Quảng Nam lập kho thóc đối phó mưa bão
Rút kinh nghiệm từ các mùa mưa bão trước, công tác dự trữ lương thực mùa lũ ở Quảng Nam đã phân công các đơn vị thi công sẵn sàng.
ảnh minh họa
3 tấn gạo cuối cùng được vận chuyển đến trung tâm xã A Xan – trong tổng số 30 tấn gạo mà huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dự trữ trong mùa mưa bão năm nay tại 10 xã. Số gạo này được xã A Xan dự trữ để có thể cứu đói kịp thời cho người dân khi xảy ra mưa lũ kéo dài. Không chỉ dự trữ gạo tại trung tâm, sau mỗi mùa thu hoạch lúa, ở 60 thôn trong toàn huyện Tây Giang, bà con Cơtu còn tự nguyện đóng góp lương thực vào 60 kho thóc tình thương để dự trữ. Và qua nhiều năm thực hiện, các kho thóc tình thương này đã phát huy hiệu quả khi sạt lở, chia cắt đường xảy ra dài ngày, gạo của tỉnh, của huyện chưa về được với đồng bào.
Theo ông Hồ Đắc Vinh, Phó phòng NN&PTNT huyện Tây Giang, Quảng Nam: Tại các thôn cũng tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức các kho thóc tình thương, với mục đích giúp đỡ cho các hộ nghèo, gặp khó khăn, cũng kết hợp với việc phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão khi mà có mưa lớn, tắc đường xảy ra cũng hỗ trợ kịp thời cho bà con.
Kinh nghiệm làm kho thóc tình thương và dự trữ gạo tại các xã, các thôn ở Tây Giang cũng được nhân rộng ra ở 9 huyện miền núi Quảng Nam. Và hiện tại, theo UBND tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh đã có hơn 500 tấn gạo được vận chuyển về 100% số xã miền núi và có hơn 400 kho thóc tình thương cũng đã hình thành tại các điểm thôn.
Ông Tạ Viết Thượng – Phó chủ tịch HĐND xã Phước Lộc, Phước Sơn, Quảng Nam cho biết: Về lương thực dự trữ cho mùa mưa, thì hiện tại xã đã dự trữ 10 tấn gạo để cấp cho nhân dân khi xe hàng của huyện không lên kịp.
Song song với việc tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm, Sở giao thông vận tải Quảng Nam và các huyện miền núi đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị đang thi công tu sửa, hoàn tất các công trình, chuẩn bị phương tiện, vật tư, máy móc, túc trực 24/24 tại các tuyến đường thường xảy ra sạt lỡ.
Đối với những công trình đang thi công về nền, đường thì chúng tôi đưa ra biện pháp làm thế nào để thoát nước cho được, không để nền đường bị sình lún và đảm bảo các tuyến đi lên miền núi cao đảm bảo đi được khi có mưa lũ xảy ra.- Ông Nguyễn Văn Nhân – Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Nam cho hay.
Không chỉ chú trọng dự trữ lương thực, đảm bảo giao thông đi lại, UBND 9 huyện miền núi cũng đã chỉ đạo các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm công tác bình ổn giá, không tăng giá theo thời tiết. Đồng thời, phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, chủ động “phòng – tránh”, nhằm hạn chế tổn thất, thiệt hại về người, tài sản của nhà nước, nhân dân, trong mùa mưa bão cũng được chính quyền các huyện miền núi Quảng Nam chú trọng.
Theo_Kiến Thức
Diễn tập phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn
Tình huống giả định do ảnh hưởng của bão số 5, hàng trăm hộ dân bị ngập sâu trong lũ, nhiều hộ dân phải leo lên nóc nhà cầu cứu, phải khẩn cấp di dời người và tài sản, cũng như công tác ứng cứu kịp thời.
Video đang HOT
Diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn
Để chuẩn bị công tác ứng phó với mùa mưa bão sắp tới, ngày 4/10, tại thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Tuy Phước tổ chức diễn tập công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn.
