Quảng Nam: Huyện Tây Giang thiệt hại hơn 173 tỷ đồng, hàng trăm hộ dân bị cô lập
Do ảnh hưởng của bão số 5, mưa lớn đã gây ra tình trạng lũ lụt, sạt lở đất tại huyện Tây Giang ( tỉnh Quảng Nam), làm thiệt hại hơn 173 tỷ đồng, hàng trăm hộ dân bị cô lập hoàn toàn.
Ngày 21/9, UBND huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã có báo cáo về tình hình thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 5 gây ra, tổng thiệt hại ban đầu lên đến 173,4 tỷ đồng.
Cụ thể, mưa lũ đã làm mất điện trên toàn địa bàn huyện Tây Giang từ 5h sáng 18/9. Đến nay, chỉ các xã vùng thấp có điện trở lại, dự kiến đến ngày 22/9 mới cung cấp điện trở lại cho toàn huyện. Ước tính thiệt hại của ngành điện khoảng 3 tỷ đồng.
Cây cầu Achiing – Zrượt nối từ trung tâm huyện Tây Giang về xã A Nông bị nước lũ làm gãy. (Ảnh: A.N)
Cùng với đó, mưa lớn đã khiến toàn bộ tuyến đường đi vùng cao và các tuyến giao thông liên xã tại địa bàn các huyện Tây Giang đều bị sạt lở, nhiều tuyến đường bị đứt gãy gây cô lập hoàn toàn, nhất là 4 tuyến đường lên các xã vùng cao; nhiều cây cầu bê tông, cầu treo bị lũ cuốn trôi.
Đặc biệt, cây cầu Achiing – Zrượt nối từ trung tâm huyện Tây Giang về xã A Nông, có chiều dài khoảng 30m, rộng hơn 4 mét, được xây dựng năm 2007, với kinh phí khoảng 7 tỷ đồng. Cây cầu này bị nước lũ làm gãy, khiến cho 279 hộ dân ở xã A Nông với gần 700 nhân khẩu bị cô lập hoàn toàn.
Ước tính thiệt hại trong lĩnh vực giao thông khoảng 126 tỷ đồng. Hiện nay, mới chỉ có tuyến đường Hồ Chí Minh đến trung tâm huyện Tây Giang được khắc phục thông tuyến.
Do ảnh hưởng bão số 5, toàn địa bàn huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) thiệt hại lên đến 173,4 tỷ đồng (Ảnh: A.N)
Theo thống kê ban đầu, tất cả 70 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tây Giang bị sạt lở, bồi lấp, cuốn trôi, hư hỏng…, ước thiệt hại 15 tỷ đồng; 97 công trình nước sinh hoạt bị ảnh hưởng, thiệt hại 12 tỷ đồng; trường học bị thiệt hại khoảng 3,2 tỷ đồng; nhà cửa, tài sản bị thiệt hại khoảng 5,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều diện tích lúa, hoa màu, cây nông nghiệp, cây dược liệu bị hư hỏng; gần 400 con gia súc, hơn 3.900 con gia cầm, nhiều hồ cá của người dân bị cuốn trôi…, gây thiệt hại khoảng 8,9 tỷ đồng.
Trước những thiệt hại trên, UBND huyện Tây Giang đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ khẩn cấp 65 tỷ đồng để huyện kịp thời khắc phục giao thông trên tuyến đường huyết mạch, cầu treo, nước sinh hoạt, thủy lợi, xử lý các điểm giao thông xung yếu, hỗ trợ khôi phục sản xuất cho nhân dân.
Điều chưa từng xảy ra ở hồ nước ngọt lớn nhất Quảng Ninh: Bò "dạo chơi" giữa lòng hồ
Là hồ chứa nước ngọt lớn nhất của Quảng Ninh, cung cấp toàn bộ nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân khu vực Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long và một số vùng lân cận.
Thế nhưng, hiện nay mực nước hồ Yên Lập đang xuống thấp kỷ lục. Nhiều khu vực trong hồ nước đã cạn trơ đáy, điều mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra.
