Quảng Nam: Hội Nông dân Điện Bàn đã làm những việc gì mà khiến bà con nông dân ủng hộ, gắn kết?
Nhìn lại những kết quả trong thời gian qua, Hội Nông dân thị xã Điện Bàn, ( Quảng Nam) đã từng bước phát huy vai trò của mình đưa công tác Hội và phong trào nông dân phát triển một cách toàn diện, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ Hội viên Nông dân và nhân dân thị xã Điện Bàn.
Xây dựng hình ảnh nông dân mới
Ông Đặng Hữu Tú – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Điện Bàn cho biết, Hội nông dân thị xã 2 năm liên tục dẫn đầu phong trào thi đua cấp tỉnh, nhận nhiều giấy khen, bằng khen của Trung ương Hội và UBND các cấp. Đạt được những kết quả đó, những năm qua, công tác Hội và phong trào nông dân tại thị xã Điện Bàn đã từng bước đánh thức, thay đổi những suy nghĩ mà lâu nay người ta thường cảm nhận về nông dân “chậm chạp”, “thiếu năng động”, “rập khuôn”…mọi người biết và cảm nhận một hình ảnh mới về Nông dân thị xã Điện Bàn.
Từ năm 2018 đến nay, Hội Nông dân thị xã đến cơ sở đã vận động xây dựng được 20 căn nhà nhân ái.
Thời gian qua, Hội nông dân thị xã Điện Bàn hoạt động mỗi ngày mỗi mới hơn, sáng tạo hơn, sự vào cuộc của nông dân quyết liệt hơn. Tiêu biểu, đó là Hội nông dân thị xã đã nâng tổng số vốn vay nông dân qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội lên 122,3 tỷ, với 116 tổ tiết kiệm vay vốn (TTKVV), giúp cho 3.674 hộ nông dân tiếp cận được các chính sách ưu đãi của nhà nước; phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân lên gần 13 tỷ.
Nhờ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân mà nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.
Đặc biệt, từ năm 2018 tham mưu với cấp ủy, chính quyền thị xã Điện Bàn hàng năm hỗ trợ 600 triệu đồng để bổ sung nguồn quỹ hỗ trợ nông dân cấp thị xã, thông qua đó đã giúp cho các hộ dân, tổ hợp tác được tiếp cận để phát triển kinh tế tại địa phương.
Ông Đặng Hữu Tú – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Điện Bàn trao quà cho người nghèo.
Tiêu biểu như 2 mô hình chăn nuôi bò ở phường Điện An và xã Điện Thọ, 1 dự án trồng dừa cảnh tại phường Điện Dương với 30 hộ vay với số tiền 1,5 tỷ đồng. Cùng với đó, trong những năm qua, HND thị xã đã mở được hơn 72 lớp nghề (đến 9/2020, mở được 12 lớp), giúp cho 2.520 người dân được tiếp cận các ngành nghề trong trồng trọt, chăn nuôi và học các lớp nghề phi nông nghiệp. Định kỳ hàng năm, Hội cũng đã phát huy vai trò của dịch vụ phân bón trả chậm, đã giúp bà con nông dân tiêu thụ hơn 4000 tấn phân bón trong các vụ sản xuất (từ năm 2014 (230 tấn) đến năm vụ hè thu năm 2020 (550 tấn).
Ông Tú cho biết thêm, hoạt động của Hội hiện nay sẽ tiếp tục gắn với đời sống, tinh thần của người nông dân; hoạt động Hội và phong trào nông dân cần đi vào cụ thể, thiết thực để người nông dân xem tổ chức Hội là điểm tựa quan trọng của họ trong cuộc sống.
Hội Nông dân Điện Bàn, điểm tựa cho bà con nông dân.
Từ năm 2018 đến nay, Hội Nông dân thị xã đến cơ sở đã vận động xây dựng được 20 căn nhà nhân ái do tổ chức Hội phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện, mỗi căn từ 40 triệu cho đến 100 triệu đồng. Đồng thời, đã vận động hơn 2000 suất quà tặng dành cho HVND, bà con nhân dân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết, ngày thành lập Hội Nông dân và các ngày lễ lớn trong năm.
Bà Đặng Thị Đông (83 tuổi, thôn Tân Thành – xã Điện Phong) chia sẻ, “Được sự hỗ trợ nhà nhân ái của HND thị xã đã giúp gia đình tôi có mái ấm an toàn trong những ngày mưa lũ, gia đình tôi cảm thấy an tâm hơn, cảm ơn Hội rất nhiều…”.