Tình huống giả định của buổi diễn tập, do ảnh hưởng của cơn bão số 5 từ ngày 29/9 đến ngày 2/10, trên địa bàn huyện Tuy Phước có mưa to và rất to, lượng mưa đo được từ 250-300mm, kết hợp với nước từ Thượng nguồn sông Kôn và sông Hà Thanh đổ về đã gây lũ lụt với đỉnh lũ sông Kôn vào lúc 5 giờ 15 ngày 2.10 là 7,56m trên báo động cấp 2 là 0,56m.
Đến 0 giờ ngày 4/10, đỉnh lũ sông Kôn tại Thạch Hà tiếp tục dâng lên với đỉnh lũ 7,6m . Đến 4 giờ sáng ngày 4/10 lũ lụt đã làm chia cắt giao thông 8/13 xã- thị trấn trên địa bàn huyện Tuy Phước.
Riêng tại địa bàn xã Phước Sơn có 5 thôn (Vinh Quang 1, Vinh Quang 2, Xuân Phương, Lộc Thượng và Dương Thiện) bị ngập sâu từ 1 đến 1,5 mét; đường sá hầu hết bị chia cắt, đê khu Đông bị sạt lở 2 đoạn; khoảng 100 hộ dân nằm ở vị trí thấp thuộc thôn Vinh Quang 2, xóm 12 thôn Lộc Thượng và xóm 14 thôn Dương Thiện ven đê khu Đông bị nước tràn vào sâu, một số nhà dân phải leo lên nóc nhà kêu cứu...
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tuy Phước tổ chức cuộc họp khẩn chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật chất và triển khai phương án đối phó với bão, lũ, lốc xoáy tại địa phương.
Người dân chuẩn bị dụng cụ ứng phó với mùa lũ
Buổi diễn tập được tiến hành theo 2 giai đoạn, đó là vận hành cơ chế cấp huyện, cấp xã và thực binh chỉ đạo, điều hành xử trí một số tình huống trong bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn.
Trong đó, lực lượng tham gia diễn tập tiến hành xử lý các tình huống nhằm giúp nhân dân làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống lụt, bão; tổ chức sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ chằng chống nhà cửa; xử lý các điểm sạt lở đê kè; di dời người và tài sản ở nơi có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn; thực hành công tác ứng cứu dân bị mắc kẹt khi có lũ lớn bất thường; cứu người bị nước lũ cuốn trôi; tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân các khu vực ngập sâu dài ngày tại địa phương...
Áo lưới do người dân huyện Tuy Phước tự chế trong mùa mua lũ
Ông Trần Thanh Long, người dân thôn Vinh Quang 2 hồ hởi cho biết: "Việc diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho bà con nhân dân vũng trũng như Tuy Phước trước mùa mưa bão là rất cần thiết. Khi có tình huống xấu xảy ra, các lực lượng chưa có mặt kịp thời thì bà con còn biết cách xử lý".
Buổi diễn tập lần này, nhằm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó trong mùa mưa lũ sắp tới; góp phần giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản khi bão lũ xảy ra. Đồng thời nâng cao khả năng ứng phó trong tình huống có thiên tai mưa, lụt xảy ra trên địa bàn huyện Tuy Phước, trong đó nhằm thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong công tác phòng chống lụt bão.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại buổi diễn tập ngày 4/10:
Báo đồng khi lũ lớn đang về
Chằng chống nhà cửa
Xử lý các đoạn đê, bờ kè bị sạt lở do lũ
Di rời trẻ em...
Và người già đến nơi an toàn
Thực hành cứu người dân bị lũ cuốn trôi
Cứu 1 gia đình bị mắc kẹt trên mái nhà do lũ dâng cao
Cứu trợ lương thực kịp thời cho dân vùng lũ
Doãn Công
Theo dantri
Phá vụ giết hiếp nhờ tấm ảnh mờ Hung thủ lộ diện nhờ một người bạn của nạn nhân vô tình chụp được khoảnh khắc gã chở cô bé đi. Kẻ thủ ác có tiền án và nghiện rượu nặng. Chiều 20-9, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi em Trần Thị Vân Ánh (13 tuổi), con ông Trần Quang...