Quảng Nam: Làm thủy điện phải tính đến phương án xấu nhất là vỡ đập
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các chủ dự án thủy điện mời các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nghiên cứu để tư vấn cho các phương án cho vỡ đập xảy ra để có kịch bản cần thiết.
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Chiều 10/8, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với các lãnh đạo Sở, ban ngành tỉnh Quảng Nam về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án, công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Thông tin tại buổi làm việc cho biết, quy hoạch thủy điện tỉnh Quảng Nam gồm 46 dự án đã được phê duyệt, với tổng công suất 1.726,06 MW, điện lượng bình quân 6.530,66 triệu kWh/năm. Trong đó bao gồm 10 thủy điện bậc thang do Bộ Công Thương phê duyệt và 36 dự án thủy điện vừa và nhỏ do UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với 10 công trình thủy điện thuộc bậc thang hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn, đã có 8 công trình phát điện với tổng công suất 958 MW và 2 công trình đang xây dựng. 36 thủy điện vừa và nhỏ đã có 12 công trình phát điện với công suất 153,96 MW; 3 công trình đang thực hiện đầu tư xây dựng và 21 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Để xây dựng các thủy điện, tỉnh Quảng Nam đã phải thu hồi và chuyển đổi mục đích hơn 12 nghìn ha đất của nhà nước và nhân dân. Trong đó, có 9 công trình thủy điện lớn có hơn 1 nghìn hộ tái định cư tại chỗ và 688 hộ di dân tự do…
Trong thời gian vừa qua, việc quản lý, vận hành và chế độ thông tin theo giám sát và báo cáo của các công trình hồ chứa thủy điện thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy trình vận hành liên hồ chứa được ban hành và quy chế phối hợp được ký kết, qua đó cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, góp phần giảm lũ, chậm lũ cho hạ du trong mùa lũ và đảm bảo nguồn nước phục cho sinh hoạt…
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đưa ra một số kiến nghị: Thủy điện Sông Bung 4 và Đak Mi 4 thực hiện lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc mưa trên lưu vực để nâng cao công tác cảnh báo, dự báo lũ về hồ; thực hiện tính toán hoặc thuê đơn vị tư vấn tính toán, xây dựng các kịch bản điều tiết lũ ứng với từng trận mưa gửi về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để phục vụ cho công tác theo dõi, chỉ đạo vân hanh, điêu tiêt hô trong mùa mưa lũ; tiếp tục đầu tư xây dựng tháp báo lũ, trạm loa phát thanh phục vụ cho công tác thông tin, truyền tin vận hành, điều tiết trong mùa mưa lũ để nhân dân biết và chủ động theo dõi và ứng phó…
Một thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Kết luận tại buổi làm việc, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị, phải khẩn trương kiểm tra lại tất cả các phương án về vận hành phòng chống bão lũ, kể cả phương án đã phê duyệt để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, nhất là việc tính toán phương án xấu nhất khi xảy ra sự cố, đặc biệt là phương án vỡ đập.
Các chủ dự án thủy điện mời các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nghiên cứu để tư vấn cho các phương án cho vỡ đập xảy ra để có kịch bản cần thiết. Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các chủ hồ, chủ thủy điện thuê đơn vị tư vấn để đánh giá lưu vực hồ, đánh giá đặc điểm về thời tiết, khí tượng thủy văn ở trên địa bàn ở lưu vực hồ mình, từ đó để xác định.
“Về động đất, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phải nắm thông tin, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Viện Vật lý địa cầu. Cơ quan chức năng của tỉnh đề nghị Viện Vật lý địa cầu thông tin kịp thời chính xác, cảnh báo và dự báo về động đất để cho chính quyền địa phương có cơ sở chỉ đạo, ứng phó cho kịp thời nhất là ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi, thủy điện…”, ông Lê Trí Thanh chỉ đạo.
Tấn Thành – Chí Đại
Theo daidoanket
Tâm sự xé lòng của nạn nhân sau "cơn đại hồng thủy" tại Lào
"Mất hết cả rồi", "Tôi chưa từng thấy điều khủng khiếp thế này". Đó là những tâm sự của những người dân vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở đông nam Lào hồi đầu tuần.
Người dân ở gần thủy điện chỉ được cảnh báo vài giờ trước khi nước ập tới. (Ảnh: Reuters)
"Không đủ thời gian để chạy"
Chiều 23/7, ông Inpon Sivatan, 55 tuổi ở KhoKong, 1 trong 7 ngôi làng ở Atappeu bị ngập bởi sự cố vỡ đập, vẫn ở nhà khi vị trưởng làng tới gõ cửa và cảnh báo họ phải lập tức sơ tán vì có thể ngôi làng sắp bị lụt.