Phiên chợ 0 đồng, được Hội Nông dân thị xã Điện Bàn vận động các nhà hảo tâm thực hiện trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2020, Hội Nông dân thị xã đã vận động hơn 200 triệu đồng để tổ chức 5 chuyến xe nghĩa tình, chuyến xe gắn kết yêu thương…hỗ trợ kịp thời các nhu yếu phẩm cho bà con nhân dân các khu phong tỏa, các điểm chốt chặn và hội viên, nông dân, nhân dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Video đang HOT
Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động
Song song với các việc làm thiết thực trên, Hội Nông dân thị xã đã có những đổi mới, sáng tạo trong cách làm và tổ chức hoạt động. Từ năm 2018, Hội đã tiến hành thành lập Quỹ khuyến học dành cho con, em Nông dân Điện Bàn có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập.
Tuyến đường hội nông dân tự quản kiểu mẫu.
Hội nông dân thị xã đã vận động cán bộ hội viên, nông dân, các nguồn lực xã hội đóng góp kinh phí tham gia quỹ đến nay Hội đã tặng hơn 70 suất quà, mỗi suất trị giá một triệu đồng đã góp phần động viên rất lớn đối với tinh thần học tập của các em, đồng thời thể hiện sự trách nhiệm của tổ chức Hội đối với xã hội trong công tác khuyến học, khuyến tài cũng như góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội.
“Những hoạt động của Hội sẽ là động lực cho mỗi hội viên Nông dân và người dân được hưởng lợi để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất, Hội sẽ luôn là điểm tựa để chia sẻ những khó khăn, sẽ đồng hành với người dân trong các hoạt động lao động sản xuất”, ông Tú cho hay.
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn đến thăm cơ sở sản xuất nước mắm Hà Quảng.
Đồng hành với Chương trình xây dựng nông thôn mới – xây dựng đô thị văn minh tại thị xã Điện Bàn, Hội Nông dân thị xã đã xây dựng 78 “tuyến đường chi hội nông dân tự quản kiểu mẫu”, 20 chi hội “333″ (3 nói – 3 có – 3 bảo vệ), 125 mô hình “gia đình 3 không – 3 có”, chi hội bảo vệ an ninh trật tự, chi hội tự quản…góp phần quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa tại khu dân cư cũng như góp phần nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong bảo vệ môi trường, an ninh trật tự tại địa phương phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội…
HND thị xã đã có những đổi mới, sáng tạo trong cách làm và tổ chức hoạt động, giúp đời sống vật chất nông dân Điện Bàn ngày càng đi lên.
Ông Nguyễn Cư – Chủ tịch Hội Nông dân phường Điện Ngọc, cho biết: Các mô hình của Hội Nông dân thị xã Điện Bàn đã được Hội Nông dân các xã/phường hưởng ứng triển khai quyết liệt; các mô hình đã thể hiện sự vào cuộc của tổ chức Hội trên địa bàn dân cư.
Bên cạnh đó, hàng năm Hội cũng đã tổ chức các chương trình hành trình truyền thống về địa chỉ đỏ như khu di tích lịch sử Nước Oa, tượng đài Hải Đà, gặp mặt 27/7, tặng quà gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên, ghi nhận những đóng góp của các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình cán bộ hội viên có cha, mẹ là liệt sĩ, là thương binh…để từ đó khẳng định sự quan tâm của xã hội, trách nhiệm của tổ chức Hội trong công tác “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”.
Hàng năm Hội Nông dân thị xã Điện Bàn thường xuyên tổ chức tuyên dương, khen thưởng con em nông dân vượt khó vươn lên trong học tập.
Bên cạnh đó, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã từng bước góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ hội viên, nông dân thị xã. Điện Bàn 2 năm liên tiếp tham gia tổ chức Gameshow Quê mình xứ Quảng trên QRT, Người Nông dân hiện đại trên VTV8 và tham gia tốt các Hội thi, Hội diễn do Hội cấp trên tổ chức. Đặc biệt, các giải thi đấu bóng chuyền “Bông lúa vàng” do Hội Nông dân từ thị xã đến cơ sở đã thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia và cổ vũ chương trình.
Quảng Nam: Nông thôn mới Tam Kỳ ngày càng khang trang, sạch đẹp và khá giả
Trong năm 2020, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) sẽ được thẩm định, xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) toàn thành phố.