Bò "dạo chơi" giữa lòng hồ
Hồ Yên Lập được biết đến là hồ nước ngọt lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với sức chứa khoảng 127 triệu m3 nước. Năm nay do nắng nóng kéo dài, ít mưa đã khiến phần lớn lòng hồ cạn khô, mực nước nhiều khu vực của hồ ở tình trạng trơ đáy.
Hồ Yên Lập có sức chứa vào khoảng 127 triệu m3 nước ngọt.
Theo ghi nhận của PV tại hồ Yên Lập, do cạn nước nên nhiều vị trí giữa lòng hồ xuất hiện mố đất to nhô hẳn lên khỏi mặt nước. Tại một số nhánh của hồ Yên Lập, tình trạng lòng hồ cạn trơ đáy diễn ra từ nhiều tháng qua, mặt đất khô nứt nẻ, cỏ mọc um tùm.
Đặc biệt, giữa lòng hồ, nơi chưa từng cạn nước đã xuất hiện tình trạng cạn kiệt, xung quanh các mố đất giữa lòng hồ cỏ mọc um tùm. Lòng hồ dần trở thành nơi "dạo chơi" gặm cỏ của gia súc trong vùng.
Lòng hồ dần trở thành nơi "dạo chơi" gặm cỏ của gia súc.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Mạnh, Cụm trưởng Cụm Quản lý Hạ Long 2, Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập cho biết, tình trạng khô hạn đã diễn ra từ tháng 4 năm nay, từ đó đến này nước cứ cạn dần, hiện nay lượng nước trong hồ đang tiệm cận mực nước chết.
Lòng hồ một số nơi chỉ sót lại những vũng bùn lầy.
Hồ nước ngọt Yên Lập hiện đang cung cấp nước sản xuất nông nghiệp vụ mùa năm 2020 cho khoảng hơn 5.000 hecta đất nông nghiệp của 3 địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, đồng thời cung cấp nước sinh hoạt cho 4 nhà máy nước, 1 Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường.
Tình trạng cạn trơ đáy đã diễn ra nhiều tháng qua.
"Nếu thời gian tới mà trời vẫn không mưa thì mực nước hồ Yên Lập sẽ chạm quá mực nước chết" - ông Mạnh nói.
Điều chưa từng xảy ra
Hồ ngước ngọt Yên Lập bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1982, nhưng đây là lần đầu tiên hồ xảy ra tình trạng cạn nước như thế này.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập cho biết, hiện tại dung tích trong lòng hồ Yên Lập chỉ còn khoảng 19 triệu m3 nước.
Công ty phải dùng máy xúc khơi thông kênh lạch để lấy nước.
"Từ 2 tuần nay do mực nước quá thấp, công ty đã phải dùng máy xúc đào những kênh lạch nhỏ để dẫn nước về tới trạm bơm" - ông Tùng cho hay.
Khô hạn nặng đã khiến hồ Yên Lập trơ đáy, điều chưa từng xảy ra trước đây.
Trong thời gian tới, Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập sẽ điều chỉnh việc cấp nước hợp lý để có thể vừa đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các nhà máy, vừa đáp ứng mục tiêu phục vụ nhu cầu cấp nước cho người dân sản xuất nông nghiệp.
Hồ đang tiệm cận mực nước chết.
Cùng với đó là vận động người dân sử dụng nước tưới tiêu hợp lý, đắp bờ vùng, bờ thửa để tránh lãng phí nước.
"Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít thì việc thiếu nước cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất sẽ là nguy cơ hiện hữu trong thời gian tới" - ông Tùng nói.
Ảnh hưởng bão số 5: Nhiều xã miền núi ở tỉnh Quảng Nam vẫn còn bị cô lập Do ảnh hưởng của bão số 5, nhiều xã miền núi ở tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề, nhất là huyện miền núi cao Tây Giang, lũ quét gây 130 điểm sạt lở, nhiều hộ dân được giải cứu kịp thời đưa đến nơi an toàn. Ngày 19/9, UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, do ảnh hưởng bão...