Quảng Nam: Gập gềnh đường du lịch vùng sản vật trời ban
Sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, đặc biệt là sản phẩm sản vật trời ban- sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My ( tỉnh Quảng Nam) có lợi thế để phát triển du lịch. Điều này càng rõ nét hơn, khi mới đây UBND tỉnh Quảng Nam công nhận vườn sâm Tăk Ngo ( xã Trà Linh, huyện Nam Trà My) là điểm du lịch mới của tỉnh, mở ra cơ hội thúc đẩy du lịch vùng sâm và rộng hơn là huyện Nam Trà My phát triển.
Tuy vậy, để hiện thực giấc mơ du lịch còn cả chặng đường phía trước không hề đơn giản.
Điểm đến tiềm năng
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, khẳng định phát triển du lịch Nam Trà My sẽ hướng vào loại hình du lịch sinh thái và văn hóa. Trong đó, trải nghiệm các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chính là điểm nhấn ấn tượng của du khách trong hành trình khám phá vùng đất này.
“Tham quan vùng sâm Ngọc Linh du khách không chỉ được trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây, mà còn được giới thiệu về tập tính cây sâm, cách nhân giống, cách sản xuất sâm. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội mua những sản phẩm thật được làm từ sâm mang về” – ông Hồ Quang Bửu nói.
Không ít hộ đồng bào đã trở thành tỷ phú cũng nhờ sâm. Ảnh: N.PHÚC
Vài năm gần đây du lịch vùng sâm luôn được huyện Nam Trà My quan tâm và xác định như một mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâm đã và đang được huyện triển khai mạnh mẽ.
Nổi bật, có thể kể đến đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 định hướng đến năm 2030″, với các nội dung quan trọng như: đầu tư xây dựng làng văn hóa 3 dân tộc Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông; nghiên cứu và phục dựng các lễ hội truyền thống; xây dựng, hoàn thiện mô hình làng nghề truyền thống ở một số xã theo hướng phục vụ du lịch…
Đặc biệt, đầu tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã công nhận vườn sâm Ngọc Linh – Tăk Ngo, xã Trà Linh là điểm du lịch đầu tiên của huyện Nam Trà My.
Đây là vườn sâm rộng lớn có tổng diện tích khoảng 85ha, với 3 khu chính gồm khu dành cho khách tham quan (diện tích 11ha); nghiên cứu khoa học (diện tích 5ha) và sản xuất giống (diện tích 70ha). Điểm du lịch này cũng sẽ liên kết với phiên chợ sâm Ngọc Linh và các làng của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương như Xê Đăng, Mơ Nông…
Video đang HOT
Thực tế, để thúc đẩy du lịch vùng sâm, thời gian qua bên cạnh việc rà soát, thống kê các tiềm năng du lịch địa phương, huyện Nam Trà My cũng đã triển khai các bước đi cấp thiết như xây dựng kế hoạch đầu tư bảo tồn làng văn hóa, phục hồi và duy trì các làng nghề, hỗ trợ tu sửa kiến trúc nhà truyền thống, khôi phục các lễ hội, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Du khách tham quan vườn sâm gốc Tắk Ngo, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Ảnh: N.PHÚC
Trong đó, đề án phát triển du lịch vùng sâm cũng đã xác định cụ thể những sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương như du lịch thiên nhiên, nghỉ dưỡng; du lịch sức khỏe; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng, văn hóa; trải nghiệm vùng trồng sâm, rừng nguyên sinh; du lịch về nguồn cách mạng… Dù vậy, bao năm nay du lịch Nam Trà My phát triển vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng.
Khó khả thi trong thời gian gần
Không phủ nhận, từ khi sâm Ngọc Linh được quảng bá rộng rãi trên thị trường, hoạt động du lịch Nam Trà My cũng bắt đầu khởi sắc, nhiều nhóm du khách và doanh nghiệp lữ hành đã tìm đến tham quan, khảo sát tiềm năng du lịch nơi đây, qua đó mở ra những cơ hội mới để du lịch Nam Trà My phát triển.
Tuy nhiên, để biến những tiềm năng này thành sản phẩm du lịch cụ thể sẽ là chặng đường dài phía trước, khó có thể một sớm chiều đạt được, nên phải có sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của doanh nghiệp.
“Tiềm năng du lịch vùng sâm Nam Trà My dù vẫn còn ở dạng sơ khai, nhưng đây chắc chắn là những sản phẩm độc đáo và khác biệt” – ông Tường nhìn nhận.
Từ năm 2016 đến nay đã có 2 đoàn famtrip của doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh Quảng Nam đến Nam Trà My khảo sát xây dựng tour tuyến đưa khách đến, nhưng dường như chưa có đơn vị nào quay lại.
Đa số doanh nghiệp cho rằng, hạn chế lớn nhất của du lịch vùng sâm Nam Trà My chính là hạ tầng giao thông yếu kém. Chưa kể các sản phẩm, dịch vụ phụ kèm như lưu trú, ăn uống, vui chơi quá sơ sài, khó thể đáp ứng được nhu cầu của một điểm đến du lịch.