Tam Kỳ còn đặt mục tiêu xây dựng 2 xã Tam Ngọc đạt chuẩn "xã nông thôn mới nâng cao" và xã Tam Thanh đạt chuẩn "xã nông thôn mới kiểu mẫu".
4 xã được công nhận Nông thôn mới
Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, cũng là thành phố đã được công nhận đô thị loại II. Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng, nên rất có lợi cho phát triển cả ngành công - nông nghiệp, xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch Tam Kỳ (bên trái) kiểm tra tình hình kênh mương thủy lợi giúp bà con nông dân
Ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ cho biết, tính đến cuối năm 2019, 4/4 xã xây dựng NTM của TP.Tam Kỳ là Tam Phú, Tam Thanh, Tam Ngọc, Tam Thăng đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM.
Đến nay, tổng kinh phí thực hiện cho việc xây dựng NTM trên địa bàn Tam Kỳ khoảng 351.281 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 256.900 triệu đồng, chiếm 73,13%; Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 157.300 triệu đồng.
Riêng 4 xã NTM đến cuối năm 2019 hộ nghèo giảm còn 0.21%, năm 2010 hộ nghèo đến 10,83%; Thu nhập bình quân đầu người 2010 là 15,37 triệu/người/năm, năm 2019 có thu nhập đến 41,17 triệu đồng/người (Thu nhập bình quân thành phố 60 triệu đồng/người).
Tam Kỳ đầu tư mạnh mẽ về kênh mương thủy lợi phục vụ ngành nông nghiệp
"Thời gian qua, ngoài việc tập trung cho hoàn thành NTM để Tam Kỳ được công nhận, thành phố đã ban hành đề án phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung xây dựng các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, sắp xếp lại các hình thức sản xuất, thành lập các hợp tác xã nông nghiệp.
Bên cạnh đó, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ thành phố đến xã, thôn, và từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Chương trình và các nguồn khác nhất để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, từ đó giúp bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc và đời sống người dân vùng nông thôn ngày càng phát triển..." - ông Nam chia sẻ.
Từ khi triển khai xây dựng NTM, đến nay nhiều nông dân Tam Kỳ mạnh dạn đầu tư phát triển trồng trột.
Theo đó, những năm qua, Tam Kỳ mạnh dạng đầu tư, tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật nông nghiệp: Hằng năm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, tập huấn chuyên đề, tập huấn phòng trừ dịch bệnh cho cán bộ Ban Kinh tế xã, cán bộ thôn và bà con nông dân và đã mở được hàng chục lớp đào tạo nghề cho nông dân như lớp may công nghiệp, lớp nuôi gà thả vườn, lớp chăn nuôi thú y, lớp nuôi bò vỗ béo; Mỗi năm, cấp phát trên 3.000 tờ lịch bướm và tài liệu kỹ thuật cho nông dân.
Ông Nguyễn Hữu Thanh - Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.Tam Kỳ cho biết: "Đối với các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố, có 6 dự án được hỗ trợ sản xuất với tổng nguồn vốn hơn 1,4 tỷ đồng, qua 2 năm 2018 và 2019 đã bố trí gần 1,1 tỷ đồng, còn lại phải phân bổ gần 300 triệu đồng".
Sớm khoác lên mình tấm áo mới
Trong năm 2020, thành phố Tam Kỳ đặt mục tiêu xây dựng xã Tam Ngọc đạt chuẩn "xã NTM nâng cao" và xã Tam Thanh đạt chuẩn "xã NTM kiểu mẫu".
Mô hình trồng rau hữu cơ, gà sạch Việt Tín đang trên đà phát triển mạnh
Trong đó, theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 3816/QĐ-UBND thì xã Tam Ngọc phải phấn đấu đạt chuẩn 12 tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, phát triển kinh tế nông thôn, giáo dục, y tế, văn hóa, cảnh quan - môi trường, thông tin và truyền thông - hành chính công, trường học, giao thông, khu dân cư NTM kiểu mẫu, an ninh trật tự.
Ông Nguyễn Thanh Yên - Chủ tịch UBND xã Tam Ngọc cho biết: "Hiện nay địa phương đang tập trung xây dựng 3 khu dân cư NTM kiểu mẫu đó là các thôn Đồng Hành, Ngọc Bích và Thọ Tân. Ngoài ra, xã Tam Ngọc đã tích cực trong việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó là hoàn thiện hạ tầng giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Địa phương phấn đấu đến cuối năm 2020 sẽ đạt chuẩn xã NTM nâng cao trong thời gian sớm nhất".
