè dây Ra zéh được đánh giá công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, qua đó HTX được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm, kết nối được với các đối tác phân phối sản phẩm, và có nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Thương hiệu “chè dây Ra Zéh” đã trở thành “tiềm lực” kinh tế của huyện Đông Giang. Ảnh: CTV.
“Doanh thu HTX năm 2018 là 300 triệu đồng, mục tiêu đến năm 2020 doanh thu hợp tác xã trên 1,5 tỷ đồng/năm. Trong năm 2019 HTX sẽ tiến hành liên kết với các thành viên phát triển vùng nguyên liệu tập trung 3ha chè dây tại thôn Ga doong. Hướng đến năm, HTX 2020 phối hợp với các đơn vị tư vấn để xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, thu hái chè dây theo tiêu chuẩn VietGAP để tiếp tục mang sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng.”, ông Trường thông tin thêm.
Được biết, chè dây Ra Zéh đã được công nhận sản phẩm OCOP đặc trưng trong năm 2018 của tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục đầu tư phát triển mạnh cây chè dây Ra Zéh nhằm nâng cao thu nhập cho bà con.
Theo Danviet
Giàu nhất vùng, tỷ phú Cadong trồng 10ha sâm Ngọc Linh trên rừng
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2 Nguyễn Văn Lượng đã mạnh dạn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Cũng nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà gia đình anh Lượng từng bước thoát nghèo và vươn lên trở thành một trong những nông dân tỷ phú của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Hiện anh Lượng có 10ha sâm Ngọc Linh trồng trong rừng sâu.
Từ cậu bé mồ côi trở thành tỷ phú
Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam đã có chuyến đi kiểm tra thực tế các hộ vay vốn trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My - vùng đất trồng sâm quý nổi tiếng. Điều đặc biệt ấn tượng đối với chúng tôi là người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn được mệnh danh là tỷ phú giữa đại ngàn Ngọc Linh, ông là Nguyễn Văn Lượng, người dân tộc Cadong.
Ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) có nhiều hộ nông dân vay vốn Ngân hàng CSXH trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: Hùng Lam
Ông Lượng sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh quanh năm sương mù bao phủ, gió lạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên phải tự mình bươn chải, kiếm sống. Năm 15 tuổi ông đã biết đi tìm củ sâm trong rừng về bán và chọn giống sâm để trồng. Lấy ngắn nuôi dài, sau gần 30 năm gắn bó với cây sâm Ngọc Linh, đến nay ông đã có một vườn sâm với diện tích trên 10ha. Hàng năm thu nhập từ bán củ và giống sâm ông đã thu về hàng chục tỷ đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn sâm của gia đình, dừng chân tại cây sâm cổ, ông Lượng chia sẻ, cây sâm này đã có người trả mua với giá 250 triệu đồng nhưng ông không bán vì đó là nguồn cây giống tốt nhất, nếu bán hạt giống thì hàng năm sẽ thu về trên 50 triệu đồng. Hiện nay, mỗi năm ông trồng mới khoảng 150.000 cây sâm con. Theo tính toán sau 5 năm nữa mỗi mùa sâm gia đình ông dự kiến thu tới cả trăm tỷ đồng.
Nguyễn Văn Lượng (trái) vui vẻ giới thiệu khu vườn ươm cây giống sâm Ngọc Linh của gia đình ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Nhớ lại chặng đường khởi nghiệp, ông Lượng chia sẻ, năm 2005 ông được Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My cho vay 30 triệu đồng. Đây là khoản tiền rất quý giá với ông lúc đó. Từ số tiền này ông mua thêm giống sâm và thuê nhân công mở rộng vườn sâm của gia đình.
Nhờ cần cù, miệt mài trong lao động cộng với niềm đam mê về phát triển cây sâm, hiện ông đã có vườn sâm có thể nói lớn nhất cả nước. Để chăm sóc, quản lý và phát triển vườn sâm hiện nay, có 36 hộ đồng bào trong thôn tham gia làm công và bảo vệ. Đây là những hộ nghèo của xã được Ngân hàng CSXH cho vay để trồng sâm; ông Lượng trả tiền công và hỗ trợ cây giống.
Tổ trưởng năng động
Sau khi có kinh tế ổn định, ông Lượng vẫn tham gia vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doạnh tại vùng khó khăn và được bà con tín nhiệm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My.
Tổ tiết kiệm và vay vốn do ông Nguyễn Văn Lượng làm Tổ trưởng có 29 hộ vay, với tổng dư nợ 1,2 tỷ đồng. Các hộ vay trong tổ trả lãi đều hàng tháng và có số dư tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH trên 3 triệu đồng/hộ. Riêng ông Lượng đã có số dư tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH huyện lên đến 2 tỷ đồng. Ông nói, tiền thu từ bán sâm trong thời gian tới sẽ tiếp tục gửi thêm để Ngân hàng CSXH dùng số tiền đó cho những hộ khác có khó khăn hơn để làm ăn.
Trong việc sinh hoạt tổ, ông Lượng thường nhắc nhở bà con phải siêng năng làm ăn để được khấm khá. Nếu có hộ nào không chấp hành ông sẽ giảm trừ số tiền công và giảm số cây sâm được thưởng hàng năm. Chính cách quản lý "rất riêng" này của ông Lượng đã giúp cho nhiều hộ dân vay vốn Ngân hàng CSXH tham gia vào việc trồng và phát triển cây sâm rất hiệu quả. Nhiều tổ viên trong tổ do ông quản lý nay đã thoát hẳn nghèo, vươn lên khá giả nhờ trồng sâm.
Theo Danviet
Quảng Nam: Lợn chết không được chôn lấp vì dân không... đóng tiền Một số nơi, chính quyền cơ sở ở tỉnh Quảng Nam đã tự đặt ra khoản thu đối với người dân khi tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi, cụ thể là tại huyện Thăng Bình. Vì vậy, UBND huyện Thăng Bình đã có văn bản cấm thu bất cứ khoản tiền nào liên quan đến vấn đề này. Ngày 30/7, nguồn...