Ông Trần Lực, Phó Giám đốc Công ty du lịch Saigontourist chi nhánh Đà Nẵng, cho biết du lịch Nam Trà My sẽ không thể phát triển nếu hạ tầng giao thông chưa được đầu tư mở rộng.
“Theo tôi, trước tiên huyện Nam Trà My cần xây dựng điểm đến hoàn thiện rồi hãy nghĩ đến phát triển du lịch. Vì với cơ sở hạ tầng như hiện nay, không khách sạn, không nhà hàng đủ chuẩn, đường núi chật hẹp… sẽ khó mong thu hút khách du lịch” – ông Lực nói.
Theo ông Hồ Quang Bửu, phát triển du lịch vùng sâm Ngọc Linh dù khó khăn nhưng vẫn rất khả thi. Bên cạnh lợi thế về thương hiệu sâm Ngọc Linh đã được nhiều người biết đến, các tài nguyên văn hóa và thiên nhiên nơi đây cũng là một trong những thuận lợi để triển khai các loại hình du lịch mạo hiểm, trải nghiệm.
“Chắc chắn vài năm nữa cơ sở hạ tầng, giao thông sẽ được đầu tư xây dựng, nên triển vọng phát triển du lịch vùng sâm sẽ rất tốt. Hiện tại nếu doanh nghiệp nào muốn hợp tác, đầu tư hay khảo sát xây dựng tour tuyến, huyện luôn sẵn sàng tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nếu thật sự quan tâm đến vùng đất này” – ông Bửu khẳng định.
Theo Ngọc Phúc (Saigondautu)
Quảng Nam: Đề xuất xây dựng khu chế biến dược liệu 200ha
UBND huyện Nam Trà My đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam dành khoảng 200ha diện tích tại Khu Kinh tế mở Chu Lai để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, sản xuất dược liệu tập trung.
Ngày 4.3, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 18 diễn ra vào tháng 3.2019 có 2 gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh do 5 hộ trồng sâm tại 3 chốt có sản phẩm sâm củ của xã Trà Linh tham gia trưng bày và bán tại phiên chợ; hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: Sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu. Có 10 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh, Quế, dược liệu; 10 xã trên địa bàn huyện tham gia và một gian hàng trung tâm trưng bày sản phẩm làm từ sâm Ngọc Linh, quế Trà My và cây dược liệu.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh diễn ra hàng tháng ở huyện Nam Trà My
"Trong những ngày diễn ra phiên chợ có trên 900 lượt người đến thăm quan, mua sắm, với doanh thu thống kê được khoảng 2,6 tỷ đồng, trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh bán được khoảng 27 kg (thời gian này, cây sâm đang mùa phát triển nên hạn chế khai thác, do vậy số lượng sâm củ vào phiên chợ không có để bán cho khách), thu về gần 2,3 tỷ đồng..." - UBND huyện Nam Trà My cho biết.
Củ sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, mỗi kg sâm có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng
Theo UBND huyện Nam Trà My, để đảm bảo công tác kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện, nhất là sản phẩm sâm củ đưa vào phiên chợ sâm Ngọc Linh, đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ công tác kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh.
"Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý, có những giá trị to lớn về mặt dược học, nên nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh diễn ra rất mạnh, giúp người dân đồng bào miền núi huyện Nam Trà My tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững trong thời gian qua.
Hiện nay, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, đồng thời đã quy hoạch trên 15.000 ha tại 7 xã của huyện Nam Trà My để phát triển vùng sâm nguyên liệu, kêu gọi nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển vùng sâm nguyên liệu, do đó nhu cầu nguồn cây giống sâm Ngọc Linh trong thời gian đến là rất lớn, điều này đặt ra yêu cầu phải có nhưng giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo tồn và cung ứng nguồn giống có chất lượng, do vậy đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ đưa sâm Ngọc Linh vào chương trình giống Quốc gia.
Cây sâm Ngọc Linh hàng chục năm tuổi được bày bán ở phiên chợ sâm
Để phát triển nguồn dược liệu, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cần xây dựng vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia tại huyện Nam Trà My, với diện tích 240 ha.
Huyện Nam Trà My đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam dành 200ha ở Khu kinh tế mở Chu Lai để xây dựng khu chế biến dược liệu
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhất là các huyện miền núi, trong đó có Nam Trà My đang tập trung phát triển cây dược liệu. Vì vậy, để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm của người dân, chế biến sâu các loại cây dược liệu, đem lại giá trị kinh tế cao theo chuổi giá trị, đề nghị UBND tỉnh dành khỏang 200ha diện tích tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, với cơ chế ưu đãi để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, sản xuất dược liệu tập trung" - huyện Nam Trà My đề xuất.
Theo tài liệu nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Có thể nói rằng cả Thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất Thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,...
Theo Danviet
Quảng Nam: Tết Kỷ Hợi 2019 bán sâm Ngọc Linh thu gần 5 tỷ Qua 3 ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, người dân miền núi huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã nhẹ nhàng đút túi gần 5 tỷ đồng từ việc bán sâm Ngọc Linh. UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, phiên chợ Sâm Ngọc Linh lần thứ 17 diễn ra tháng 2.2019 từ ngày 1 đến ngày 3,...