"Nước đến quá nhanh. Nó ập đến và ngập cả làng. Tôi đã sống 32 năm ở đây nhưng chưa từng chứng kiến điều khủng khiếp thế này", ông Inpon cho biết.
Người dân ở một số làng đã trở lại nhà để dọn dẹp và hy vọng tìm lại những thứ có giá. (Ảnh: Reuters)
Một quan chức y tế cho hay, người dân địa phương nhận được cảnh báo sơ tán khoảng 3 đến 4 giờ trước khi con đập vỡ ra và xả 0,5 tỷ m3 nước xuống vùng hạ lưu. Tuy nhiên, đa số người dân không nghĩ nước lại ập đến nhanh và dâng cao như những gì mà họ chứng kiến.
Hiện chưa thể đánh giá được thiệt hại sau vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy do việc tiếp cận các khu vực ảnh hưởng vẫn bị hạn chế bởi nước chưa rút hết, bùn đất vẫn ngập khắp nơi. Tuy nhiên, thiệt hại với làng Khokong có thể cảm nhận thấy rất rõ.
"Tôi mất hết rồi. Không có đủ thời gian để chạy. Đàn lợn của tôi, mùa màng của tôi. Nhà cửa của tôi đều bị phá hủy", ông Ipon ngậm ngùi chia sẻ với phóng viên khi trở lại làng để dọn dẹp tàn dư của ngôi nhà bị lũ ngập những ngày qua.
Gia súc chết hàng loạt sau trận lụt. (Ảnh: New York Times)
Nhà cửa của người dân tan hoang sau lũ. (Ảnh: New York Times)
Bất lực nhìn 2 con nhỏ bị lũ cuốn trôi
Ngoài mất mát vật chất, người dân ở nhiều ngôi làng của Attapeu cũng phải hứng chịu nỗi đau mất người thân trong "cơn đại hồng thủy".
Vợ chồng anh La chứng kiến 2 con nhỉ bị lũ cuốn trôi ngay trước mắt. (Ảnh: BBC)
Anh La và vợ là Aun cho biết, họ đau xót khi bất lực nhìn hai đứa con nhỏ 1 tuổi và 4 tuổi bị lũ cuốn trôi. Anh La kể: "Tôi đưa vợ và con gái lên thuyền. Tôi cố giữ cho con thuyền khỏi chòng chành nhưng nước rất mạnh. Tôi không thể giữ được nó nữa và con thuyền bị lật úp, con gái tôi rơi xuống nước", anh La kể lại.
Trong lúc vợ chồng anh mải tìm kiếm cô con gái 1 tuổi bị ngã nước thì cô con gái lớn 4 tuổi cũng bị rơi xuống nước vì sóng quá mạnh. "Chúng tôi cố gắng tìm nó nhưng không được. Tất cả xảy ra ngay trước mắt tôi. Tôi thực sự sốc. Tôi rất nhớ các con", anh La nghẹn ngào.
Một bé gái dùng đệm để di chuyển qua vùng bùn lũ. (Ảnh: Reuters)
Đập phụ của dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy vỡ tối 23/7 sau nhiều ngày mưa lớn. Đây là dự án hợp tác giữa doanh nghiệp Lào, Thái Lan và Hàn Quốc.
Sự cố đã khiến 7 ngôi làng ở vùng hạ lưu thuộc tỉnh Attapeu của Lào ngập trong biển nước. Một số nguồn tin nói rằng, có thể có tới 11 làng bị ngập vì sự cố vỡ đập.
Giới chức Lào cho biết, tính đến hôm nay đã có 27 người được xác nhận đã thiệt mạng, trong khi hơn 100 người mất tích và hàng nghìn người cần cứu trợ.
Công tác cứu hộ tiếp tục được triển khai để hỗ trợ hàng nghìn người mắc kẹt trong lũ. (Ảnh: New York Times)
Minh Phương
Theo Dantri
Cuộc sống trong các khu tập kết sau vụ vỡ đập thủy điện Theo chính quyền huyện Sanamxay (Attapeu, Lào), hiện vẫn còn hơn 130 người mất tích và lực lượng chức năng vẫn đang nỗi lực tiếp cận với các bản làng bị cô lập để tìm kiếm những người gặp nạn. Người dân mắc kẹt đã được đưa đến khu tập kết ở công sở, trường học để lánh tạm được chăm sóc y...