Bộ mặt NTM ở vùng nông thôn Tam Kỳ ngày càng khởi sắc, khoác lên mình tấm áo mới để chào đón Tam Kỳ hoàn thành việc xây dựng NTM
Trong khi đó, theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2782/QĐ-UBND, xã Tam Thanh muốn xây dựng đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu ngoài việc đạt các tiêu chí của xã NTM nâng cao, còn phải đảm bảo thêm 4 tiêu chí về sản xuất - thu nhập - hộ nghèo, giáo dục - y tế - văn hóa, môi trường, an ninh trật tự - hành chính công.
Vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Tam Thanh chia sẻ: "Qua tự rà soát, đánh giá, hiện nay xã Tam Thanh có nhiều tiêu chí nâng cao hay kiểu mẫu chưa đạt. Trong đó, có tiêu chí khó thực hiện như giáo dục - y tế - văn hóa, an ninh trật tự - hành chính công hay tiêu chí thiếu bền vững như môi trường. Địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong việc khai thác đất lẻ để chủ động nguồn vốn đầu tư và cần đầu thêm trường học trên địa bàn thì mới đạt chuẩn theo quy định".
Người dân vùng nông thôn Tam Kỳ tổ chức dọn đẹp các tuyến đường nông thôn sạch đẹp
Ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết, triển khai chương trình NTM năm 2020, thành phố tập trung nguồn lực hơn 20 tỷ đồng để phân bổ cho các xã. Thành phố cũng yêu cầu các địa phương tập trung cả hệ thống chính trị vào cuộc, Mặt trận và các hội đoàn thể tiếp tục hỗ trợ xây dựng bằng những việc làm, mô hình, công trình cụ thể.
"Các công trình đầu tư trong năm nay không dàn trải mà có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo đem hiệu quả thực tế cho người dân. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương và phòng ban ngành liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tập trung giải ngân dứt điểm nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ công trình và quyết toán theo quy định. Về các tiêu chí của xây dựng NTM nâng cao hay kiểu mẫu sẽ chú trọng thực chất, đảm bảo tính bền vững, hiệu quả" - ông Nam nói.
Khu công nghiệp Tam Thăng (Tam Kỳ) thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây là Khu công nghiệp nằm ngay xã NTM Tam Thăng
Theo ông Nam, Tam Kỳ đã đưa ra mục tiêu cho việc xây dựng, phát triển NTM trong thời gian tới rất rõ ràng và cụ thể, nhất là chú trọng đến việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, theo đó giai đoạn 2021-2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 53,97 triệu đồng/người/năm (cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với năm 2018 thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn 4 xã đạt 35,91 triệu đồng/người/năm); Tỷ lệ hộ nghèo là 0% (năm 2018 hộ nghèo xét theo chuẩn NTM là: 33 hộ chiếm tỷ lệ 0,4%); Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là trên 95% (năm 2018 đạt tỷ lệ 89,11%); Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch là 100%.
Trong giai đoạn 2025-2030, Tam Kỳ phấn đấu cả 4 xã trên địa bàn sẽ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Số thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu 20/24 thôn; Tỷ lệ hộ nghèo là 0%; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 100%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch là 100%...
Trường học trên địa bàn các xã NTM ở Tam Kỳ được đầu tư xây dựng khang trang
"Để làm được việc này, cúng tôi cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các hội đoàn thể ở thành phố và các xã đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể cùng thực hiện các tiêu chí, đảm bảo đạt bền vững tránh để "rớt" sau khi đạt chuẩn NTM.
Để người dân nâng cao nhận thức cùng địa phương thực hiện thì công tác tuyên truyền hết sức quan trọng. Trong khi đó, cán bộ xã, thôn không chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo mà phải đồng hành cùng người dân thực hiện, đứng điểm ngay tại các khu dân cư để xây dựng các tiêu chí. Đặc biệt là các tiêu chí về văn hóa, môi trường, an ninh...", ông Nam nói.
Quảng Nam: Ruộng nứt nẻ, lúa khô héo Từ đầu mùa khô đến nay, cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50ha của hàng trăm hộ dân thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lúa bị chết cháy gần hết... Bất lực nhìn lúa cháy Sau nhiều ngày dùng đủ mọi cách chống hạn để cứu 03 sào lúa ở cánh đồng Cả không thành,...